Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn - Năm học 2015-2016

- Đại diện các nhóm trả lời:

+ Tranh 1: Lạc đà- Sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.

+ Tranh 2: Bò- Sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình.

+ Tranh 3: Hươu- Sống ở đồng cỏ. Thức ăn của chúng là cỏ.

+ Tranh 4: Chó- Chúng ăn xương, thịt và được nuôi trong nhà.

+ Tranh 5: Thỏ rừng- Sống trong hang, ăn cà rốt.

+ Tranh 6: Hổ- Sống trong rừng. Chúng ăn thịt.

+ Tranh 7: Gà- Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà.

- Các nhóm khác nghe, bổ sung.

- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.

- Hỏi: Cho biết trong những con vật trên con nào sống hoang dã? – HS trả lời.

Hỏi thêm:

+ Tại sao lạc đà có thể sống nơi sa mạc? (Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu đựng

được nóng).

+ Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất? (Thỏ rừng, chuột, giun, dế,.)

 Chốt lại: Có nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi , ngựa , chó, lừa, hổ,.; có loài

vật đào hang sống dưới đất như: thỏ rừng, giun, dế. Chúng ta cần bảo vệ các loài vật

sống trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.

pdf4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
TUẦN 28 
Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2016 
Tự nhiên và xã hội 
Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn 
I. Mục tiêu 
- Nêu tên và ích lợi của một số loài vật sống trên cạn. 
- Phân loại vật nuôi trong gia đình và vật sống nơi hoang dã. 
- Có kĩ năng quan sát , nhận xét và mô tả. 
- Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm. 
* GDBVMT: Chăm sóc vật nuôi cẩn thận, không săn bắn các loài động vật hoang dã, 
Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho 
động vật sinh sống. 
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: SGK, SGV, máy chiếu, hình vẽ trong sách giáo khoa; sưu tầm tranh, ảnh các con 
vật sống trên cạn,... 
- HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh các con vật sống trên cạn,... (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 
1. Hoạt động 1: Khởi động – Hát. 
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ. 
- GV đưa ra 2 câu hỏi: 
+ Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất – Loài vật sống ở đâu? 
a) Có thể sống trên cạn. 
b) Có thể sống dưới nước. 
c) Có thể sống trên không. 
d) Cả 3 đáp án trên. 
+ Câu 2: Hãy nêu tên các con vật sau và cho biết những con vật này sống ở đâu? (Sống 
trên cạn: Gà trống, con bò, con voi; sống dưới nước: con cá vơi, con cua; bay lượn 
trên không: con chim bồ câu, con đại bàng). 
- GV dẫn vào bài mới: 
+ GV cho HS nghe 3 tiếng kêu của 3 con vật sống trên cạn. Sau đó cho HS đoán xem 
tiếng kêu đó là của con vật nào? (Con mèo, con gà, con bò). 
+ GV hỏi tiếp: Ba con vật này đều có 1 đặc điểm chung là gì? (Đều sống ở trên cạn). 
2 
+ GV nói: Vậy bây giờ để biết xem 3 con vật này có những lợi ích gì, cũng như là biết 
thêm một số con vật khác sống trên cạn, thì cô mời các em cùng tìm hiểu bài 28: "Một số 
loài vật sống trên cạn". 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loài vật sống trên cạn 
* Mục tiêu: - Nói tên và nêu lợi ích của một số con vật sống trên cạn. 
- Phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã. 
- Yêu quý, bảo vệ các con vật, đặc biệt là các con vật quý hiếm. 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi: 
+ Nêu tên các con vật trong tranh? 
+ Cho biết chúng sống ở đâu? 
+ Thức ăn của chúng là gì? 
+ Con nào được nuôi trong nhà, con nào sống nơi hoang dã hoặc được nuôi trong 
vườn thú? 
- Đại diện các nhóm trả lời: 
+ Tranh 1: Lạc đà- Sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú. 
+ Tranh 2: Bò- Sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình. 
+ Tranh 3: Hươu- Sống ở đồng cỏ. Thức ăn của chúng là cỏ. 
+ Tranh 4: Chó- Chúng ăn xương, thịt và được nuôi trong nhà. 
+ Tranh 5: Thỏ rừng- Sống trong hang, ăn cà rốt. 
+ Tranh 6: Hổ- Sống trong rừng. Chúng ăn thịt. 
+ Tranh 7: Gà- Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà. 
- Các nhóm khác nghe, bổ sung. 
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh. 
- Hỏi: Cho biết trong những con vật trên con nào sống hoang dã? – HS trả lời. 
Hỏi thêm: 
+ Tại sao lạc đà có thể sống nơi sa mạc? (Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu đựng 
được nóng). 
+ Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất? (Thỏ rừng, chuột, giun, dế,....) 
 Chốt lại: Có nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi , ngựa , chó, lừa, hổ,...; có loài 
vật đào hang sống dưới đất như: thỏ rừng, giun, dế... Chúng ta cần bảo vệ các loài vật 
sống trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm. 
3. Hoạt động 3: Triển lãm 
3 
* Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về nơi sống của loài vật. Thích sưu tầm 
và bảo vệ các loài vật. 
- Yêu cầu học sinh nêu lợi ích của các con vật mà mình đã sưu tầm hoặc được biết. VD: 
Bò sữa, chó, gà, trâu, giun, mèo, rắn, lạc đà. 
- Mỗi học sinh nêu lợi ích của 1 con vật. 
Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
+ Bò sữa: Cung cấp sữa. 
+ Chó: Giữ nhà. 
+ Gà: Cung cấp trứng, thịt. 
+ Trâu: Cày ruộng. 
+ Giun: Làm cho đất tơi xốp. 
+ Mèo: Bắt chuột. 
+ Rắn: Làm thuốc. 
+ Lạc đà: Chở người và vận chuyển hàng hoá trên sa mạc. 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh. 
- GV cho HS xem một số hình ảnh về một số loài vật sống trên cạn đã sưu tầm. 
- Chốt ý: Một số loài vật cũng có ích đối với con người, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ 
các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm. 
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
* Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ bài sâu qua một số câu đố. 
- Giáo viên tổ chức cho HS tham gia giải câu đố qua trò chơi: Ô cửa bí ẩn. 
- Đưa ra các câu đố, yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời: 
+ Con gì mào đỏ 
Lông mượt như tơ 
Sáng sớm tinh mơ 
Gọi người thức giấc (Con gà trống) 
+ Con gì mắt sáng về đêm 
Nằm trong bóng tối nhìn em dịu hiền 
Chuột kia vừa mới hiện lên 
Nghe hơi của nó vội vàng chạy ngay. (Con mèo) 
+ Con gì có cánh 
Mà lại biết bơi 
4 
Ngày xuống ao chơi 
Đêm về đẻ trứng. (Con vịt) 
+ Đây là một con vật sống trong rừng, nó được nhắc đến trong câu chuyện “Cô bé quàng 
khăn đỏ”. (Con sói) 
+ Con gì ăn no 
Bụng to mắt híp 
Mồm kêu ụt ịt 
Nằm thở phì phò (Con heo – con lợn) 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh. 
* GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật? (Chăm sóc vật nuôi cẩn thận, 
không săn bắn các loài động vật hoang dã, Không được giết hại, săn bắn trái phép, 
không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống). 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS: Về nhà quan sát tìm hiểu thêm 1 loài vừa sống hoang dã, vừa là vật nuôi, 
đặc điểm của nó. 
- Chuẩn bị bài sau: Một số loài vật sống dưới nước. 

File đính kèm:

  • pdfBai_28_Mot_so_loai_vat_song_tren_can.pdf