Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 24: Cây sống ở đâu ? - Phạm Thị Phương Thảo

1.Hoạt động 1: Tìm hiểu cây sống ở đâu?

- Mục tiêu: Học sinh biết được cây sống ở được ở nhiều nơi: trên cạn, dưới nước

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, bàn tay nặn bột

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề

GV: Quan sát xung quanh nơi ở, trên đường, ngoài đồng ruộng, ao, hồ, các em thấy cây cối có thể mọc được ở những nơi đâu?

GV: Xung quanh nơi ở, trên đường, ngoài đồng ruộng, ao, hồ, cây cối có thể mọc được. Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu điều kiện sống của cây

Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh

- GV yêu cầu học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép TNXH về cây sống ở đâu, sau đó thảo luận nhóm 6 để ghi vào bảng nhóm

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 24: Cây sống ở đâu ? - Phạm Thị Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Phạm Thị Phương Thảo (3/7)
Sinh viên: D9TH2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 2
BÀI 24: CÂY SỐNG Ở ĐÂU?
I.Mục tiêu
- Kiến thức: Cây cối có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước
- Kỹ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, mô tả, nhận xét
- Thái độ: Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh, SGK, giấy A3, hồ dán, sưu tầm tranh ảnh các loài
III.Phương án tìm tòi
- Phương pháp quan sát tranh ảnh và quan sát vật thật
IV. Hoạt động dạy học
A.Khởi động
1. Ổn định tổ chức
- Học sinh hát bài: “Cái cây xanh xanh”
- Nói về cuộc sống xung quanh em
- Em làm gì để cuộc sống xung quanh luôn tươi đẹp?
B.Bài mới
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu cây sống ở đâu?
- Mục tiêu: Học sinh biết được cây sống ở được ở nhiều nơi: trên cạn, dưới nước
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, bàn tay nặn bột
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV: Quan sát xung quanh nơi ở, trên đường, ngoài đồng ruộng, ao, hồ, các em thấy cây cối có thể mọc được ở những nơi đâu?
GV: Xung quanh nơi ở, trên đường, ngoài đồng ruộng, ao, hồ, cây cối có thể mọc được. Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu điều kiện sống của cây
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh
- GV yêu cầu học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép TNXH về cây sống ở đâu, sau đó thảo luận nhóm 6 để ghi vào bảng nhóm
+ Cây có thể sống dưới nước
+ Cây có thể sống trên cạn
+ Cây có thể sống ngoài đồng ruộng
+ Cây có thể sống dưới ao, hồ
+ Cây có thể sống ngoài vườn, 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi
GV tập hợp thành nhóm biểu tượng ban đầu từ việc suy đoán của học sinh, hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, học sinh đề xuất các câu hỏi
? Cây sống trên cạn được không?
? Cây sống ngoài vườn được không?
? Cây sống dưới ao, hồ được không?
GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm:
Cây có thể sống được ở những nơi nào?
- Để trả lời được câu hỏi trên GV cho học sinh thảo luận nhóm 6, đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về cây sống ở đâu? 
- GV nên cho học sinh quan sát tranh ảnh SGK, quan sát thực tế
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
Để trả lời câu hỏi: cây sống ở đâu? Học sinh viết dự án vào vở TNXH
- GV cho học sinh xem hình vẽ số 1 SGK để các em quan sát hình ảnh thực tế các loại cây
- HS quan sát ảnh trong sách, xung quanh vườn trường để trả lời câu hỏi: Cây sống ở đâu? Học sinh ghi kết quả vào vở TNXH
Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trả lời được câu hỏi
- GV hướng dẫn học sinh so sánh lại biểu tượng ban đầu của các em ở bước 2 để các em khắc sâu kiến thức (Ban đầu em nghĩ cây sống ở những nơi nào? Sau khi quan sát em rút ra được kết luận như thế nào?)
- Học sinh nêu kết luận: Cây có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước
- GV ghi lên bảng sau đó cho học sinh nhắc lại
2. Hoạt động 2: Triển lãm tranh sưu tầm 
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm về sự phong phú của thế giới thực vật
- Phương pháp: quan sát
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu các nhóm tranh trí hình ảnh vào giấy A3
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương
- Các nhóm tranh trí
- Đại diện các nhóm trình bày giới thiệu về tên và đặc điểm các loài cây nhóm sư tầm được
- Các nhóm nhận xét
- Học sinh lắng nghe
3.Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau: Một số loài cây sống trên cạn
RÚT KINH NGHIỆM 
 Ninh Bình, ngày 03 tháng 11 năm 2019
 Người thực hiện
 Phạm Thị Phương Thảo

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_24_cay_song_o_dau_pham.docx
Giáo án liên quan