Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Tiết 1) - Nguyễn Thị Như Quỳnh

1. Ổn định: (2p)

- GV mở nhạc cho cả lớp hát bài “Hoa lá mùa xuân”

2. Bài cũ : (2p)

- Khi nhặt được của rơi con cần phải làm gì? Vì sao, con lại làm như vậy?

- Khi thấy bạn nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại cho người mất. Con sẽ làm gì?

3. Bài mới: (30p)

 Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài "Biết nói lời yêu cầu, đề nghị" để biết cách vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.

*Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống.

- GV mở tranh phóng to của bài tập 1 trên máy chiếu.

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài: Con hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với Tâm?

- Hãy thảo luận theo nhóm bàn và cho cô biết Nam sẽ nói gì với Tâm. Rồi đóng vai Nam và Tâm để thể hiện tình huống này.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Tiết 1) - Nguyễn Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2020 
Người dạy: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp: 2E
Môn: Đạo đức
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	 Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( tiết 1)
I.Mục tiêu: 
Sau khi học xong, học sinh đạt được :
1. Kiến thức: 
Giúp HS biết:
Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì như thế mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình.
Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị.
2. Kỹ năng:
Biết sử dụng và mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu đề nghị không phù hợp.
II. Đồ dùng dạy- học:
Giáo viên: Kế hoạch bài học, tranh ảnh, kịch bản mẫu cho HS chuẩn bị.
Học sinh: Vở bt, thẻ xanh, thẻ đỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên:
 Hoạt động của học sinh:
1. Ổn định: (2p)
- GV mở nhạc cho cả lớp hát bài “Hoa lá mùa xuân”
2. Bài cũ : (2p)
- Khi nhặt được của rơi con cần phải làm gì? Vì sao, con lại làm như vậy?
- Khi thấy bạn nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại cho người mất. Con sẽ làm gì?
3. Bài mới: (30p)
 Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài "Biết nói lời yêu cầu, đề nghị" để biết cách vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
*Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống.
- GV mở tranh phóng to của bài tập 1 trên máy chiếu.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài: Con hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với Tâm?
- Hãy thảo luận theo nhóm bàn và cho cô biết Nam sẽ nói gì với Tâm. Rồi đóng vai Nam và Tâm để thể hiện tình huống này.
- Tổ chức cho học sinh đóng vai. GV ghi lại lời của học sinh lên bảng.
- HS nhận xét, bổ sung, góp ý:
 + Những cách nói nào là tốt, là hay?
 + Những cách nói nào là chưa hay?
 + Bạn Nam nên nói với giọng nói như thế nào?
- Nêu kết luận: Muốn mượn bút chì của Tâm, Nam cần phải nói những câu đề nghị giúp đỡ một cách lịch sự.
+ Cậu có thể cho mình mượn bút chì được không?
+ Cho tớ mượn bút chì với tâm ơi, dùng xong tớ trả ngay!
+ Tâm ơi, cho mình mượn cái bút chì!
+ Làm ơn cho tớ mượn bút chì. Tớ để quên bút chì ở nhà rồi.
- Hãy cho cô biết khi bạn Nam nói lịch sự, nhẹ nhàng như vậy, bạn Tâm sẽ làm gì?
- Nếu con là bạn Tâm và bị bạn Nam giằng lấy bút, con cảm thấy thế nào?
- Theo các con lời yêu cầu, đề nghị có tác dụng gì?
Kết luận: Lúc nhận được lời yêu cầu, đề nghị, ta cảm thấy được tôn trọng, ngược lại, bạn cũng sẽ tôn trọng ta. Nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi đúng sai
- GV mở tranh trong bài tập 2 trên máy chiếu.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ điều gì?
+ Việc làm của các ban trong tranh là đúng hay sai? Vì sao?
- Mời học sinh trình bày câu trả lời trước lớp.
- Mời học sinh nhận xét, bổ sung ý kiến ở từng tranh.
- GV nêu câu hỏi gợi ý mở rộng, nâng cao:
+ Ở tranh 1, nếu con là em, khi anh giật đồ chơi như thế, con cảm thấy thế nào? Người lớn tuổi hơn có cần nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự với người nhỏ tuổi hơn ko? Nếu con là anh, con sẽ nói thế nào?
+ Ở tranh 3, nếu bạn đẩy con ra để đi vào chỗ, con cảm thấy thế nào? Vì sao? Khi bạn có đề nghị lịch sự như vậy với con, Con sẽ làm gì?
- Từ ngữ nào thể hiện lời yêu cầu, đề nghị lịch sự?
Kết luận: Biết yêu cầu, đề nghị lịch sự là tôn trọng người khác và thể hiện lòng tự trọng. Việc làm trong tranh 2 và tranh 3 là đúng, vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ. Đó là những câu có các từ như: Làm ơn, giúp, nhờ,... ở tranh 1, là anh, nếu muốn mượn đồ chơi của em cũng cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị một cách lịch sự.
*Hoạt động 3: Thực hành trò chơi bày tỏ thái độ
- Phát thẻ xanh - đỏ cho học sinh để bày tỏ thái độ.
- Chiếu bài tập 3 trên máy chiếu và yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh cách chơi trò chơi bày tỏ thái độ: Ý kiến nào tán thành thì giơ thẻ đỏ, ý kiến nào không tán thành thì giơ thẻ xanh.
- Gọi 1 học lên bảng đọc các ý kiến để các bạn giơ thẻ bày tỏ thái độ, yêu cầu HS giải thích ở các ý kiến không tán thành:
a) Nói lời yêu cầu đề, nghị lịch sự là mất thời gian, không cần thiết.
b) Nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự với bạn bè, người thân là khách sáo.
c) Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự với người lớn tuổi.
d) Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần nhờ việc quan trọng.
đ) Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng. 
- GV nhận xét, góp ý, kết luận: Ai ai cũng cần biết yêu cầu, đề nghị người khác một cách lịch sự, dù việc nhỏ hay việc lớn. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng.
*Hoạt động 4: Liên hệ thực hành.
- Yêu cầu học sinh liên hệ:
+ Con đã từng đề nghị ai giúp đỡ chưa?
+ Lúc đó con nói thế nào?
+ Chuyện gì sảy ra sau đó?
- Gọi học sinh nhận xét, góp ý
- Khi yêu cầu đề nghị ai các con cần nói như thế nào?
Kết luận: Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu một cách chân thành, nhẹ nhàng, lịch sự. Không tự ý lấy đồ của người khác để sử dụng khi chưa được phép.
4. Củng cố- Dặn dò: (1p)
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp.
- Chuẩn bị bài cho tuần sau học tiếp tiết 2
- Cả lớp hát
 - Khi nhặt được của rơi con sẽ tìm cách trả lại cho người đánh mất. Như vậy sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
- Con sẽ khuyên bạn nên trả lại cho người đã mất, không nên tham của rơi.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm bàn, trả lời câu hỏi và phân công đóng vi thể hiện tình huống.
Nam có thể nói với Tâm:
+ Cậu có thể cho mình mượn bút chì được không?
+ Tâm ơi, cho mình mượn cái bút chì!
+ Cậu cho tớ mượn bút chì nhé? Tớ để quên ở nhà rồi.
+ Đưa bút đây cho tớ viết.
+...
- 1 số cặp trình bày trước lớp
- HS góp ý, nêu nhận xét: Nếu bạn Nam nói “đưa bút đây cho tớ viết” là không hay, noi như thế là không lịch sự. Các lời nói còn lại là hay, là lịch sự. Bạn Nam nên nói nhẹ nhàng
- HS nhắc lại
- Khi đó bạn Tâm sẽ vui vẻ cho bạn Nam mượn bút ạ.
- Nếu con là bạn Tâm thì con sẽ thấy rất là buồn.
- Lời nói yêu cầu, đề nghị lịch sự giúp mọi người cảm thấy vui vẻ khi được đề nghị, mọi người cảm thấy được tôn trọng.
- HS nhắc lại kết luận
- Quan sát tranh
- Hs đọc
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi cho mỗi bức tranh.
+ Tranh 1: S. Trong tranh vẽ hình 1 anh trai đang giằng gấu bông của em gái. Làm như vậy là sai, anh thì phải nhường nhịn em mới đúng ạ.
+ Tranh 2: Đ. Trong tranh vẽ 1 bạn đang nhờ cô hàng xóm nhắn giúp với mẹ là bạn đi chơi. Việc làm của bạn là đúng vì khi muốn cô giúp, bạn đã nhờ cô rất lễ phép.
+ Tranh 3: Đ. Muốn đi vào chỗ ngồi bạn đã nói với Nam rất lịch sự
- Các HS theo dõi, nhận xét ý kiến
+ Tranh 1: Nếu con là em, khi anh giật đồ chơi như thế, con cảm thấy ấm ức, không vui. Người lớn tuổi hơn cũng cần phải nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự với người nhỏ tuổi hơn. Nếu con là anh con sẽ nói: “cho anh mượn con gấu!”, “em cho anh mượn con gấu được không?”
+ Tranh 3: Nếu bạn đẩy con ra để đi vào chỗ con thấy rất tức giận, rất buồn vì bạn không tôn trọng con. Khi bạn nói lời đề nghị lịch sự như vậy thì con sẽ đứng dậy ngay để bạn đi vào trong.
- Đó là từ: làm ơn, xin hãy, cho mình nhờ, bạn có thể,...
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nhận thẻ
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Lắng nghe hướng dẫn
- Lớp trường lên bảng đọc các câu từ a đến đ. HS còn lại bày tỏ thái độ và giải thích vì sao không tán thành.
a) Không tán thành – thẻ xanh. Mọi người cần thiết phải nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, việc này không hề tốn thời gian.
b) Không tán thành – thẻ xanh. Đối với ai cũng cần phải lịch sự.
c) Không tán thành – thẻ xanh. Đối với người nhỏ tuổi cũng cần phải yêu cầu, đề nghị lịch sự.
d) Không tán thành – thẻ xanh. Việc dù nhỏ, không quan trọng cũng cần phải yêu cầu, đề nghị lịch sự.
d) Tán thành – thẻ đỏ
-HS lắng nghe.
- 1 số HS trả lời theo các câu hỏi.
- Nhận xét góp ý lần nhau.
- Con cần nói nhẹ nhàng, dễ nghe, không hét to, có các từ lịc sự như: làm ơn, xin hãy, giúp,..
 - HS nghe.
- Về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_bai_10_biet_noi_loi_yeu_cau_de_nghi_ti.docx