Giáo án tuần 16 đến 20 lớp 5

Tiết 4: Chính tả: (nghe – viết)

Ôn tập cuối học kì I (tiết 4)

A. Mục đích yêu cầu

I. Kiến thức:

- Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng

II. Kĩ năng:

- Nghe - viết chính xác và đúng bài chính tả: Chợ Ta - sken

III. Thái độ:

- Rèn chữ viết nhiều hơn.

B. Đồ dùng dạy học

1. G/v: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ;ảnh minh hoạ trang phục dân tộc và chợ ta - sken

2. H/s: Ôn lại các bài tập đọc đã học.

 

doc178 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 16 đến 20 lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu. ( 4-6phút)
- G/v nhận lớp phổ biến nội dung nhiệm vụ của bài học.
*) Khởi động.
*) Chơi trò chơi “Nhóm 3 nhóm 7”
2) Phần cơ bản( 18-22 phút)
*) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
*) Trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn” 
3. Phần kết thúc.
- Cho H/s thả lỏng.
- G/v nhận xét giờ tập.
- Dặn H/s về nhà ôn lại nội dung đã học
1- 2 Phút
1- 2 Phút
1- 2 Phút
8-10 phút
10-13phút
4-6 phút
- Lớp đứng theo đội hình tập hợp
 ***********
 ***********
 ***********
- Lớp khởi động theo sự hướng dẫn của cán sự thể dục
- H/s chơi trò chơi theo hướng dẫn của cán sự thể dục
- G/v hướng dẫn cho H/s tập 2 lần, sau cho cả lớp ôn lại 3 lần. H/s tập theo cán sự thể dục điều khiển.
- G/v tổ chức cho H/s tập theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển
- G/v và cả lớp nhận xét sửa sai
- G/v nêu tên và hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi trò chơi.
- Hướng dẫn H/s chơi thử,
- Tổ chức cho H/s thi đua chơi trò chơi.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tiết 2: Toán
Hình tam giác
A. Mục tiêu
I. Kiến thức:
 Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác
- Làm được các bài tập: Bài 1 Bài 2 , H/s khá giỏi làm được bài tập 3.
II. Kĩ năng:
- Làm được các bài tập liên quan.
III. Thái độ:
- H/s tìm hiểu thêm về dạng toán vừa học.
B. Đồ dùng dạy – học
1.G/v: Các hình tam giác như SGK; Êke.
2.H/s: Êke và một số đồ dung học tập khác.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ.(3’)
- G/v gọi H/s bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
- G/v nhận xét 
II.Dạy – học bài mới
1.Giới thiệu bài.(1’)
2.Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác.(5’)
- G/v vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu H/s nêu rõ:
+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác.
+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.
+ Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
3.Giới thiệu ba dạng hình tam giác.(4’)	
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn
(tam giác vuông)
4.Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác.(6’)
- G/V giới thiệu hình tam giác (ABC), nêu tên đáy (BC) và đường cao (AH) tương ứng.
- Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
5 .Thực hành
Bài tập 1.(5’)
- G/v gọi H/s đọc đề bài toán và tự làm.
- G/v gọi H/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- G/v nhận xét 
Bài tập 2.(5’)
- G/v yêu cầu H/s quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
- G/v nhận xét.
Bài tập 3.(5’)
-G/v yêu cầu H/s đọc đề bài toán.
- G/v hướng dẫn H/s so sánh diện tích của các hình với nhau.
- G/v hướng dẫn 
*. Củng cố bài. (2’)
- Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài.
III. Nhận xét giờ học, dặn dò.(1’)
- G/v tổng kết tiết học, dặn dò H/s về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 H/s lên bảng thực hiện yêu cầu, H/s dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1H/s lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. H/s cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
+ Hình tam giác ABC có 3 cạnh là:
cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
+ Hình tam giác ABC có3 đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc là:
* Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A)
* Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (góc Bg)
* Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C)
- H/s đọc yêu cầu bài toán.
- H/s lên bảng viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi tam giác: 
1 – Góc A, B, C; Cạnh : AB, BC, CA.
2 – Góc D, E, G ; Cạnh : DE, EG, GD.
3.- Góc K, M, N ; Cạnh : KM, MN, NK
-H/s làm bài vào vở bài tập, sau đó 1H/s nêu trước lớp,H/s cả lớp theo dõi và nhận xét:
* Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB.
* Hình tam giác DEG có đường cao DK tương ứng với đáy EG.
* Hình tam giác MNP có đường cao MN tương tứng với đáy PQ.
- 1H/s đọc đề bài toán trước lớp.
- H/s làm bài vào vở bài tập, sau đó 1H/s đọc bài làm của mình trước lớp, sau đó H/s cả lớp theo dõi, bổ xung ý kiến.
a) Hình AED = hình EDH 
b) Hình EBC = hình EHC 
c) Hình ABCD gấp đôi diện tích hình tam giác EDC
- Lắng nghe.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tiết 3: luyện từ và câu
Ôn tập về câu
A. Mục đích yêu cầu
I. Kiến thức:
- Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu cầu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1)
- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II. Kĩ năng:
- Làm được các bài tập
III. Thái độ:
- H/s Biết sử dụng các kiểu câu.
B. Đồ dùng dạy học
1.G/v: Mấu chuyện vui Nghĩa của từ" cũng" viết sẵn trên bảng lớp; Bảng phụ ghi sẵn: Các kiểu câu.
2.H/s: Ôn lại kiểu câu đã học; đồ dung học tập.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ.(3’)
- Yêu cầu H/s dưới lớp làm miệng bài tập 2, 3, 4 trang 167
- GọiH/s nhận xét bài của bạn
- Nhận xét đánh giá 
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài. (1’)
2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1.(15’)
- Gọi H/s nêu yêu cầu
- Câu hỏi dùng để làm gì? Nêu dấu hiệu nhận biết?
- Câu kể dùng để làm gì? Nêu dấu hiệu nhận biết?
- Câu cầu khiến dùng để làm gì? Nêu dấu hiệu nhận biết?
-Yêu cầu H/s tự làm bài bài tập
- H/s lên bảng làm
- G/v nhận xét KL
- 3H/s lên bảng đặt câu 
- Nêu yêu cầu
- H/s trả lời
-H/s làm bài tập vào vở và trình bày trên bảng lớp.
Kiểu câu
VD
Dấu hiệu
Câu hỏi
+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một H/s:
- Câu dùng để kể sự việc
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn quá!
+ Không đâu!
- Câu bộc lộ cảm xúc
- Trong câu có các từ quá, đâu
- Cuối câu có dấu chấm than
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì?
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị
- Trong câu có từ hãy
Bài tập 2 (15’)
- Gọi H/s nêu yêu cầu
- Yêu cầu H/s tự làm bài tập
- Gọi H/s lên làm
-G/v nhận xét KL:
- H/s nêu lại yêu cầu bài tập 1. 
- H/s làm bài vào vở và lên bảng chữa
Câu kể Ai làm gì?
 Cách đây không lâu / lãnh đạo hội đồng Thành Phố Nót- tinh - ghêm ở nước Anh /
 TN CN
đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng anh không chuẩn.
VN
 Ông chủ tịch HĐTP / tuyên bố sẽ không kí bất cứ biên bản nào có lỗi ngữ pháp và 
 CN VN
chính tả.
Câu kể Ai thế nào?
+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi // công chức / sẽ bị phạt 1 bảng.
 TN CN VN
+ Số công chức trong thành phố / khá đông 
 CN VN
Câu kể Ai là gì?
+ Đây / là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh
 CN VN
*. Củng cố bài. (2’)
- Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài. - Lắng nghe.
III. Nhận xét giờ học, dặn dò.(1’)
- Nhận xét tiết học
- DặnH/s về nhà học và chuẩn bị bài sau
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tiết 4: Sinh hoạt
Sinh hoạt tuần 17 
A. mục đích yêu cầu
- Học sinh tự nhận xét và nhận ra những ưu điêm,nhựơc điểm của mình đã đạt được và chưa đạt được trong tuần qua .
- Học sinh biết được những khuyết điểm của tuần qua để phấn đấu vươn lên trong tuần tới. Nắm được phương hướng tuần tới.
B. Nhận định các hoạt đông trong tuần
1. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo về các thành viên trong tổ mình về ưu nhược điểm
 - Các thành viên trong tổ phát biểu ý kiến 
2. Giáo viên nhận định chung về mọi mặt hoạt động trong tuần 
a) Đạo đức.
 - Các em ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và mọi người xung quanh.
	 - có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống, đoàn kết với bạn bè trong lớp trong trường.
b) Học tập
 - ổn định mọi nề nếp học tập, đi học đều, và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, như: Ái, Quân, 
 - Xong còn một số em vẫn còn mả i chơi chưa chú ý vào bài học về nhà chưa có sự chuẩn bị bài, còn có em không thuộc bài và chuẩn bị bài chưa kĩ như: Đơ, Chứ.
c) Lao động 
 - Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 - Xong còn một số em vẫn còn để nhắc nhở nhiều trong những giờ vệ sinh.
 d) Các hoạt động khác.
- Ăn mặc sach sẽ gọn gàng trước khi đến lớp. Duy trì mọi hoạt đông của trường, của lớp.
4. Phương hướng:
- Khắc phục mọi nhược điểm, ôn tập chuẩn bi thi học kì 1 .Tham gia nhiệt tình các hoạt động của Đội.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tuần 18
Ngày soạn: 4/ 1/2015 Ngày giảng: Thứ 2, 5/1 /2015
Buổi sáng:
Tiết 1: Chào cờ
===========**@**===========
Tiết 2: Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
A. Mục đích yêu cầu 
I. Kiến thức:
-Kiểm tra đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Nội dung các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11- 17
II. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ...
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
III.Thái độ.
- Biết nhận xét về nhân vật trong các bài học. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
IV. Nội dung tích hợp:
* GD kĩ năng sống:
- Thu thập xử lí thông tin
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm,hoàn thành bảng thống kê.
B. Đồ dùng dạy học 
1.G/v.
- 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc 
- 5 phiếu ghi tên một trong các bài học thuộc lòng 
- bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê
2.H/s
- SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ 
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: (1’)
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Kiểm tra tập đọc.(18’)
- Cho H/s lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu H/s đọc bài đã gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Gọi H/s nhận xét 
-G/v nhận xét 
3. HD làm bài tập.
Bài tập 2.(8’)
- Gọi H/s đọc yêu cầu bài tập
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc lòng chủ điểm Giữ lấy màu xanh?
+Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang?
- Yêu cầu H/s tự làm bài 
- Gọi H/s trả lời
-G/v nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
-H/s lên gắp thăm
-H/s đọc và trả lời câu hỏi
-H/s đọc yêu cầu
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung tên bài - tác giả - thể loại
- Chuyện một khu rừng, tiếng vọng, mùa thảo quả, hành trình của bầy ông, người gác rừng tí hon, trồng rừng ngập mặn
- Cần có 3 cột dọc: tên bài, tên tác giả, thể loại
7 hàng ngang, 1 hàng là yêu cầu hàng là 6 bài tập đọc 
-H/s tự làm bài, 1 nhóm lên làm vào bảng phụ.
Giữ lấy màu xanh
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu rừng
Vân Long
văn
2
Tiếng vọng
Nguyến Quang Thiều
thơ
3
Mùa thảo quả
Ma văn Kháng
văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
văn
Bài 3.(7’)
- Gọi H/s đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu H/s tự làm bài 
-H/s đọc bài của mình
- Nhận xét 
*. Củng cố bài. (2’)
- Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài.
III. Nhận xét giờ học, dặn dò.(1’)
- Nhận xét tiếthọc
- Dặn H/s chuẩn bị bài sau
-H/s đọc yêu cầu
-H/s làm bài 
VD: bạn nhỏ trong chuyện là một người bạn rất thông minh và dũng cảm. khi phát hiện ra có dấu hiệu người lớn trong rừng cậu liền đi theo . Cậu lén quan sát và nghe được tiếng bàn bạc ......và cậu đã giúpcác chú công an bắt sống hắn. 
- Lắng nghe.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tiết 3: Toán
Diện tích hình tam giác
A. Mục tiêu 
I. Kiến thức:
- Biết tính diện tích hình tam giác.
- Làm được bài tập theo chuẩn:Bài 1 , H/s khá giỏi làm thêm được bài tập 2
II. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào tính diện tích hình tam giác.
III. Thái độ:
- H/s yêu thích dạng toán vừa học.
B. Đồ dùng dạy – học.
1.G/v: chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
2.H/s: chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy. 
C. Các hoạt động dạy -học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ.(3’)
- G/v gọi H/s bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
- G/v nhận xét tuyên dương.
II.Dạy – học bài mới
1.Giới thiệu bài:(1’)
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài.
2.Cắt – ghép hình tam giác.(4’)
- G/v hướng dẫn H/s thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK:
3. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.(4’)
- G/v yêu cầu H/s so sánh và nêu như SGK.
2.Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.(7’)
- G/v yêu cầu H/s nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
+ Tính diện tích tam giác EDC ?
- G/v hướng dẫn để H/s rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- G/v giới thiệu công thức tính:
S = ( S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)
5.Luyện tập – thực hành
Bài tập 1.(7’)
- G/v yêu cầu H/s đọc đề bài.
- G/v yêu cầu H/s tự làm bài.
- G/v gọi 1 H/s chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm H/s.
Bài tập 2:Dành cho H/s Khá giỏi.(8’)
- G/v yêu cầu H/s đọc đề bài toán.
- G/v yêu cầu H/s làm bài.
- G/v gọi 1 H/s chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm H/s.
*. Củng cố bài. (2’)
- Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài.
III. Nhận xét giờ học, dặn dò.(1’)
- G/v tổng kết tiết học, dặn dò H/s về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 H/s lên bảng thực hiện yêu cầu, H/s dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
H/s thao tác theo hướng dẫn của G/v.
 A E B
 D H C 
- H/s so sánh đối chiếu như SGK
- H/s nhận xét và nêu: Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD = DC x EH
Vậy hình tam giác EDC là: 
+ H/s nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác như trong SGK.
- 1H/s đọc đề bài trước lớp, H/s cả lớp, H/s cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 H/s lên bảng thực hiện 
a) Diện tích hình tam giác là:
8 6 : 2 = 24 (cm²)
b) Diện tích hình tam giác là:
2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm²)
 Đáp số: a , 24 cm²
 b , 1,38dm²
- 1H/s đọc đề bài trước lớp, H/s cả lớp, H/s cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2H/s lên bảng làm bài, H/s cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) 24dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác là:
5 2,4 : 2 = 6(m²)
b) Diện tích của hình tam giác là:
42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m²)
 Đáp số: a , 6 m²
 b , 110,5 m²
- Lắng nghe.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tiết 4: Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên soạn giảng)
==================**@**=================
Tiết 5: Kể chuyện
Ôn tập cuối học kì I (tiết 2)
A. Mục đích, yêu cầu 
I. Kiến thức:
- Kiểm tra đọc và học thuộc lòng. 
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
II. Kĩ năng:
- H/s đọc đúng, diễn cảm các bài tập đọc, lập được bảng thống kê chính xác.
III. Thái độ:
- Nói được cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm 
IV. GD kĩ năng sống:
- Thu thập xử lí thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu.)
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm,hoàn thành bảng thống kê.
 B. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Kiểm tra đọc.(18’)
- Cho H/s lên bảng gắp thăm bài tập đọc
- Yêu cầu H/s đọc bài đã gắp thăm được
Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Gọi H/s nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi
- G/v nhận xét. 
 3. Làm bài tập 
Bài tập 2. (8’)
-H/s đọc yêu cầu bài tập
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung nào?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc của con người
+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang .
- Yêu cầu H/stự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng
- G/v KL lời giải đúng. 
- H/s lên bốc thăm
- H/s đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét bài đọc và trả lời câu hỏi
-H/s đọc yêu cầu bài tập
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung tên bài - tác giả- thể loại
- Chuỗi ngọc lam, hạt gạo làng ta, Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Về ngôi nhà đang xây, thầy thuốc như mẹ hiền, Thầy cúng đi bệnh viện
- Bảng thống kê cần có 3 cột dọc, 7 hàng ngang....
-H/s tự làm bài . 1 bạn lên bảng điền vào bảng phụ
STT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tơn O-xlo
văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
thơ
3
Buôn Chư lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
văn
Bài 3.(7’)
- Gọi H/s đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu H/s tự làm bài tập
- Gọi H/s đọc bài của mình
- Nhận xét cho điểm H/s làm đúng.
*. Củng cố bài. (2’)
- Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài.
III. Nhận xét giờ học, dặn dò.(1’)
- G/v nhận xét giờ học . Dặn những học sinh chưa kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng về nhà tiếp tục luyện đọc .
- H/s đọc yêu cầu
- H/s làm bài tập vào vở
- H/s lần lượt đọc bài của mình
- Lắng nghe.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Buổi chiều:
Tiết 1: Đạo đức
Bài 18: Thực hành cuối kì I
A. Mục tiêu 
I. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học trong học kì I
II. Kĩ năng:
 - Học sinh nhớ lại và thực hành được những nội dung yêu cầu
III. Thái độ:
- H/s biết liên hệ những kiến thức đã học vào thực tế.
B. Đồ dùng học tập 
1.G/v: Những nội dung kiến thức đã học để học sinh thực hành
2.H/s: xem lại những kiến thức đã học 
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ. (3’)
G/v hỏi: Em hãy kể tên các bài đạo đức đã học?
- G/v nhận xét tuyên dương.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống Kính già yêu trẻ của địa phương (12’)
 *) Mục tiêu: H/s biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn luôn quan tâm chăm sóc người già, trẻ em
 *) Cách tiến hành
 - H/s thảo luận theo cặp
+ Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc ta 
 - Gọi các nhóm trình bày
 - G/v nhận xét
 KL: Một số phong tục tập quán đẹp:
 + Người già luôn được chào hỏi..
 + con cháu luôn quan tâm chăm sóc, tặng quà cho bố mẹ ông bà..
 + Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà cha mẹ
 + Trẻ em được mừng tuổi được tặng quà vào dịp lễ tết.
* Hoạt động 2: Ca ngợi người phụ nữ VN (8’)
+ Mục tiêu: H/s củng cố bài học
+ Cách tiến hành
- G/v tổ chức cho H/s hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi đua giữa các nhóm .
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5 (10’)
a) Mục tiêu: H/s biết XD kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
b) Cách tiến hành:
 -H/s tự làm bài tập 
- Gọi H/s trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong 1 số công việc 
*. Củng cố bài. (2’)
- Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài.
III. Nhận xét giờ học, dặn dò.(1’)
- G/v nhận xét giờ học 
- Về nhà học lại nội dung đã học và cb bài tiếp theo
Học sinh kể lại các bài đạo đức đã học
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
-H/s thảo luận theo cặp yêu cầu của giáo viên.
-H/s trình bày kết quả thảo luận
-H/s múa hát đọc thơ hoặc kể chuyện về một số phụ nữ mà các em biết
- H/s trao đổi với bạn về nội dung bài tập yêu cầu
- Lắng nghe.
*)Phần điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
==========================================**@**========================================
Tiết 2: Luyện tiếng việt
Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
A. Mục đích yêu cầu 
I. Kiến thức:
- Tiếp tục cho H/s ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Nghe viết bài thơ: Ê – mi – li con 
II. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ t

File đính kèm:

  • docGA_TUAN_1620_L5_20150727_030129.doc