Giáo án Tự nhiên và Xã hội môn Lớp 1 - Bài 23: Cây hoa

Hoạt động 1: Quan sát cây hoa:.

- Lời GV nói : Hoa rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.Hoa được trồng ở nhiều nơi.Vậy bạn nào cho cô biết cây hoa thường được trồng ở đây ?

- GV nhận xét : Cây hoa được trồng ở mọi nơi, trong vườn, trong trường, trong công viên trên đường phố hay trong các chậu

- GV hướng dẫn HS xem cây hoa và cành hoa mà mình đã mang tới lớp.

- HS thực hiện yêu cầu :

+ Chỉ rõ các bộ phận của cây hoa (cành hoa) ( Chủ yếu là : lá, cành ,thân , hoa )

+ Nhận xét màu sắc và mùi hương của hoa ?

- Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng chỉ các bộ phận của cây hoa và chỉ rõ phần thân, lá, hoa, rễ.

- Hs trả lời.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và Xã hội môn Lớp 1 - Bài 23: Cây hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 : CÂY HOA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng.
- Nói được lợi ích của việc trồng hoa.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa
3. Thái độ
- HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở trường và nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
4. Năng lực:
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Giáo viên:
- Sưu tầm cây hoa mang đến lớp, tranh ảnh trên powerpoint.
Học sinh :
- Sưu tầm cây hoa mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 
A.Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
+ Kể tên các cây rau mà em biết ? 
+ Nêu các bộ phận chính của cây rau ?
Tập thể dục theo bài “ Cây bông hồng ”
+ Cả lớp tham gia tập thể dục theo nhạc. 
+ Đánh giá : 
- Phương pháp quan sát( quan sát quá trình), pp vấn đá( đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời).
- Kể được tên và nêu được các bộ phận chính của cây rau ( rễ, thân, lá ).
+ Giới thiệu bài : Vừa rồi các e vừa được tập thể dục trên nền bài hát “ Cây bông hồng ” rất là hay phải không nào ? Vậy bạn nhỏ trong bài hát tặng cô giáo cái gì ? Để tỏ lòng biết ơn cô giáo đã tặng cho cô giáo bạn nhỏ đã tặng cô một bông hoa. Vậy tại sao mình thường tặng hoa cho người mình yêu quý, cây hoa được trồng ở đâu ?Cây hoa có những bộ phận nào ? Và ích lợi của nó ra sao ? Cô và các em sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay, chúng ta học bài 23 : Cây hoa.
- Học sinh đọc đề bài
- Giáo viên ghi
B-Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Quan sát cây hoa:.
- Lời GV nói : Hoa rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.Hoa được trồng ở nhiều nơi.Vậy bạn nào cho cô biết cây hoa thường được trồng ở đây ? 
- GV nhận xét : Cây hoa được trồng ở mọi nơi, trong vườn, trong trường, trong công viên trên đường phố hay trong các chậu
- GV hướng dẫn HS xem cây hoa và cành hoa mà mình đã mang tới lớp.
- HS thực hiện yêu cầu :
+ Chỉ rõ các bộ phận của cây hoa (cành hoa) ( Chủ yếu là : lá, cành ,thân , hoa )
+ Nhận xét màu sắc và mùi hương của hoa ?
- Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng chỉ các bộ phận của cây hoa và chỉ rõ phần thân, lá, hoa, rễ.
- Hs trả lời.
- GV kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau Có loại hoa màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc đẹp
+ Đánh giá : 
- Phương pháp quan sát( quan sát quá trình, ghi chép ngắn), pp vấn đáp( đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng).
- Biết được cây hoa được trồng ở mọi nơi, và chỉ được các bộ phận của cây hoa.
Hoạt động 2: Làm viêc với SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 3 phút
- Kể tên các loại hoa có trong bài 23 sgk.
- Em còn biết loại hoa nào nữa không ?
- HS trả lời.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, và cho học sinh xem tranh một số loài hoa để mở rộng kiến thức.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận lớp:
- Hoa được dùng để làm gì?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: 
 + Các hoa có trong SGK bài 23: hoa hồng (Gồm ảnh cây hoa hồng, cành cây hoa hồng, bình hoa hồng), hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa đồng tiền.
 + GV kể tên một số cây hoa ở địa phương: hoa mai, hoa cúc, hoa sen,hoa đào
 + Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa (VD: hoa hồng, hoa lài) làm mứt (hoa hồng, hoa atiso), làm thuốc ( hoa quỳnh chữa sỏi thận, hoa hướng dương, hoa ngọc lan chữa bệnh tăng huyết áp),làm đồ ăn ( hoa bí, hoa thiên lý,) một số cây hoa còn được dùng làm hàng rào như: dâm bụt, mai chiếu thủy..
+ Đánh giá : 
- Phương pháp quan sát( quan sát quá trình, ghi chép ngắn), pp vấn đáp( đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng).
- Kể được tên và nêu lợi ích của một số cây hoa.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”
* Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi cả lớp, nhanh tay nhanh mắt đoán xem tên hoa là gì, bạn nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ được tuyên dương trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
* Liên hệ thực tế:
- Ở nhà em có trồng hoa không? Hoa gì?
- Muốn cây hoa tươi tốt em cần làm gì?
- Gặp hoa ở công viên, trường học hay bất cứ nơi đâu em có hái hoa không? Vì sao?
* Kết luận: Không nên bẻ cành hái hoa ở những nơi công cộng vì như thế sẽ mất đi vẻ đẹp của hoa.
+ Đánh giá : 
- Phương pháp quan sát( quan sát quá trình, ghi chép ngắn), pp vấn đáp( đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng).
- Chơi trò chơi để biết thêm được tên của nhiều loài hoa.
C.Hoạt động ứng dụng :
- Nhắc nhở HS thường xuyên chăm sóc hoa ở trường và ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_mon_lop_1_bai_23_cay_hoa.doc