Giáo án Tự nhiên vã xã hội Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Nhã

A./ MỤC TIÊU:(THEO CKT &KN)

- Nói sơ lược về sự Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

 - Có ý thức ăn chậm nhai kĩ.

 KNS: -Nên và không Nên làm gì để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng.

 -Phê phán những hành vi sai như: Nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện

 -Có trách nhiệm với bản thân trong việc ăn uống.

B./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) cơ quan tiêu hóa, một gói kẹo mềm.

- HS: SGK

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU ::

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên vã xã hội Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Nhã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TNXH
Tuần 3: Thứ năm ngày 19 tháng 09 năm 2019
Tiết3 : Tên bài dạy: 	 HỆ CƠ 
A/YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân
B/ CHUẨN BỊ:
Hai tranh hệ cơ, hai bộ thẻ chữ.
Tranh bộ xương.
SGK
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
I. Kiểm tra:
- Treo tranh bộ xương.
=> Nhận xét đánh giá.
II.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
- Quan sát mô tả hình dáng, khuôn mặt của bạn.
- Nhờ đâu con người có khuôn mặt hình dáng nhất định ? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
- Ghi tựa bài lêm bảng.
2. Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ
Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể
 B1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Cơ thể chúng ta có được hình hài như thế này là nhờ có gì tạo thành?
 B2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
- Vậy cơ thể chúng ta có những hệ cơ nào?
B3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
 + Có phải cơ thể chúng ta có những hệ cơ đó không?
 + Làm cách nào để giúp các em biết được điều đó?
B4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu
 + Để biết được trên cơ thể chúng ta có những hệ cơ nào, thì trong những cách đó cách nào là dễ dàng nhất?
 + Chia lớp thành 3 nhóm: cho HS quan sát mô hình giống SGK trang 8
B5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
 + Cho HS lên chỉ, nói tên các bộ phận và vị trí của các bộ phận đó
- Cho HS nhận xét
- GV giúp HS rút ra kết luận
=> Nhận xét kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động như: chạy, nhảy, ăn, uống, cười, nói .
3. Hoạt động 2 : Thực hành co và duỗi tay.
Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà cá bộ phận của cơ thể cử động được.
Bước 1: Làm việc cá nhân và theo cặp
- Cho HS quan sát hình 2 trong SGK, làm các động tác co và duỗi cánh tay như hình vẽ đồng thời quan sát, sờ nắm. Nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi HS trình bày.
=> Nhận xét
Nhờ vào đâu cơ thể của chúng ta cử động được?
=> Kết luận: Khi cơ co lại, cơ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi cơ dài hơn mền hơn. Nhờ vào sự co, duỗi của cơ mà cơ thể chúng ta cử động được
III.Củng cố – Dặn dò: 
- Cho HS quan sát hình 3 và trả lời Chúng ta nên làm gì để cơ thể săn chắc ?
- Nhận xét tiết học.
- HS chỉ vị trí các vùng xương chính, các khớp xương.
- HS thực hiện.
- Vài em nhắc tựa.
- Nhờ có hệ cơ tạo thành
- HS trả lời tự do: cơ mặt, mông, đùi,..
- HS đề xuất: đọc báo, xem tranh. Hỏi người lớn,.
+ HS chọn xem mô hình
+ HS quan sát, rồi thảo luận đưa ra ý kiến chung
- Nhóm luyện tập : Làm động tác co cánh tay, duỗi cánh tay.
- HS trình bày và kết luận: Khi cơ co lại, cơ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi cơ dài hơn mền hơn(HSG)
Nhờ vào sự co, duỗi của cơ mà cơ thể chúng ta cử động được
- HS nhắc lại.(HSY)
- Chúng ta năng vận động, siêng tập thể dục...
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TNXH
Tuần 6: Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014 
Tiết 6: Tên bài dạy: TIÊU HÓA THỨC ĂN
 (Chuẩn KNKT: 86 ;SGK: 14)
A./ MỤC TIÊU:(THEO CKT &KN) 
- Nói sơ lược về sự Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
 - Có ý thức ăn chậm nhai kĩ.
KNS: -Nên và không Nên làm gì để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng.
 -Phê phán những hành vi sai như: Nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện
 -Có trách nhiệm với bản thân trong việc ăn uống.
B./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) cơ quan tiêu hóa, một gói kẹo mềm.
HS: SGK
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU ::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
II. Bài cũ : Cơ quan tiêu hóa.
- Chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa trên sơ đồ.
- Chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa.
- GV nhận xét.
III. Bài mới 
1.Giới thiệu: Khởi động:
- Đưa ra mô hình cơ quan tiêu hóa.
- Mời một số HS lên bảng chỉ trên mô hình theo yu cầu.
- GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. Từ đó dẫn vào bài học mới.
2. Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận Bàiết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày (PP BTÊNB) : - Kĩ năng quan sát,so sánh
 B1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
 *GV giới thiệu: Chúng ta đã biết, thức ăn sau khi được đưa vào miệng sẽ được đưa xuống dạ dày và từ đó tiêu hóa. Vậy theo em, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra như thế nào?
 B2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc sơ đồ những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về sự tiêu hóa của thức ăn ở cơ quan tiêu hóa , sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm 4
B3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
-Từ việc suy đoán của HS, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thức ăn.
- GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có:
+ Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra ntên?
- GV lắng nghe, định hướng cho HS chọn cách quan sát hình vẽ (SGK) v nghin cứu ti liệu.
B4: Thực hiện phương án tìm tòịi:
- Yêu cầu HS viết câu hỏi 1 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học
+Cu hỏi: Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
- GV cho HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong (SGK) để tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày, ở ruột non và ruột già
 B5: Kết luận kiến thức:	
- Tổ chức cho các nhóm báo co KQ
- Hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức.
- Y/C HS thi lại (vẽ lại) quá trình tiêu hóa vào vở GCKH
- Gọi 1 số HS nhắc lại nội dung
	*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - GDBVMT
- Đặt vấn đề: Chúng ta nên làm gì và không Nên làm gì để giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng?
- GV đặt câu hỏi lần lượt cho cả lớp: Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ? (HS kh, giỏi)
-Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?(HS khá, giỏi)
-Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
* GDBVMT: GV nhắc nhở HS hằng ngày nên thực hiện những điều đ học: ăn chậm, nhai kĩ, không nên nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no; đi đại tiện hằng ngày, đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
4. Củng cố – Dặn dò
-Răng cũng góp một phần vào quá trình chế Bàiến và tiêu hóa thức ăn, vì vậy chúng ta cũng cần phải bảo vệ nó. Bằng những cách nào?
 + Đánh răng thường xuyên.(một ngày ít nhất hai lần)
 + Trước khi đi ngủ không được ăn kẹo, bánh.
 + Không được dùng đồ nóng – lạnh cùng một lúc.
 + Phải thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ăn uống đầy đủ: GV dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
- Hát
- HS thực hành và nói.
- HS nhận xét.
- HS thực hành v nói.
- HS nhận xét.
- Một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.(HSG)
- Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Ghi chép KH, VD: 
+ Thức ăn được đưa vào dạ dày, qua dạ dày để chuyển qua ruột non và ruột già,...
- Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm
- Trình bày kết quả trước lớp
- HS nêu các câu hỏi đề xuất
- HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi
- HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học (GCKH):
+ Dự đoán:...
+ Cách tiến hành:
+ Kết luận:
- Thực hành theo nhóm 4
- Thống nhất ý kiến	
- Điền các thông tin còn lại vào vở GCKH:
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS thi lại (vẽ lại) quá trình tiêu hóa vào vở GCKH:
 - Ăn chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn.(HSY)
 - Ăn chậm, nhai kĩ giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dng hơn. Thức ăn chóng được tiêu hóa và nhanh chóng Bàiến thành các chất bổ nuôi cơ thể.
 - Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày làm việc, tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chạy nhảy, nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Lâu ngày sẽ bị mắc các bệnh về dạ dày.
 - Chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày để tránh bị táo bón.
 - Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện nội dung Bài học
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TNXH
Tuần 24: Thứ năm ngày 02 tháng 02 năm 2015 
Tiết 24: Tên bài dạy: CÂY SỐNG Ở ĐÂU
 (Chuẩn KTKN: 88; SGK: 50)
 A.MỤC TIÊU :( Theo chuẩn kiến thức & kỹ năng )
 -Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước.
-Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất trên núi cao, trên cây khác(tầm gửi), dưới nước.
MT: Biết cây cối, con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí
 B.CHUẨN BỊ : 
- GV: Một số loài cây sống trên cạn, dưới nước.
- HS: Sưu tầm tranh vẽ, vật thật các loài. . . 
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động : Hát bài hát “Cái cây xanh xanh”
- Nói về cuộc sống xung quanh em.
- Em làm gì để cuộc sống xung quanh luôn tươi đẹp
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: “Cây sống ở đâu?”
-Trong tiết tự nhiên hôm nay chúng ta cô sẽ hướng dẫn cho các con tìm hiểu về cây cối .
- GV ghi tựa bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cây sống ở đâu?
+ MT : Hs Bàiết được cây có thể sống được nhiều nơi: trên cạn, dưới nước
+ CTH: 
Bước 1: GV nêu tình huống có vấn đề.
- Các em hãy kể tên các loài cây mà em Bàiết và nó được trồng ở đâu, mỗi em sẽ nêu 1 cây sau đó mời bạn khác?
- GV nhận xét
- Em thích cây gì? Vì sao em thích cây đó?(kể cho bạn ngồi kế bạn nghe trong 1 phát)
-Vậy các loài cây này sống ở đâu?
Bước 2: Suy nghĩ ban đầu.
- HS thi nhanh dự đoán cá nhân vào vở nháp
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày. GV ghi nhanh ý kiến lên bảng .
Ví dụ: Các suy nghĩ ban đầu của HS.
- Theo em cây thường sống ở đâu?
- Để biết cây sống ở đâu em làm thế nào? HS nêu đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về nơi sống của cây.
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm
- Các nhóm tiến hành quan sát tranh sưu tầm, tranh SGk, mẫu vật và đưa ra kết quả
- Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: So sánh kết quả với dự đoán
- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu
Suy nghĩ ban đầu
Kết quả thực nghiệm
Bước 5: Kết luận, mở rộng
- Trong tự nhiên có rất nhiều cây. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước.
- Các em biết cây xanh sống ở khắp nơi. Vậy những loài cây sống trên cạn có đặc điểm gì khác so với các loài cây sống dưới nước. 
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh?
Hoạt động 2: Triển lãm tranh sưu tầm.
Mục tiêu: Giới thiệu thêm về sự phong phú của thế giới thực vật.
Cách tiến hành:
-Mỗi nhóm tập trung hình ảnh trang trí vào bảng.
- Đại diện nhóm trình bày giới thiệu về tên và đặc điểm của các loài cây nhóm sưu tầm được
- GV nhận xét, tuyên dương
 3.Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài: Một số lồi cây sống trên cạn
- Hs lắng nghe .
- HS nhắc tựa bài(HSCHT)
- HSCHT nối tiếp nhau nêu tên 1 cây
- HS kể và phát Bàiểu tự do
- Trên cạn, dưới nước.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Loài vật sống trên cạn, trên cây, dưới nước, dưới biển....
-Quan sát, xem tivi, hỏi bạn, hỏi GV, xem sách....
-Cả lớp quan sát.
-HS trả lời
-Chăm sóc, bảo vệ chúng, không chặt phá bừa bãi....
-Đại diện các nhóm trình bày
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TNXH
Tuần 26: Thứ năm ngày 24 tháng 02 năm 2015 
Tiết 26: Tên bài dạy: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
 ( Chuẩn KTKN: 89 , SGK: 54) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: (THEO CKT&KNS)
Nêu được tên, ích lợi của một số cây sống dưới nước. 
KNS:
 - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin về các loàii cây sống dưới nước. 
 - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không Nên làm gì để bảo vệ cây cối. 
 - Kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ cây cối. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động độc lập. 
II. CHUẨN BỊ:
- HS : sưu tầm 1 số cây sống dưới nước(tranh ảnh, cây thật).
- GV : Tranh anh về các loài cây sống dưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Nêu tên và lợi ích các loại cây sống ở trên cạn?
=> Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
 -Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
 a. Hoạt động 1: Nhận Bàiết các loài cây sống dưới nước.
Mục tiêu : Nhận bàiết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước
Cách tiến hành :
Bước 1 : GV nêu tình huống có vấn đề
- GV hỏi : Hãy kể một số loài cây sống trên cạn? Vậy theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước?
Bước 2 : Suy nghĩ ban đầu
 ª HS Ghi nhanh các dự đoán của cá nhân vào vở ghi chép (2 phút) 
 ª Nhóm trưởng tổng hợp lại ý kiến của nhóm 
 ª Đại diện các nhóm trình bày. GV ghi nhanh ý kiến của các nhóm 
Em làm thế nào để biết các loại cây đó thuộc vào nhóm nào gì ?
 - HS đề xuất các hình thức như tìm hiểu
Bước 3 : Tiến hành thực nghiệm
- Các nhóm tiến hành quan sát các bức tranh về những loài cây sống dưới nước, vật thật và ghi lại kết quả (3phút)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bước 4 : So sánh kết quả với dự đoán ban đầu 
- GV + HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
Suy nghĩ ban đầu
Kết quả thực nghiệm
- GV hướng dẫn HS chia nơi sống của loài cây sống dưới nước thành 2 nhóm
Bước 5 : Kết luận + mở rộng.
=> Có nhiều loài cây sống dưới nước. Nhưng một số cây một số cây lại sống trôi nổi trên mặt nước còn một số cây lại có rễ bám sâu vào bùn đất.
 b. Hoạt động 2: Ích lợi của một số loài cây sống dưới nước. 
Mục tiêu : HS Bàiết ích lợi của 1 số cây sống dưới nước
Cách tiến hành :
- Cả lớp mở SGK quan sát và TL theo câu hỏi trong SGK trang 54- 55
- 1 HS đọc câu hỏi lên. HS thảo luận nhóm đôi.
 + Từng cặp chỉ và nói với nhau tên những cây trong hình.
- Lớp theo dõi- Nhận xét bổ sung.
 + Cây lục bình (cây rong, cây sen) mọc ở đâu?
 +Cây bèo, rong, sen có hoa không? Hoa của nó thường có màu gì? Những cây này được dùng để làm gì?
- GV kết luận: Cây Lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước.
* Ngoài những cây ở trong SGK em còn Bàiết những loại cây sống dưới nước nào khác không ? Cho Bàiết ích lợi của loài cây đó ?
+ Những cây mà các nhóm vừa kể được dùng để làm gì?
=> GV chốt những câu HS trả lời đúng.
* Cây cối để đan chiếu, đan giỏ xuất khẩu.
* Cây lúa nước: Lương thực thực phẩm.
* Cây rau muống nước: rau.
=> Kết luận : Có rất nhiều loài cây sống dưới nước. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.
-Cây sống dưới nước mỗi cây đều cho ta 1 ích lợi. Vậy ta cần phải làm gì?
+ Chăm sóc, bảo vệ như thế nào?
-GV cùng HS nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò 
- GV theo dõi HS nối 
- 1 dãy 4 HS lên tiếp sức nhau nối cây với nơi sống trên cạn( dưới nước) sao cho thích hợp
- Lớp theo dõi, 1 HS nêu miệng lên.
- Nhận xét tuyên dương nhóm HS nối nhanh, đúng.
 Cây rau muống nước
 Cây bàng	 Trên cạn
 Cây sen
 Cây rau lang
 Cây bèo	 Dưới nước
 Cây dừa nước 
 Cây hoa hồng
- Về nhà quan sát tìm hiểu thêm 1 số loại cây khác 
- Xem trước bài, sưu tầm tranh ảnh về loài vật.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS nhắc tựa bài.
.
- HSCHT kể ( Từng em kể). Lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ.
Xem trên Internet, xem tivi, trên sách, báo)
-HS quan sát
-2HS đọc
+Mọc dưới nước, ao(hồ, đầm)
+ Cây lục bình, sen có hoa màu tím (hồng). Làm thức ăn và trang trí.
-Điêng điểng, rau nhúc, rau tai tượng, ....Chúng được làm thức ăn.
-Chế Bàiến thức ăn.(HSCHT)
-Chăm sóc và bảo vệ nó.
- Cần trồng cây, bón phân, xịt thuốc,..Đó cũng chính là các em góp phần vào bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_nam_hoc_2019_2020_bui_thi_n.doc
Giáo án liên quan