Giáo án Tuần 21 Khối 2

CHÍNH TẢ : Tuần 21: ( T1)

I. Mục đích yêu cầu:

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật

trong truyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng

- Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr và uôt/ uôc

II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài viết, bài tập1

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: - HS viết bảng con: xa xôi, phù sa

B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài

Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép:

- GV - HS đọc bài chép

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 21 Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--
 Toán: ( Tiết 101 ) Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS : Thuộc bảng nhân 5 .Tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.Biết giải bài toán có một phép nhân . Nhận biết được đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.(BT cần làm bài 1(a); bài 2; bài 3)
II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi (BT2) 
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1: 
 - 2 HS đọc thuộc bảng nhân 5 
 * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
- HS nối tiếp nhau đọc phép tính quả
- HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố: 3 HS đọc thuộc bảng nhân 5
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - GV HD mẫu
- Lớp làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm 
- HS - GV nhận xét, chữa bài -HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố cách tính biểu thức qua 2 bước tính. 
Bài 3: - HS đọc đề - Phân tích đề - Tóm tắt đề
- Lớp giải vào vở - 1 HS lên bảng giải
- HS - GV nhận xét, chữa bài.-HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố giải toán đơn có phép nhân 5
Bài 4: (HS khá, giỏi tự làm nêu miệng kết quả)
* Củng cố cho HS phân biệt giữa cộng và nhân. 
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2012
Kể chuyện:
Chim sơn ca và bông cúc trắng
 (GDKNS )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1). 
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện (BT2) Chim sơn ca và bông cúc trắng với giọng kể tự nhiên phối hợp với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
- Chăm chú theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp theo lời của bạn.
3. Đặt tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
*GDKN tư duy phê phán : HS biết phê phán những người săn bắt chim bừa bãi.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ, bảng phụ (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện : Chuyện bốn mùa.
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động1: Kể lại từng đoạn câu chuyện:
- HS đọc yêu cầu 
- GV treo bảng phụ - HS đọc gợi ý 
- 1HS kể mẫu đoạn 1
- HS tập kể trong nhóm 
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp
- HS - GV nhận xét.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện: (HS khá, giỏi)
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách 4 HS nối tiếp kể trong nhóm 
- Từng nhóm 4 HS thi kể nối tiếp trước lớp 
- HS giỏi toàn bộ câu chuyện
- HS - GV nhận xét. Bình chọn nhóm, HS thể hiện tốt. 
 * HS biết phê phán những người săn bắt chim bừa bãi.
Hoạt động 3: Đặt tên khác cho câu chuyện:
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
- GV ghi nhanh một vài ý kiến
- HS trao đổi nhận xét chọn tên phù hợp
Hoạt động4 : Củng cố - Dặn dò:
 -------------------------------------------------------------
Thể dục
Đi thường theo vạch kẻ thẳng 
I. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện được đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao thẳng hướng). 
- Bước đầu đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và dang ngang.
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
( Ôn một số động tác RLTTcơ bản. Làm quen với trò chơi nhảy ô)
II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi, kẻ sân chơi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Phần mở đầu:
 - Tập hợp, lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Chạy nhẹ nhàng 
 - Khởi động xoay các khớp 
 - Ôn bài thể dục phát triển chung
Phần cơ bản:
Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai: 
- HS luyện tập trong nhóm 
- HS trình diễn trước lớp theo nhóm
- HS - GV nhận xét 
Đi thường theo vạch kẻ thẳng: 
- HS xếp 2 hàng dọc sau vạch xuất phát 
- GV tập mẫu - Phân tích cách đi 
- HS lần lượt đi theo hàng kẻ (chiều xuôi, ngược) 
- GV theo dõi uốn nắn cách đi
Chơi trò chơi: Chạy đổi, chỗ vỗ tay nhau
- HS tập đọc vần điệu - HS nêu cách chơi, luật chơi
- GV quản cho HS chơi 
- GV tổng kết, dặn dò. 
Phần kết thúc:
- HS tập hợp hàng ngang
- HS đi thả lỏng 
 - Nhận xét, dặn dò 
---------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 102) 
 Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
I. Mục tiêu: Giúp HS :Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
Nhận biết độ dài đường gấp khúc .Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó. (BT cần làm bài 1(a); bài 2; bài 3)
II. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động1:
 - 2 HS làm bảng con : 4 x 5 + 30 = 2 x 6 + 34 = 
 * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động2: Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc:
* Giới thiệu đường gấp khúc:
- GV Giới thiệu đường gấp khúc - cho HS nhận dạng.
- HS nhận biết các đoạn thẳng trong đường gấp khúc 
- GV vẽ đường gấp khúc ABCD
- GV giới thiệu đây chính là đường gấp khúc đường gấp khúc ABCD.
- HS đọc tên đường gấp khúc - nêu các đoạn thẳng 
- GV giới thiệu điểm chung giữa các đoạn thẳng
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách tính độ dài đường gấp khúc:
- GV viết độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc ABCD.
- HD cách tính độ dài đường gấp khúc ABCD
- Rút ra kết luận tính độ dài đường gấp khúc.
- HS nhắc lại
Hoạt động 4: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu.
 - Lớp làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét, sửa sai.
* Củng cố cách vẽ, viết tên, cách đọc đường gấp khúc.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS phân tích mẫu 
 - Lớp làm bài vào vở BT - 1 HS lê n bảng làm 
 - HS - GV nhận xét.-HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc
Bài 3:HS nêu yêu cầu 
 - Lớp làm bài vào vở BT - 1 HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét -HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Tiếp tục củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò
 -----------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội: Cuộc sống xung quanh
(GDBVMT- GDKNS )
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học sinh biết:
- Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. ( Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị). 
*GD thức gắn bó, yêu quê hương, bảo vệ môi trường.
*GD kỹ năng tìm kiếm : Cho HS sưu tầm tranh về nghề nghiệp ở nông thôn khác nghề nghiệp thành thị.
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Nêu một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông?
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Nhận biết về nghề nghiệp và HĐ chính của người dân ở nông thôn và thành thị:
- HS nêu yêu cầu - HS quan sát tranh 
- HS thảo luận theo theo nhóm câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* KL: Các bức tranh trang thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn và các vùng miền khác nhau của đất nước.
- Những bức tranh trang 46, 47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của ngươi dân thành thị 
* GV liên hệ ở địa phương, liên hệ về bảo vệ môi trường ở địa phương. 
*Cho HS sưu tầm tranh về nghề nghiệp ở nông thôn khác nghề nghiệp thành thị
Hoạt động 2: Thi vẽ về cuộc sống ở xung quanh em:
- HS nêu yêu cầu 
- HS thi vẽ theo nhóm 
- Các nhóm trưng bày giới thiệu sản phẩm 
- HS - GV nhận xét
Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học
 ------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 8 tháng 2 năm 2012
Tập đọc: Vè chim
I. Mục đích yêu cầu: Biết ngắt, nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè . Biết đọc giọng vui nhí nhảnh. 
- Hiểu ý nghĩa từ mới: lon ton, tếu, nhấp nhemNhận biết các loài chim trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm tính nết giống như con người của một số loài chim. (trả lời được CH1, CH3 - Thuộc được một đoạn trong bài vè)(HS khá giỏi thuộc lòng bài vè trả lời CH 2)
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng. 
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
- GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc.
- Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp.
 + Luyện đọc tiếng, từ khó: lon xon, sáo sậu,nhấp nhem, 
- Đọc từng đoạn trước lớp: + HS đọc nối tiếp.
 + HD học sinh cách ngắt nhịp .
 + HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- HS - GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thành tiếng - Đọc thầm từng đoạn 
- HS đọc trả lời câu hỏi SGK (HS khá, giỏi trả lời CH 2)
- HS nhận xét - Nêu nội dung bài:
* Đặc điểm tính nết giống như con người của một số loài chim 
Hoạt động3: Luyện đọc thuộc lòng:
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc 
- HS, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
thể dục: (T42)
Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông
Trò chơi: Nhảy ô
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thực hiện được đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao thẳng hướng). Bước đầu đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và dang ngang.
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
( Ôn một số động tác RLTTcơ bản. Làm quen với trò chơi nhảy ô)
II. Đồ dùng : -1 chiếc còi, Kẻ sẵn ô 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Khởi động xoay các khớp 
- Chạy khởi động - Đi thường hít thở sâu
- Ôn bài thể dục phát triển chung
B. Phần cơ bản:
Ôn đứng hai tay chống hông rộng bằng vai
- HS thực hiên 2 lần
- GV theo dõi, chỉnh sữa tư thế 
 2. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông
- HS nhắc lại cách đi 
- Cán sự lớp điều khiển - HS đi theo hai hàng 
- GV theo dõi uốn nắn 
C. Phần kết thúc:
 - HS lắc người thả lỏng - nhảy thả lỏng
 - Đứng vỗ tay và hát
 - Nhận xét- Dặn dò
--------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 103) Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố tính độ dài đường gấp khúc.(BT cần làm bài 1(b); bài 2) 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động1: 
 - 2 HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc
 * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Luyện tập: - GV nêu bài tập cần làm
 Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
- Lớp làm vào vở - 1HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
.* Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 2: - HS đọc đề bài - Phân tích đề
 - Lớp giải vào vở - 1 HS lên bảng giải
 - HS - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Củng cố giải toán có liên quan tính độ dài đường gấp khúc.
Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò
 .----------------------------------------------------------
chính tả : Tuần 21: ( T1) 
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật
trong truyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng 
- Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr và uôt/ uôc
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài viết, bài tập1
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS viết bảng con: xa xôi, phù sa
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép:
- GV - HS đọc bài chép 
- HS tìm hiểu nội dung bài chép
- HS tìm những dấu câu có trong bài
- HS viết bảng con các tiếng, từ khó: sung sướng, trắng
- HS nhận xét về cách trình bày
- HS nhìn chép bài vào vở 
- HS soát lỗi bài
- GV chấm bài, nhận xét, chữa bài
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT
 - 1HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở BT
 - HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cho HS đọc, viết tiếng bắt đầu là ch/ tr 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT
 - 1HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở BT
 - HS - GV nhận xét, chữa bài 
* Củng cố đọc, viết tiếng bắt đầu là uô / uôc 
Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò
Âm nhạc : (Tiết 21)
Học bài hát: Hoa lá mùa xuân
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
(HS khá, giỏi biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.
- Qua bài hát, các em cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu vui, rộn ràng.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ (HĐ1) - Nhạc cụ quen dùng và nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: * GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Dạy bài Hoa lá mùa xuân:
- GV treo bảng phụ - GV hát mẫu.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.
- GV đặt câu hỏi HS nhận xét về giai điệu của câu hát 
- Dạy hát theo dãy bàn - nhóm - cá nhân
Hoạt động 2: Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu: (HS khá, giỏi)
- GV làm mẫu, HS làm theo.
- Tập hát vỗ tay và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- HS đứng hát và chuyển động nhẹ nhàng.
Hoạt động nối tiếp : Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học
 Thứ 5 ngày 9 tháng 2 năm 2012
Luyện từ và câu : Tuần 21
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS : Biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp .Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu? 
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa, bảng phụ (BT1).
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ khi nào, bao giờ, lúc nào, mấy giờ ? 
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về chim chóc:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập
- GV giới thiệu tranh ảnh về chín loài chim - HS quan sát.
- 1 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở
- HS - GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS nêu thêm một số loài chim
* Củng cố mở rộng vốn từ về các loại chim.
Hoạt động 2: Tập đặt câu và trả lời câu hỏi: 
Bài 2: - HS đọc và nêu yêu cầu.
 - HS thảo luận theo nhóm đôi 
- Các nhóm trình bày trước lớp 
- HS - GV nhận xét, chữa bài 
* Củng cố cách đặt câu và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu - HS làm vào vở 
 - HS nối tiếp nhau đọc bài làm 
* Củng cố cách đặt câu hỏi có cụm từở đâu.
Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập viết: CHỮ R HOA 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa R cỡ vừa, cỡ nhỏ. 
- Viết đúng chữ và cụm từ ứng dụng Ríu cỡ vừa, cỡ nhỏ. 
Ríu rít chim ca Chữ viết đều nét và nối nét đúng quy định
II. Đồ dùng: - Mẫu chữ R 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ : - HS viết vào bảng con: quê hương
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: HD học sinh viết chữ hoa R:
- GVgiới thiệu bài mẫu chữ R - HS đọc - quan sát và nhận xét. 
- GV viết mẫu - HD quy trình viết
- HS luyện viết vào bảng con 
- GV nhận xét, uốn nắn.
Hoạt động 2: HD học sinh viết cụm từ ứng dụng: 
- HS đọc cụm từ ứng dụng: Ríu rít chim ca 
- Giúp HS hiểu nghiã cụm từ: 
- HS quan sát và nhận xét: độ cao, khoảng cách giữa các chữ, cách nối nét.
- GV viết mẫu lên bảng, nêu cách viết.
- HS viết vào bảng con chữ Ríu 
- HS - GV nhận xét, chỉnh sữa.
Hoạt động 3: HS viết bài vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài - GV theo dõi, uốn nắn.
- Chấm, nhận xét, chữa bài
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
 .--------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 104) Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS : Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm .Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và phép cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.Biết giải bài toán có một phép nhân.Biết tính độ dài đường gấp khúc. (BT cần làm: bài 1; bài 3; bài 4; bài 5(a)
II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi (BT3)
II. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5
 * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả 
 - HS - GV nhận xét
 - HS đọc các bảng nhân đã học
* Củng cố các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu 
 - Lớp làm vào vở - 1HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố tính giá trị biểu thức qua 2 bước tính.
Bài 4: - HS đọc đề - Phân tích đề
- Lớp giải vào vở - 1HS lên bảng giải
 - HS - GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố giải bài toán có một phép nhân
Bài 5: - HS nêu yêu cầu - Quan sát hình
 - HS nêu tên các đoạn thẳng
 - Lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm
* Củng cố về tính độ dài đường gấp khúc
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
----------------------------------------------------------
Thủ công : (Tiết 21)  
Gấp, cắt, dán phong bì (T1)
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS Biết cách thực hành gấp, cắt, dán phong bì. Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.
(Với HS khéo tay: - Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối).HS hứng thú làm phong bì để sử dụng.
II. Đồ dùng:
GV : - Một số mẫu phong bì..
 - Quy trình gấp, cắt, dán phong bì 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu:
- GV trình bày mẫu
- HS quan sát nhận xét: Hình dạng, cấu tạo Cách dán phong bì .
- HS nêu tác dụng của phong bì
Hoạt động 2: HD cách gấp, cắt, dán:
- GV treo tranh quy trình 
- GV vừa thao tác mẫu vừa chỉ cho HS quy trình trên bảng. 
+ Bước: Gấp phong bì
+ Bước: Cắt phong bì 
+ Bước: Dán phong bì
- HS nhắc lại các bước gấp, cắt
- HS thực hành trên giấy nháp
- GV theo dõi, uốn nắn
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
 ----------------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 10 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn:  Tuần 21
 ( GDBVMT- GDKNS )
I. Mục đích yêu cầu:- Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp đơn giản thông thường 
-Rèn kỹ năng viết: Viết đoạn văn miêu tả trong bài viết 2,3 câu về một loài chim.
*GD HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
*GD kỹ năng giao tiếp: Cho HS biết phải lịch sự, cởi mở khi giao tiếp.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ (BT1) SGK.
 - Tranh, ảnh chích bông (BT3).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS đọc bài văn ngắn tả về mùa hè.
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Đáp lời cảm ơn trong giao tiếp đơn giản:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - HS quan sát tranh - Đọc lời các nhân vật 
 - HS thực hành đóng vai nói và đáp lời cảm ơn theo nhóm đôi
 - HS các nhóm thể hiện trước lớp 
 - HS - GV nhận xét, bổ sung. 
* Củng cố cách nói, đáp lời cảm ơn trong giao tiếp đơn giản. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu 
 - HS làm vào vở BT. 
 -Trao đổi theo nhóm đôi 
- Các nhóm trình bày
 - HS - GV nhận xét, bổ sung 
* Tiếp tục củng cố cách đáp lời cảm ơn. 
* Cho HS biết phải lịch sự, cởi mở khi giao tiếp.
Hoạt động 2: Tập tả một loài chim:
Bài 3: - HS nêu yêu cầu - HS đọc câu hỏi gợi ý 
 - HS chọn loài chim để tả 
 - HS viết bài vào vở bài tập 
 - HS đọc bài làm trước lớp 
 - HS - GV nhận xét, bình chọn bài làm tốt 
* Củng cố cách về tả một loài chim.
 *GD HS bảo vệ môi trường thiên nhiên
 Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét
--------------------------------------
Toán: (Tiết 105) Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm .Biết thừa số, tích. Biết giải bài toán có một phép nhân.Tính độ dài đường gấp khúc.
 (BT cần làm: bài 1; bài 2; bài 3; bài 4)
II. Đồ dùng: - Bảng phụ (BT2)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 -HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5
 * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: Luyện tập -GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả 
 - HS - GV nhận xét. 
* Củng cố các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu 
 - Lớp làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét -HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân
 Bài 3:- HS nêu yêu cầu 
- Lớp làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét- HS đổi vở kiểm tra kết quả
*Củng cố về so sánh biểu thức 
Bài 4: - HS đọc đề bài - HD phân tích đề - Tóm tắt 
 - HS làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng giải
 - HS - GV nhận xét, chữa bài-HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố về giải toán có lời văn với phép nhân
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
----------------------------------------------------------
Chính tả: Tuần 21  ( T2 )  
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác bài CT, t

File đính kèm:

  • docT21.doc