Giáo án Tuần 11 Khối 2

TOÁN: (T53) 32 - 8

I. Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi100, dạng 32 - 8

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8

- Biết tìm số hạng của một tổng

 (Bài tập cần làm: bài 1(dòng 1); bài 2(a, b); bài 3; bài 4 giảm câu b).

(HS khá giỏi làm hết các bài tập)

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng gài, thẻ tính, que tính (HĐ1)

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 11 Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề - Tóm tắt.
 - HS giải vào vở bài tập - 1HS lên bảng giải.
 - HS, GV nhận xét - Chữa bài.
* Củng cố cách giải toán có lời văn. 
Bài 4:- HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 2 HS lên bảng làm.
 - HS + GV nhận xét - Nêu qui tắc.
* Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
Bài 5: - HS nêu yêu cầu bài tập. (HS khá, giỏi)
 - HS làm vào vở bài tập - HS lên bảng làm.
* Củng cố về cách lựa chọn phép cộng, trừ. 
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011
Kể chuyện: Bà cháu
 (GD BVMT )
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện: “Bà cháu”
 (HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên phối hợp lời kể điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung (BT2).
* GD tình cảm đẹp đẽ đối với ông, bà. 
- Tập chung theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”
B. Bài mới: * GTB
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát tranh - Nêu nội dung tranh.
- HS giỏi kể mẫu đoạn 1 dựa vào tranh.
- HS kể trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp.
- HS + GV nhận xét. Bình chọn nhóm kể hay.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện:
- HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện theo 4 bức tranh.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi).
- HS + GV nhận xét, bình chọn HS kể hay.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện: 
* Tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.
* GD tình cảm đẹp đẽ đối với ông, bà. 
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học .
--------------------------------------------------------------------------
Thể dục: (T21) Trò chơi : “Bỏ khăn”.
Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi tương đối chủ động.
 (Đi đều chuyển sang lớp 3. Bước đầu làm quen với cách đi thường theo nhịp). 
- Ôn lại bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện các động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm - phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện : Còi , khăn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
- HS khởi động các khớp cổ tay, chân, đầu gối
B. Phần cơ bản:.
1. Chơi trò chơi: “Bỏ khăn” 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- HS tập hợp đội hình vòng tròn - HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi - GV quan sát, nhắc nhở.
2. Ôn bài thể dục phát triển chung:
- HS nêu tên các động tác - Cán sự hô HS tập 
- GV theo dõi chỉnh sữa uốn nắn.
- HS luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 - GV chia lớp thành 4 tổ để các tổ luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Tổ chức cho các tổ thi tập với nhau. 
- GV nhận xét tuyên dương tổ thực hiện tốt.
C. Phần kết thúc:
- HS tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------
Toán: (T52) 12 trừ một số: 12 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12- 8, lập được bảng 12 trừ đi một số.
(Học thuộc bảng trừ đó)
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12- 8
 (Bài tập cần làm: bài 1a; bài 2; bài4).
(HS khá, giỏi làm thêm bài 3)
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng gài, 1 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: - HS đọc bảng trừ 11 trừ đi một số .
 - HS, GV nhận xét - Ghi điểm. 
 * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 12 - 8:
 - GV nêu đề toán 
 - GV + HS lập mô hình bài toán bằng que tính
 - HS đọc đề toán dựa vào mô hình
 - HS phân tích đề, lập phép trừ 12- 8 =?
 - HS + GV thao tác trên que tính tìm kết quả 12 - 8 = 4.
 - HS nêu cách làm 
 - 1 HS lên bảng tự đặt tính.
 - GV hướng dẫn cách tính. HS nêu lại nhiều lần.
* GV chốt cách đặt tính và tính.
Hoạt động 3: Lập bảng trừ 12 trừ đi một số:
 - GV lần lượt viết các công thức trừ
 - HS thao tác trên que tính tìm kết quả
 - HS nêu kết quả
 - HS nhận xét về các thành phần của bảng trừ.
 - HS học thuộc bảng trừ.
Hoạt động 4: Luyện tập: 
Bài 1 : - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - HS nêu mệng kết quả.
 - HS, GV nhận xét - Chữa bài.
* Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng, mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ, bảng 12 trừ đi một số.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. 
 - HS làm vào bài tập - HS lên bảng làm.
* Củng có cách đặt tính, tính trừ có nhớ 12 trừ đi một số.
Bài 3: - HS đọc đề bài - Phân tích đề - Tóm tắt. (HS khá, giỏi)
 - HS giải vào vở bài tập - 1HS lên bảng giải .
* Củng cố về giải toán có lời văn.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm vào vở bài tập - HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
	 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
*Củng cố về cách tìm số trừ.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội: (T11) Gia đình 
 (GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Kể được một số công việc hàng ngày của từng người trong gia đình.
- Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà. 
(Nêu được tác dụng các việc làm của em đối với gia đình).
- Có ý thức giúp đỡ mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người trong gia đình.
*GDKN tự nhận thức :HS tự nhận thức được vị trí của mình trong gia đình để từ đó tham gia giúp gia đình các công việc phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS nêu cách phòng bệnh giun, sán.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Thảo luận về sự chia sẻ công việc nhà của các thành viên trong gia đình :
- HS quan sát hình 1,2,3,4,5,6 SGK.
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung từng hình.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS + GV nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải thương yêu giúp đỡ nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình. 
Hoạt động 2: Kể về công việc hàng ngày của từng người trong gia đình:
- GV yêu cầu HS nhớ lại những việc làm của từng người thân trong gia đình . 
- Trao đổi trong nhóm nhỏ.
- HS chia sẻ với cả lớp.
- HS + GV nhận xét, bổ sung.
* Tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của mọi người trong gia đình
*HS tự nhận thức được vị trí của mình trong gia đình để từ đó tham gia giúp gia đình các công việc phù hợp với khả năng.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - dặn dò.
 ---------------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2011
Tập đọc: Cây xoài của ông em
 (GD BVMT )
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, 
- Bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm.
- Hiểu ý nghĩa từ mới và các từ quan trọng: lãm chẫm, đu đưa, đậm đà.
- Hiểu nội dung: Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ của hai mẹ con bạn nhỏ. 
(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). Kết hợp GD bảo vệ môi trường.
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 4. 
II. Đồ dùng dạy - học:- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS đọc bài “Bưu thiếp” và nêu nội dung. 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - Hiểu nghĩa từ : 
- GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc toàn bài.
- Luyện đọc từng câu: + HS đọc câu nối tiếp.
 + Luyện phát âm từ khó.
- Luyện đọc từng đoạn trước lớp: 
 + HS đọc đoạn nối tiếp.
 + HD học sinh cách ngắt, nghỉ hơi câu dài trên bảng phụ.
 + HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới SGK.
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm - HS, GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc bài - Lớp đọc thầm.
- HS đọc câu hỏi - Trả lời câu hỏi.
- Giải nghĩa từ
+ Câu hỏi 3: 
+ Câu hỏi 4: (HS khá, giỏi)
* GD HS : Bạn nhỏ nghĩ như vậy vì mỗi khi nhìn quả đó, bạn lại nhớ ông. Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông, bạn nhỏ thấy yêu quý cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh của người thân...
- HS rút ra nội dung của bài.
* Nội dung: Miêu tả cây xoài và tình cảm thương nhớ, biết ơn ông của hai mẹ con.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- HS luyện đọc từng đoạn, cả bài.
- HS thi đọc cá nhân toàn bài 
- HS, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò: 	
- GV củng cố ND bài - Nhận xét tiết học, dặn dò.
Thể dục: (T22) Trò chơi : “Bỏ khăn” 
 Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi tương đối chủ động.
 (Đi đều chuyển sang lớp 3. Bước đầu làm quen với cách đi thường theo nhịp). 
- Ôn lại bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm - Phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: Còi, khăn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HS khởi động các khớp cổ tay, chân , đấu gối
B. Phần cơ bản:
1. Trò chơi: “Bỏ khăn” 
 	- GV nêu tên trò chơi - HS nhắc lại cách chơi.
 	- Tổ chức cho HS chơi.
2. Ôn bài thể dục phát triển chung:
 	- GV nêu tên các động tác và làm mẫu một lần. HS tập theo
- HS luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trửơng.
- GV chia lớp thành 4 tổ để các tổ luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 	- Tổ chức cho các tổ thi tập với nhau. 
- GV nhận xét tuyên dương tổ thực hiện tốt.
C. Phần kết thúc:
- Cúi, lắc người thả lỏng.
- Giậm chân tại chỗ và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét chung giờ học.
----------------------------------------------------------------
Toán: (T53) 32 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi100, dạng 32 - 8 
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8 
- Biết tìm số hạng của một tổng 
 (Bài tập cần làm: bài 1(dòng 1); bài 2(a, b); bài 3; bài 4 giảm câu b).
(HS khá giỏi làm hết các bài tập)
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng gài, thẻ tính, que tính (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: - HS đọc bảng trừ 12 trừ đi một số.
Hoạt động 2: HD cách thực hiện phép trừ 32 - 8: 
 - GV nêu đề toán 
 - GV + HS lập mô hình đề toán
 - HS nhìn mô hình đọc đề toán
 - HS phân tích đề - Lập phép tính 31 - 5. 
 - HS thao tác bằng trên que tính tìm kết quả.
 - HS nêu cách làm
 - GV đưa ra cách tìm nhanh nhất trên bảng gài.
 - HS thực hiện phép tính theo cột dọc, nêu cách đặt tính, tính.
 - GV chốt cách đặt tính và tính.
Hoạt động 3: Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tính viết.
Bài 2: (Tiến hành tương tự bài 1) 
* Củng có cách đặt tính và tính.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu - Hoàn chỉnh đề - HS phân tích đề - Tóm tắt đề.
 - HS giải vào vở bài tập - 1 HS lên bảng giải.
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải toán với một phép trừ. 
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập (giảm câu b)
- HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------
chính tả: Tuần 11(tiết1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bài “ Bà cháu”
- Làm đúng BT 2; BT 3; BT 4a.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép nội dung đoạn chép và BT chính tả (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết 2 từ bắt đầu bằng g /gh.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: HD HS tập chép:
- GV đọc đoạn chép - HS đọc lại đoạn văn. 
- HD HS tìm hiểu nội dung đoạn chép.
- HS nêu các dấu câu trong bài.
- HS viết đúng tiếng dễ lẫn lộn vào bảng con.
- HS nhận xét cách trình bày.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- GV đọc cho HS soát lỗi 
- GV thu và chấm một số bài, nhận xét.
Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập: 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm.
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố qui tắc viết g/gh.
Bài 3: GV tổ chức trò chơi: “ Tìm chữ ghi tiếng bắt đầu bằng g/gh”.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi
- HS tham gia chơi.
- HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố qui tắc viết g/gh.
Bài 4a: (Tiến hành tương tự bài 2) 
* Củng cố quy tắc đọc, viết x/ s. 
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu: Tuần 11
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được một số từ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT1);
tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ (BT2)
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh và minh họa BT1(HĐ1), bảng phụ (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS tìm từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết ?
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
Hoạt động 1: Nêu một số từ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh: Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập .
 - HS quan sát tranh - HS làm việc theo nhóm đôi 
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - HS + GV nhận xét, bổ sung.
* Củng cố mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng trong nhà.
Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong nhà:
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS đọc bài thơ.
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm 
 - HS + GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - HS kể thêm một số từ chỉ công việc mà HS đã làm giúp mẹ.
* Củng cố các từ chỉ hoạt động trong gia đình.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------
Tập viết: CHữ I HOA 
 I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa I (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: ích (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), ích nước lợi nhà 
- HS khá, giỏi viết hết yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chữ mẫu I (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Cả lớp viết vào bảng con chữ H, Hai.
B. Bài mới: * GTB: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con: 
1. Hướng dẫn viết con chữ hoa I:
 - GV gắn chữ mẫu I lên bảng.
 - HS quan sát, nhận xét mẫu
 - GV chỉ vào chữ mẫu miêu tả lại cấu tạo và cách viết.
 - GV viết mẫu lên khung hình - Hướng dẫn cách viết
 - HS viết bảng con chữ I. 
2. Hướng dẫn viết tiếng, câu ứng dụng:
 - GV đưa bảng phụ, giới thiệu câu ứng dụng: “ích nước lợi nhà” 
 - HS đọc câu ứng dụng - HS nêu nghĩa câu ứng dụng.
 - HS nhận xét: + Độ cao các con chữ.
 + Khoảng cách giữa các chữ.
 + Cách nối nét, cách đánh dấu thanh.
- HD cách viết, cách nối nét giữa các con chữ 
- HS viết bảng con tiếng ích. 
- HS + GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 2: HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết, HD HS cách viết.
- HS thực hành viết.
- GV theo dõi uốn nắn.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét chung giờ học.
--------------------------------------------------------------------
Toán: (T54) 52 - 28
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi100, dạng 52 - 28.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28 
(Bài tập cần làm: bài 1(dòng1); bài 2 (a, b); bài 3).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng gài, thẻ tính, que tính (HĐ1) 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1 : - HS lên bảng chữa bài tập 4 SGK
 * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: HD HS thực hiện phép trừ 52 - 28:
- GV nêu bài toán
- GV + HS tóm tắt bằng mô hình que tính
- HS nhìn vào tóm tắt nêu lại đề toán.
- HS phân tích đề toán - Lập phép trừ 52 - 28. 
- HS tìm kết quả trên que tính, nêu kết quả, giải thích cách làm.
- GV đưa ra cách tìm nhanh nhất.
- HS tự đặt tính, nêu cách đặt tính và tính.
- HS nêu lại nhiều lần.
Hoạt động3: Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập. 
 - 3 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở bài tập.
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tính viết dạng toán có nhớ 52 - 28.
Bài 2: ( Tiến hành như bài 1). 
* Củng có cách đặt tính và tính dạng toán có nhớ 52 - 28.
Bài 3: - HS nêu đề toán - HDHS phân tích đề - HS tóm tắt bài toán.
 - Lớp giải vào vở bài tập - 1 HS lên giải 
 - HS , GV nhận xét - Chữa bài.
* Củng cố cách giải toán ít hơn.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét chung giờ học.
-----------------------------------------------------------------
Thủ công: (T11) Ôn tập chương I -
 Kỹ thuật gấp hình
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
(HS khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các mẫu hình đã học (HĐ1).
- Giấy thủ công, kéo (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Gấp một trong các hình đã học: 
- GV yêu cầu HS kể các sản phẩm đã được học từ đầu năm.
- GV cho HS quan sát lại các mẫu gấp hình.
- GV yêu cầu 1, 2 HS lên thao tác lại các bước gấp của một số sản phẩm.
- HS thực hành gấp các sản phẩm theo nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm làm việc.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá:
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- HS nêu tiêu chí đánh giá.
- HS các nhóm nhận xét, đánh giá.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét chung giờ học.
------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: Tuần 11 
( GDKNS )
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông bà trong những tình huống cụ thể (BT1, BT2).
- Biết viết bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão.
*GDKN giao tiếp : GD cho HS trong giao tiếp phải cởi mở, tự tin,biết lắng nghe ý kiến người trên tuổi.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mỗi HS một bưu thiếp, 1 phong bì thư (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: * GTB.
Hoạt động 1: Nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông bà: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu - HS quan sát tranh. 
 - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
 - HS + GV nhận xét.
* Cần quan tâm đến ông bà, nói lời thăm hỏi cần thể hiện sự kính trọng, quan tâm đến ông bà. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS quan sát tranh - Nêu nội dung tranh .
 - HS thảo luận theo nhóm đôi để nói lời an ủi ông bà.
 - Các nhóm trình bày trước lớp.
 - HS + GV nhận xét.
* Củng cố cách nói lời an ủi thể hiện sự quan tâm. 
Hoạt động 2: Viết bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão:
Bài 3: - HS nêu yêu cầu - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - 1,2 HS nói trước lớp.
 - HS viết bài trên bưu thiếp. 
 - HS đọc bài làm của mình trước lớp. 
 - HS + GV nhận xét.
* Củng cố cách viết bưu thiếp thăm hỏi.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò
*GD cho HS trong giao tiếp phải cởi mở, tự tin,biết lắng nghe ý kiến người trên tuổi.
 -------------------------------------------------------------
Toán: (T55) Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số.
- Biết thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
(Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột 1, 2); bài 3(a, b); bài 4; bài 5 HS khá, giỏi).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi (BT5).
III. Các hoạt động - dạy học:
Hoạt động 1: - HS lên bảng chữa bài 4 SGK
 * GTB Ghi đầu bài
Hoạt động2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - HS nêu kết quả
 - GV + HS nhận xét, chữa bài.
* Củng cố bảng trừ 12 trừ đi một số.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - 2 HS lên bảng làm - HS làm vào vở bà

File đính kèm:

  • docT11.doc
Giáo án liên quan