Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 1: Cơ quan vận động

 Hoạt động 2: Giới thiệu cơ quan vận động:(ĐDDH: Tranh)

 Mục tiêu:

- HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.

- HS nêu được vai trò của cơ và xương.

 Phương pháp: Quan sát, trực quan, thảo luận.

- Bước 1: Sờ nắn để biết lớp da và xương thịt.

- GV sờ vào cơ thể: cơ thể ta được bao bọc bởi lớp gì?

- GV hướng dẫn HS thực hành: sờ nắn bàn tay, cổ tay, ngón tay của mình: dưới lớp da của cơ thể là gì?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6/ trang 5.

- Tranh 5, 6 vẽ gì?

- Yêu cầu nhóm trình bày lại phần quan sát.

* Chốt ý: Qua hoạt động sờ nắn tay và các bộ phận cơ thể, ta biết dưới lớp da cơ thể có xương và thịt (vừa nói vừa chỉ vào tranh: đây là bộ xương cơ thể người và kia là cơ thể người có thịt hay còn gọi là hệ cơ bao bọc). GV làm mẫu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 1: Cơ quan vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứngàytháng.năm
Bài 1 : CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ quan và xương trong các cử động của cơ thể.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ – xương)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
Kiểm tra ĐDHT.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Cơ quan vận động.
v Hoạt động 1: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận cử động của cơ thể.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trực quan.
Yêu cầu 1 HS thực hiện động tác “lườn”, “vặn mình”, “lưng bụng”.
GV hỏi: Bộ phận nào của cơ thể bạn cử động nhiều nhất?
Chốt: Thực hiện các thao tác thể dục, chúng ta đã cử động phối hợp nhiều bộ phận cơ thể. Khi hoạt động thì đầu, mình, tay, chân cử động. Các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng là nhờ cơ quan vận động
v Hoạt động 2: Giới thiệu cơ quan vận động:(ĐDDH: Tranh)
Ÿ Mục tiêu: 
HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
HS nêu được vai trò của cơ và xương.
Ÿ Phương pháp: Quan sát, trực quan, thảo luận.
- Bước 1: Sờ nắn để biết lớp da và xương thịt.
GV sờ vào cơ thể: cơ thể ta được bao bọc bởi lớp gì?
GV hướng dẫn HS thực hành: sờ nắn bàn tay, cổ tay, ngón tay của mình: dưới lớp da của cơ thể là gì?
GV yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6/ trang 5.
Tranh 5, 6 vẽ gì?
Yêu cầu nhóm trình bày lại phần quan sát.
* Chốt ý: Qua hoạt động sờ nắn tay và các bộ phận cơ thể, ta biết dưới lớp da cơ thể có xương và thịt (vừa nói vừa chỉ vào tranh: đây là bộ xương cơ thể người và kia là cơ thể người có thịt hay còn gọi là hệ cơ bao bọc). GV làm mẫu.
-Bước 2: Cử động để biết sự phối hợp của xương và cơ.
GV tổ chức HS cử động: ngón tay, cổ tay.
Qua cử động ngón tay, cổ tay phần cơ thịt mềm mại, co giãn nhịp nhàng đã phối hợp giúp xương cử động được.
Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ và xương mà cơ thể cử động.
Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
v Hoạt động 3: Trò chơi: vật tay
Ÿ Mục tiêu: HS hiểu hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
Ÿ Phương pháp: Trò chơi.
GV phổ biến luật chơi. 
GV quan sát và hỏi:
Ai thắng cuộc? Vì sao có thể chơi thắng bạn? 
Tay ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động phát triển tốt cần thường xuyên luyện tập, ăn uống đủ chất, đều đặn.
GV chốt ý: Muốn cơ quan vận động khỏe, ta cần năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ săn chắc, xương cứng cáp. Cơ quan vận động khỏe chúng ta nhanh nhẹn.
4. Củng cố – Dặn dò 
* Rút kinh nghiệm: 
- Hát
- HS thực hành trên lớp.
- Lớp quan sát và nhận xét.
- HS nêu: Bộ phận cử động nhiều nhất là đầu, mình, tay, chân.
- Hoạt động nhóm.
- Lớp da.
- HS thực hành.
- Xương và thịt.
- HS nêu 
- HS thực hành.
- HS nhắc lại.
2em chơi thử ,sau đóchơi theo nhóm 3 người.
- HS nêu.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docBai_1_Co_quan_van_dong.doc