Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 21: Cuộc sống xung quanh - Nguyễn Thị Như Quỳnh

2. Bài mới: (25 - 27 phút)

a, Giới thiệu: (1 phút)

-GV: Như vậy, có thể thấy rằng, bố mẹ và những người thân trong gia đình các con – mỗi người đều làm một nghề. Vậy còn mọi người sống xung quanh em thì sao ? Họ có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của các con không thì ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “Cuộc sống xung quanh”.

b, Phát triển các hoạt động (26 phút)

* Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- GV: Cả lớp quan sát hình vẽ trên bảng (Bức tranh số 1 – sgk), làm việc cá nhân trong vòng 2 phút và thực hiện yêu cầu ở phía dưới: “ Hãy kể những gì em nhìn thấy trong bức tranh”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 21: Cuộc sống xung quanh - Nguyễn Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2020 
Người dạy: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp: 2E
Môn: Tự nhiên- xã hội
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 21: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
Mục tiêu:
 Sau khi học xong, học sinh sẽ đạt được:
1.Kiến thức:
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
2. Kỹ năng:
- HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
3. Thái độ:
- HS ham thích môn học.
II. Các phương tiện dạy học:
Máy chiếu (tranh, ảnh trong SGK trang 44 – 45).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ: (3 - 5 phút)
An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Câu hỏi:
Khi ngồi trên thuyền, em phải làm gì để đảm bảo an toàn ?
Khi ngồi trên xe đạp, xe máy, em phải làm gì để đảm bảo an toàn ?
Khi ngồi trên tàu hỏa, em phải làm gì để đảm bảo an toàn ?
- GV nhận xét.
- GV: Bố mẹ và những người thân trong gia đình của con làm những nghành nghề gì ?
2. Bài mới: (25 - 27 phút)
a, Giới thiệu: (1 phút)
-GV: Như vậy, có thể thấy rằng, bố mẹ và những người thân trong gia đình các con – mỗi người đều làm một nghề. Vậy còn mọi người sống xung quanh em thì sao ? Họ có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của các con không thì ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “Cuộc sống xung quanh”.
b, Phát triển các hoạt động (26 phút)
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- GV: Cả lớp quan sát hình vẽ trên bảng (Bức tranh số 1 – sgk), làm việc cá nhân trong vòng 2 phút và thực hiện yêu cầu ở phía dưới: “ Hãy kể những gì em nhìn thấy trong bức tranh”. 
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Kể tên một số ngành nghề của người dân qua các bức tranh.
- GV: Yêu cầu HS quan sát các bức tranh từ 2-8 trong SGK. Trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các ngành nghề trong mỗi bức tranh ?
(Hoạt động nhóm bàn) 
- GV: Mời 1 bạn đọc to yêu cầu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV: Vừa rồi chúng ta đã được tìm hiểu về các ngành nghề của người dân qua các bức tranh. Vậy, để hiểu rõ hơn về các ngành nghề đó thuộc vùng miền nào của đất nước chúng ta, yêu cầu cả lớp hoàn thành bài tập sau đây.
- Ở bài tập này, cô đã phân chia rõ 2 vùng miền khác nhau. Một bên là vùng Trung du, miền núi và Tây Nguyên. Một bên là vùng đồng bằng ven biển. Nhiệm vụ của các con là sắp xếp các bức tranh một cách hợp lí sao cho mỗi ngành nghề phù hợp với từng vùng miền. Mời 1 bạn đọc to yêu cầu trên.
Ở hoạt động này, yêu cầu cả lớp tiếp tục thảo luận theo nhóm bàn trong vòng 3 phút
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV: Vậy, qua những hình ảnh trên, các em có nhận xét gì về ngành nghề của người dân ở mỗi vùng miền khác nhau của Tổ quốc ?
Kết luận: Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có những ngành nghề khác nhau.
- GV: Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về một số ngành nghề trên những vùng miền khác nhau của Tổ quốc, để giúp các con biết thêm 1 số nghề đặc trưng khác, cô cùng các con đi du lịch một vòng qua màn ảnh nhỏ. 
- GV giới thiệu:
+ Một số hoạt động của người dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn trung du và miền núi.
+ Một số hoạt động của người dân nông thôn ở vùng đồng bằng.
+ Một số hoạt động của người dân nông thôn ở vùng ven biển.
3.Củng cố - dặn dò: ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học mới.
- Để đảm bảo an toàn, không được đi lại, nô đùa khi đi trên thuyền. 
- Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước.
- Để đảm bảo an toàn, không được bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài khi tàu xe đang chạy. 
- HS nhận xét
- Cá nhân HS phát biểu ý kiến
Chẳng hạn:
Bố em là bác sĩ
Mẹ em là cô giáo
Anh trai em là kĩ sư
HS nối tiếp nhau đọc tên bài theo hàng dọc. 
HS làm việc cá nhân, quan sát và trả lời câu hỏi.
HS chia sẻ ý kiến, chẳng hạn:
+ Có rất nhiều người và xe cộ trên đường. Xung quanh là các cơ quan làm việc như ngân hàng, công an huyện, bưu điện, UBND huyện hay trường học,
HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm bàn, trả lời.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu: “Hãy kể tên ngành nghề của người dân trong các bức tranh”.
Đại diện các nhóm trình bày
+ H2: Dệt vải
+ H3: Hái chè
+ H4: Thu hoạch lúa
+ H5: Thu hoạch cà phê
+ H6: Buôn bán trên sông
+ H7: Đánh bắt cá
+ H8: Làm muối
HS nhận xét, chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS trả lời, nhận xét.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh chú ý, lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_21_cuoc_song_xung_quanh.doc