Giáo án Tự nhiên xã hội 3 học kì 1

Môn : TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

Tiết : 1

Tuần : 10

CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết:

- Các thế hệ trong một gia đình.

- Phân biệt được gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ.

- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh trong SGK

- HS mang ảnh chụp gia đình mình hoặc tranh vẽ về gia đình mình.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc78 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 3 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
Kể tên được một số thức ăn, đồ uống, ... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
II- Tài liệu phương tiện
- Giáo viên: SGK TN–XH, tranh minh hoạ
- Học sinh: SGK TN-XH
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học
4’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vai trò của não đối với hoạt động sống của con người. (Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp ta học và ghi nhớ, ....)
* Kiểm tra, đánh giá
- GV câu hỏi
- HS trả lời
- HS khác bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Chúng ta đã biết vai trò của cơ quan thần kinh đối với hoạt động sống của cơ thể. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách Vệ sinh thần kinh.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
10’
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu : 
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
ã Câu hỏi : 
+ Nhân vật trong mỗi bức tranh đang làm gì ? 
+ Việc đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
Kết luận: 
* Thảo luận, vấn đáp, trực quan
- GV nêu câu hỏi
- HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nhận xét, kết luận theo từng nội dung
- GV nhận xét, chốt
13’
3. Hoạt động 2: Đóng vai
- Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
Các trạng thái tâm lí:
Tức giận
Vui vẻ
Lo lắng
Sợ hãi
* Yêu cầu: Tập diễn đạt vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí đó
* Bài học 
- Các trạng thái tâm lí có lợi cho cơ quan thần kinh : vui vẻ, ...
- Các trạng thái tâm lí có hại cho cơ quan thần kinh: tức giận, lo lắng, sợ hãi, ...
* Trò chơi, đóng vai
- GV phát phiếu ghi trạng thái tâm lí
- 1 HS biểu hiện vẻ mặt thử
- HS nhận xét
- GV nhận xét
- HS thực hành theo nhóm 4.
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS rút ra bài học
- GV nhận xét
5’
4. Hoạt động 3: Làm việc với SGK 
- Mục tiêu : Kể tên được một số thức ăn, đồ uống, ... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
+ Trong các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, thứ nào tuyệt đối phải tránh ?
+ Kể thêm các tác hại khác do ma tuý gây ra?
* Nhóm đôi
- HS đọc yêu cầu
- HS cùng bàn trao đổi 
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Kết luận trong SGK
- Dặn dò : bài sau tiếp tục học về giữ vệ sinh cơ quan thần kinh
- HS đọc kết luận trong SGK
- 2 HS nhắc lại
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : tự nhiên – xã hội
Tiết : 4
Tuần : 8 
Vệ sinh thần kinh (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng
Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể.
Lập được thời gian biểu hằng ngày, hợp lí qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi...
II- Tài liệu phương tiện
- Giáo viên: SGK TN–XH, tranh minh hoạ
- Học sinh: SGK TN-XH
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
4’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các đồ ăn, uống có hại cho cơ quan thần kinh ?
(... rượu, thuốc lá, cà phê, ma tuý, , ...)
* Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
11’
2. Hoạt động 1: Thảo luận
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể
ã Câu hỏi:
+ Khi bạn ngủ, những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? 
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó? 
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
+ Hằng ngày, bạn nên thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ ?
Kết luận:
Khi ngủ, cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ mười tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày.
* Thảo luận, vấn đáp
- HS đọc yêu cầu
- GV nêu câu hỏi
- HS quan sát tranh, trao đổi theo nhóm 4
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét 
14’
3. Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày
- Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày, hợp lí qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi... 
- Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+Thời gian : bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động phải làm.
ã Làm việc cá nhân:
ã Làm việc theo cặp :
ã Làm việc lớp:
ã Câu hỏi thêm:
Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có ích lợi gì?
ã Kết luận :
Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và học tậpmột cách khoa học, vừa bảo vệ thần kinh, vừa giúp nâng coa hiệu quả làm việc, học tập
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận
- HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng TGB mẫu
- HS nêu các mục.
- HS điền thử
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS tự lập thời gian biểu của mình
- HS cùng bàn trao đổi, hoàn thiện thời gian biểu của nhau
- HS trình bày thời gian biểu của mình
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, nêu câu hỏi thêm
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- 2 HS đọc kết luận trong SGK
- 2 HS nhắc lại
5’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò : + Giữ gìn các cơ quan thần kinh... 
 + Lập lại thời gain biểu nếu cần
 + Cố gắng thực hiện theo thời gian biểu của mình để có sức khoẻ tốt.
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : tự nhiên – xã hội
Tiết : 2
Tuần : 9
Ôn tập – kiểm tra
Con người và sức khoẻ (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: 
Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
2. Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý...
II- Tài liệu phương tiện
- Giáo viên: SGK TN–XH, tranh minh hoạ
- Học sinh: SGK TN-XH
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
1’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
20’
2. Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh?Ai đúng?
- Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố các kiến thức về:
+ Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
ã Cách chơi
- HS chơi theo nhóm 4
- GV nêu yêu cầu/ câu hỏi đầu tiên, các nhóm giành quyền trả lời bằng cách phất cờ
- Nhóm trả lời dúng sẽ ghi được 1 điểm và ra câu hỏi tiếp theo.
ã Câu hỏi:
+ Các tranh vẽ các cơ quan gì? (tranh 1 : cơ quan tuần hoàn, tranh 2 : cơ quan bài tiết nước tiểu, tranh 3 : cơ quan hô hấp, tranh 4 : cơ quan thần kinh.)
+ Nêu chức năng của từng cơ quan kể trên .
+ Để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh, bạn nên làm gì và không nên làm gì?
* Trò chơi
- GV treo tranh, giới thiệu cách chơi, chia nhóm.
- HS chơi theo nhóm 
- Các nhóm hội ý 5 phút trước khi chơi
- GV nêu câu hỏi
- Đại diện 1 nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp tục trò chơi
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi
12’
3. Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: biết được tác hại của chất kích thích đối với sức khoẻ của con người.
ã Làm việc nhóm: 
- Trò chơi : Phóng viên nhỏ
HS giả làm một phóng viên đi phỏng vấn các bạn khác về các chất kích thích đối với cơ thể
Câu hỏi:
+ Theo bạn chất kích thích có lợi hay có hại đối với cơ thể?
+ Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn việc lạm dụng sử dụng các chất kích thích?, ...
ã Làm việc lớp:
* Thảo luận, trò chơi
- HS chơi trong nhóm
- GV gợi ý, giúp đỡ
- HS chơi trong lớp
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò : + Học bài, ôn tập cả chương
 + Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : tự nhiên – xã hội
Tiết : 4
Tuần : 9
Ôn tập – kiểm tra
Con người và sức khoẻ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: 
Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
2. Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý...
II- Tài liệu phương tiện
- Giáo viên: SGK TN–XH, tranh minh hoạ
- Học sinh: SGK TN-XH
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
1’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Chúng ta đã học hết phần Con người và sức khoẻ, trong 2 tiết của tuần này chúng ta sẽ cùng ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức đã học.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
10’
2. Hoạt động 1: Rút thăm trả lời
- Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố các kiến thức về:
+ Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
ã Câu hỏi:
+ Các tranh vẽ các cơ quan gì? (tranh 1 : cơ quan tuần hoàn, tranh 2 : cơ quan bài tiết nước tiểu, tranh 3 : cơ quan hô hấp, tranh 4 : cơ quan thần kinh.)
+ Nêu chức năng của từng cơ quan kể trên .
+ Để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh, bạn nên làm gì và không nên làm gì?
* Vấn đáp 
- GV lấy phiếu rút thăm
- HS rút thăm, trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
20’
3. Hoạt động 2: Trưng bày tranh
- Mục tiêu: Hs vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụg các chất độc hại như rượu, ma tuý, thuốc lá, ...
ã Trưng bày tranh: 
- Các nhóm dán tranh lên tường, chuẩn bị thuyết trình
ã Làm việc lớp:
- Bình chon tranh
* Thảo luận, trò chơi
- HS trưng bày tranh
- GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ
- Đai diện HS giới thiệu tranh của nhóm mình
- HS khác lắng nghe, bình chon tác phẩm tiêu biểu, xuất săc
- GV nhận xét, khen thưởng
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò : + Học bài, ôn tập cả chương
 + Chú ý rèn luyện trong cuộc sống.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : tự nhiên – xã hội
Tiết : 1
Tuần : 10
Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
Các thế hệ trong một gia đình.
Phân biệt được gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ.
Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh trong SGK
HS mang ảnh chụp gia đình mình hoặc tranh vẽ về gia đình mình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
1’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Từ hôm nay chúng ta sẽ học sang phần mới là phần Xã hội. Bài học đầu tiên sẽ cho ta biết về Các thế hệ trong một gia đình.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
7’
2. Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp
- Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình
ã Câu hỏi:
+ Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ? 
Kết luận:
Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
* Thảo luận
- HS đọc yêu cầu
- GV nêu câu hỏi
- HS trao đổi theo cặp
- 1 số HS lên kể trước lớp
- GV nhận xét, kết luận
14’
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm
- Mục tiêu: Phân biệt được gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ.
ã Làm việc theo nhóm:
ã Câu hỏi:
- Gia đình bạn Minh, gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào? (Gia đình Minh có 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và anh em Minh; gia đình Lan có 2 thế hệ: bố mẹ và chị em Lan)
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? (ông bà)
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? (thứ 2)
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan? (thứ nhất)
- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? (thứ 3)
- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan? (thứ 2)
- Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì gọi là gia đình có mấy thế hệ? (1 thế hệ)
ã Làm việc lớp:
ã Kết luận :
Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 2 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ.
- Mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Trong gia đình bạn Minh, ông bà là lớp người nhiều tuổi nhất rồi đến bố mẹ, Minh và em bé là lớp người ít tuổi. Đó là những thế hệ khác nhau
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận
- HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng ghi câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm đôi quan sát tranh, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
- 2 HS đọc kết luận trong SGK
- 2 HS nhắc lại
10’
3. Hoạt động 3 Giới thiệu về gia đình mình.
- Mục tiêu : Biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
ã Làm việc theo nhóm:
- Giới thiệu tranh, kể về các thế hệ trong gia đình mình.
ã Làm việc lớp:
- Giới thiệu
- Đố gia về các thế hệ trong gia đình: 
+ Gia đình mình có những ai, gồm mấy thế hệ ?
+ Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
* Thảo luận, thuyết minh, trực quan 
- HS giới thiệu với bạn bên cạnh về gia đình mình
- GV qua sát, hỏi thêm
- HS giới thiệu tranh ảnh về gia đình
- GV nêu câu hỏi – HS đố nhau
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
3’
B. Củng cố – dặn dò
- Gia đình bạn nào gồm 2 thế hệ/ 3 thế hệ ?
- Dặn dò : + Học bài
 + Vẽ tranh về gia đình và các thành viên trong gia đình.
*Vấn đáp
- GV hỏi
- HS giơ tay nếu đúng
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Môn : tự nhiên – xã hội
Tiết : 3
Tuần : 10
 Họ nội, họ ngoại
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
Xưng hô đúng với các anh chị em của bố, mẹ.
Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh trong SGK
HS mang ảnh chụp họ nội, họ ngoại của mình (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình.
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS giới thiệu
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Mỗi người chúng ta đều có mấy ông bà ? (2 ông bà : là ông bà nội và ông bà ngoại )
=> Chúng ta đều có 2 họ là họ nội và họ ngoại, hôm nay chúng ta sẽ học bài Họ nội, họ ngoại.
* Vấn đáp
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài
8’
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
ã Làm việc nhóm
ã Câu hỏi:
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ? (... ông bà ngoại của Hương, mẹ và bác của Hương)
+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ? (mẹ và bác của Hương)
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ? (... ông bà nội của Quang, bố và cô của Quang)
+ Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh ? (bố và cô của Quang) 
ã Làm việc lớp
ã Câu hỏi thêm:
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
* Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội 
 - Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại .
* Trực quan, thảo luận
- HS đọc lời giới thiệu trong SGK
- GV ghi câu hỏi 
- HS trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi
- GV quan sát, giúp đỡ
- 1 HS nêu câu hỏi
- HS khác trả lời
- HS khác bổ sung
- GV nhận xét, hỏi thêm
- HS trả lời
- GV nhận xét
- 2 HS đọc kết luận trong SGK
- Cả lớp đọc
10’
3. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại
- Mục tiêu: Biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
ã Làm việc theo nhóm:
Yêu cầu
- Giới thiệu tranh, ảnh của họ hàng, kể về mọi người trong họ nội, họ ngoại của mình
- Nói về cách xưng hô với các anh, chị, em của bố và mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.
ã Làm việc lớp:
- GV giúp HS hiểu: Mỗi người ngoài bố mẹ, anh cị em ruột còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. Tình cảm giữa những người họ hàng cũng rất gắn bó...
+ Chúng ta nên cư xử thế nào đối với những người họ hàng của mình ? (quan tâm, yêu quý, giúp đỡ)
+ Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình? (... đó là những người có mối quan hệ gần gũi, gắn bó, luôn quan tâm, giúp đỡ nhau...)
+ Ai thường chơi với những người họ hàng của mình?
ã Kết luận :
Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng nội, ngoại của mình
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận
- GV nêu yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm đôi
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS dán tranh, ảnh đã chuẩn bị lên bảng, giới thiệu
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, giúp học sinh hiểu thêm
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời
- HS khác bổ sung
 GV nhận xét, kết luận
10
3. Hoạt động 3 Đóng vai.
- Mục tiêu : Biết cách ững xử thân thiện với những người họ hàng của mình.
ã Làm việc theo nhóm:
- Tình huống:
+ Anh hoặc em của bố/ mẹ đến chơi khi bố mẹ đi vắ

File đính kèm:

  • dochoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan