Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Đào

Bước 1 : Làm việc theo nhóm.

- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ở SGK trang 38, 39 và trả lời các câu hỏi:

+ Gia đình bạn Minh, bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào?

+ Thế hệ thứ 1 trong gia đình bạn Minh là ai?

+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh?

+ Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?

+ Minh và em Minh thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?

+ Lan và em Lan thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan?

+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Gv nhận xét.

=> Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
Xã Hội
Các thế hệ trong gia đình
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
Kỹ năng: 
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
c) Thái độ: 
 - Có biết yêu quí ông bà, cha mẹ, anh chị.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 38, 39.
	* HS: Mang ảnh chụp gia đình, SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Kiểm tra một tiết. (3’)
 - Gv nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp. (7’)
- Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 1 em hỏi, một em trả lời.
- Câu hỏi : Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số Hs lên kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm. (15’)
- Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ở SGK trang 38, 39 và trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình bạn Minh, bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào?
+ Thế hệ thứ 1 trong gia đình bạn Minh là ai?
+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh?
+ Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?
+ Minh và em Minh thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
+ Lan và em Lan thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan?
+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét.
=> Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
* Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. (6’)
- Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs đã chuẩn bị sẵn hình để giới thiệu với các bạn trong nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu một số Hs lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- Gv nnhận xét.
PP: Thảo luận.
HT: nhóm đôi
Hs thảo luận theo từng cặp.
Một số Hs lên trình bày câu trả lời trước lớp.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT: Nhóm
Hs quan sát hình.
Hs thảo luận các câu hỏi.
Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Hs nhắc lại.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Lớp
Hs giới thiệu về gia mình với các bạn trong nhóm.
Hs giới thiệu gia đình mình.
Hs nhận xét.
 5 .Tổng kềt – dặn dò. (2’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Họ nội, họ ngoại.
Nhận xét bài học.
 Tự nhiên xã hội
Họ nội, họ ngoại
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu
Giải thích thế nào là họ nội nội, họ ngoại.
 Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ.
Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại.
Kỹ năng: 
- Ứng xử đúng với những người họ, hàng của mình, không phân biệt hô nội hay họ ngoại.
c) Thái độ: 
 - Biết cách xưng hô đúng.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 40, 41 SGK.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Các thế hệ trong một gia đình. (4’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Thế nào gọi là gia đình 3 thế hệ?
 + Thế nào gọi là gia đình 2 thế hệ?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (27’)
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK. (7’)
- Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 40 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời 1 số cặp Hs lên trình bày.
- Gv chốt lại:
 => Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Oâng bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
* Hoạt động 2: kể về họ nội và họ ngoại. (12’)
- Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu từng nhóm treo tranh của mình lên tường. Một Hs trong nhóm giới thiệu về họ hàng của mình, cách xưng hô.
- Gv nhận xét.
=> Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị, em ruột của mình, cón có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
* Hoạt động 3: Đóng vai. (8’)
- Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- Gv chia nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống:
+ Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng.
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Bước 2: Thực hiện.
- Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
HT: Lớp
Hs quan sát hình .
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các cặp Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Vài Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
HT: Nhóm
Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
Hs treo tranh lên , đại diện 1 em lên giới thiệu họ hàng của mình.
Hs nhắc lại.
PP: Đóng vai.
HT: Nhóm
Hs thảo luận và chọn tình huống đóng vai.
Các nhóm thể hiện vai diễn qua các tình huống.
Hs nhận xét.
 5 .Tổng kềt – dặn dò. (2’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docTNXH.doc