Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều)

Bài 9, AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (3 let)

1. I.MỤC TIÊU

Sau bai hoc, HS đạt được

+ Về nhận thức khoa học:

 - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường.

 - Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường,

 - Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông,

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

 – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.

II. Chuẩn bị:

- Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

 - Các tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ) ; hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.

 - Phiếu tự đánh giá,

III.Hoạt động dạy học

 

doc134 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả của chúng có màu gì? (Gợi ý: Hầu hết cây xanh quanh em đều có: thân,rễ, lá, hoa và quà. Tuy nhiên, hoa và quà ở cây xanh không phải lúc nào cũng có, Một số loài cây chỉ có hoa hoặc quả vào một mùa nhất định. Ví dụ: Quả vải chỉ cóvào mùa hè (tháng 5, 6) ; Hoa đào thường nở vào mùa xuân, hoa cúc thường nhờ vào mùa thu...)
- HS quan sát cây trong chậu, GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây? (Rễ cây thường ở dưới đất, chúng có nhiệm vụ hút nước và muối khoảng để nuôi cây).
- GV cho HS quan sát rõ thật của một số cây (có thể là cây rau cải hoặc cây dại). 
- Tiếp theo yêu cầu HS vẽ một cây mà mình thích và viết tên các bộ phận của cây,
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian). 
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
 Một số HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về các bộ phận của cây. Cử một có HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm hiểu về các bộ phận của cây ” 
* Mục tiêu
 Khắc sâu kiến thức về các bộ phận của cây. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Chia nhóm 
GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm. 
Bước 2: Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các bộ phận của cây dựa vào tranh ảnh hoặc vật thật mà GV và HS đã chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp 
- GV chọn hai nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,... cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất. 
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát câu thơ có nhắc đến tên các bộ phận của cây.101 
Bước 4: Củng cố
 - HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? (Gợi ý: Hầu hết cây xanh đều có thân, rễ, lá, hoa, quả.)
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách bảo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm / lớp, khuyến khích HS có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
 ĐÁNH GIÁ
 GV có thể sử dụng câu 2 của Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS. 
Lợi ích của cây 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của cây đổi với con người và động vật
 * Mục tiêu ‘
- Nêu được một số lợi ích của một số cây đối với con người và động vật. - Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 71 (SGK). 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong SGK. GV cần gợi mở để khai thác sự hiểu biết của các em, một hình mô tả được nhiều lợi ích của thực vật trong đời sống. 
Gợi ý: 
+ Các cây trong Hình 1, 2, 3: Là thức ăn của người và động vật.
+ Các cây trong Hình 4: Dùng trang trí nhà cửa, làm đẹp nơi công cộng,...
 + Cây trong Hình 5: Là nơi ở của một số động vật, cho bóng mát, sản xuất ra đồ dùng hằng ngày cho con người. 
- HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng hoặc giấy A2 hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ (khuyến khích cao nhất khả năng của tất cả HS trong lớp học). Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình. 
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp. 
Chọn đại diện của nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm về lợi ích của cây. Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn 
Hoạt động 6: Trò chơi “Tìm hiểu về lợi ích của cây ” 
* Mục tiêu 
- Khắc sâu kiến thức về những lợi ích của cây.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội. 
- Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, bước đầu phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm 
GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 HS. Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm. 
Bước 2: Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số cây cỏ trong tranh ảnh hoặc vật thật. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp
 - GV lần lượt cho hai nhóm thi với nhau, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,... cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất,
 - Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ, câu chuyện về lợi ích của cây và các bộ phận bên ngoài của cây. 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em đã học được gì? (Gợi ý: Cây xanh có ích đối với đời sống con người và động vật...) 
Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích của cây có ở xung quanh nhà trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm / lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
 Hoạt động 7: Phân biệt cây rau, cây hoa, cây ăn quả và cây bóng mát 
* Mục tiêu 
- HS nêu và phân biệt được một số cây theo nhu cầu của con người: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...
- HS có khả năng quan sát, tìm hiểu và quan tâm đến thực vật có ở địa phương và xung quanh các em. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình
 Tổ chức hoạt động quan sát hình trang 72, 73 (SGK). 
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 72, 73. 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau cây nào là cây rau, cây cho bóng mát, cây cho hoa và cây cho quả.
Gợi ý
+ Cây rau (hình 1, 2, 3, 7): cà rốt, súp lơ, mùng tơi, bầu. 
+ Cây ăn quả (hình 4, 5, 9): cây thanh long, cây bưởi, cây đào (hoa để ngắm vào dịp Tết khi ra quả để ăn). 
+ Cây cho bóng mát (hình 6): cây bàng. 
+ Cây cho hoa làm trang trí (hình 4, 10): cây hoa đào, cây hoa mai. Ngoài ra, còn khá nhiều loại cây như cây lương thực, cây lúa, cây ngô,... ; cây làm thuốc... (GV yêu cầu HS kể thêm).
- HS ghi vào bảng phụ hoặc giấy A2 về các nhóm cây vừa học. 
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình.
 - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).
 Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp
 Cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm về các loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả,... Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 8: Tìm hiểu về một số loại cây cho: rau, hoa, quả, bóng mát ; Trò chơi “Tôi là cây gì? ” 
* Mục tiêu 
- Phân biệt và khắc sâu được một số loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, thuyết trình.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm
 GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có nhiều cặp HS.
 Bước 2: Hoạt động cặp 
Lần lượt từng cặp một đóng vai như vi dụ đã mô tả trong SGK trang 73. Một bạn mô tả về cây, vai trò của cây đỏ, bạn kia trả lời,... cứ như vậy lần lượt với từng cặp còn lại và có thể đôi vai cho nhau.
 Bước 3: Hoạt động cả lớp
 GV chọn mỗi nhóm một cặp điển hình, có nhiều ý tưởng sáng tạo lên trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá và bổ sung. Tuỳ sự sáng tạo và điều kiện mà GV có thể có những cách khen thưởng thích hợp cho HS.
 Bước 4: Củng cố 
- HS nêu: Sau bài học này, em đã học được điều gì? 
- Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các loại cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát và một số loài cây làm thuốc, cây lương thực có ở xung quanh nhà trường học và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
 Lưu ý:
- GV củng cố, khai thác HS có thể nêu được nhiều tên và lợi ích của cây xanh, nhằm khắc sâu bài học ở Hoạt động 1 và mở rộng vốn hiểu biết của HS.
- Phân biệt một số loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát,... GV có thể mở rộng hơn, ngoài các cây đã nêu trên còn có cây làm thuốc, cây hương thực,... Khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các cây cỏ ở địa phương nơi em sống.
IV. ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng câu 4, 5 của Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. 
Bài 11.
CÁC CON VẬT QUANH EM (3 tiết)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học: 
Nêu được tên một số con vật và bộ phận của chúng. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật
*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật. 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình ảnh trong SGK. 
- Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do GV và HS chuẩn bị. - Hình ảnh các con vật đang di chuyển.
 – Bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. 
- Bảng phụ / giấy A4, giấy A2. 
III.Hoạt động dạy học 
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát có nội dung về một số con vật quen thuộc đã học ở trường mầm non như: Chú voi con ở bản Đôn, Đàn vịt con ; Gà trống, mèo con và cún con,...
 - HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những gì? 
- Những từ nào nói về các con vật?
GV dẫn dắt bài học: Bài học nói đến các con vật...(GV chọn bài hát nào thì giai thich, dẫn dắt theo nội dung của bài hát đó). Chúng ta sẽ tìm hiểu các con vật em qua Bài 11. 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Nhận biết một số con vật 
Hoạt động 1: Nhận biết một số con vật 
* Mục tiêu
- Gọi tên một số con vật,
 - Biết đặt câu hỏi về tên một số con vật và chiều cao, màu sắc của chúng. 
- So sánh về chiều cao, độ lớn của một số con vật với nhau.
 * Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi 
- Hướng dẫn HS cách quan sát các hình trang 74, 75 (SGK). 
- Hỏi: Trong hình này có những con vật nào? 
Gợi ý:
 - Kể tên các con vật có trong hình. Chúng có những màu gì? GV lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết và đúng tên các con vật có trong hình, GV gợi ý, hướng dẫn để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm. 
- So sánh các con vật có trong hình: Con nào to, cao ; con nào nhỏ, thấp? Vì sao em biết? 
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các con vật có trong SGK và bộ hình ảnh mà GV và HS đã chuẩn bị: tên con vật, chiều cao, kích thước của các con vật có trong hình / bộ tranh ảnh (nếu có),...
 - Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời (tuỳ trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau: 
+ Con này là con gì? Nó có đặc điểm gì?
 + Nó cao hay thấp? Nó có màu gì? 
- Nhà bạn hoặc trường hoặc hàng xóm / địa phương em thường nuôi những con? Hãy ghi vào hoặc vẽ vào bảng phụ giấy A4, 
Bước 3. Tổ chức làm việc nhóm 
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các con vật và tranh vẽ vừa
 - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp 
Cử đại diện trong nhóm giới thiệu về tên một số các con vật của nhóm. Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. LUYEN TAP VÅ VAN DUNG 
Hoạt động 2: Thi gọi tên một số con vật
* Mục tiêu 
- Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các các con vật.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm
GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia bộ ảnh mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các con vật qua tranh ảnh, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp
 - GV chọn lần lượt hai nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,... cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất.
 Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc đến tên các con vật bằng cách tổ chức một trò chơi nhỏ: Thi tìm tên các con vật qua các bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện và chọn nhóm tốt nhất trình bày trước lớp. Hoạt động này nhằm khắc sâu tên các con vật mà HS đã học được và phát huy năng lực ngôn ngữ qua các bài thơ, bài hát của HS đã được học ở lớp mẫu giáo. Ngoài ra, hoạt động này nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc và phát huy trí tuệ ngôn ngữ, âm nhạc của HS.
Bước 4: Củng cố, 
HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? (Gợi ý: Trong tự, rất nhiều loài vật, có những con vật rất cao và tô nhự, con voi, con hươu cao cổ,... có những con vật lại rất nhỏ như con kiến,...): 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các con vật có xung quanh nhà, khu về nơi em sống và vườn trường Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau, 
Lưu ý:
Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi xung quanh các con vật có trong hình càng tốt.. HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo những gợi ý trên. 
 ĐÁNH GIÁ
 GV có thể sử dụng câu 1 và câu 3 của Bài 11 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. 
Một số bộ phận bên ngoài của con vật
 KHÁM PHÁ KIỂN THỨC MỚI 
Hoạt động 3: Nhận biết một số bộ phận bên ngoài của các con vật
* Mục tiêu
 - Quan sát và nhận biết được một số bộ phận bên ngoài của một số con vật: đầu, mình và cơ quan di chuyển,
 - Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của một số con vật thông qua quan sát. 
- Giới thiệu được các bộ phận bên ngoài của một số con vật với các bạn trong nhóm / lớp. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi
Cho HS quan sát các hình trong SGK trang 76, 77, hỏi HS: Các con vật thường có những bộ phận bên ngoài nào? 
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK trang 76, 77 và chi ra được các bộ phận bên ngoài của các con vật có trong hình. 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các bộ phận bênngoài của các con vật trong SGK và hình HS đã chuẩn bị mang tới lớp. 
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời (tuỷ trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặtđược câu hỏi), gợi ý như sau: Con này là con gi, gồm những bộ phận nào? (Hầu hết các con vật đều có: đầu, mình và cơ quan di chuyển). Nó di chuyển bằng gì?
 - HS sau khi thảo luận, vẽ một con vật có đầy đủ bộ phận mà HS yêu thích vào bảng phụ giấy A2. 
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm 
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của nhóm mình vừa hoàn thành
 - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp
Khắc sâu kiến thức về các bộ phận bên ngoài của các con vật và việc sử dụng được câu hỏi),.
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 4: Trò chơi “Cách di chuyển của các con vật ”
 * Mục tiêu các bộ phận để di chuyển.
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm 
GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Phát bộ tranh / ảnh cho các nhóm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
 Nhóm trưởng hộ cách di chuyển của từng con vật, từng thành viên trong nhóm thể hiện theo cách di chuyển của con vật đó. Nhóm trưởng chọn ra bạn có cách di chuyển giống con vật vừa hô nhất. Cứ như vậy tiếp tục đối với các con vật khác. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên thi với các nhóm khác.
 GV có thể cho các nhóm bốc thăm các con vật và thi xem nhóm nào thể hiện tốt và sáng tạo nhất.
 Nếu còn thời gian thi tổ chức thi “Tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài của cá con vật ” 
Phương án 1: Thi trò chơi ghép chữ bằng các thẻ từ: đầu, mình và cơ quan chuyển (chân, vậy, cánh,...). 
Phương án 2: Thi tìm các câu thơ, bài hát về các bộ phận bên ngoài của các con vật.
Hoạt động này nhằm khắc sâu những tên các bộ phận bên ngoài của các 
con vật mà HS đã học được và phát huy năng lực ngôn ngữ qua các bài thơ, bài hát của HS đã được học ở lớp mẫu giáo, Ngoài ra, hoạt động này nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc và phát huy trí tuệ ngôn ngữ và âm nhạc của HS.
Bước 4: Củng cố
 - HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? (Gợi ý: Các con vật đều có ba bộ phận chính là đầu, mình và cơ quan di chuyển). Theo em, con vật khác với cây xanh ở điểm nào? 
- Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của các con vật khác có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm / lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
 ĐÁNH GIÁ
 GV có thể sử dụng câu 2 của Bài 11 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. 
Lợi ích và tác hại của con vật đối với con người 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của một số con vật đối với con người và động vật 
* Mục tiêu 
- Nêu được một số lợi ích và tác hại của một số con vật đối với con người. Có tình yêu và ý thức bảo vệ loài vật.
 * Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp
 - Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 (SGK).
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người có trong các hình ở SGK.
Lưu ý: GV cần khuyến khích HS khai thác được càng nhiều lợi ích hoặc tác hại càng tốt, phát huy sự hiểu biết và sáng tạo của HS và có thể gợi ý HS cách phòng tránh, tiêu diệt một số loài vật có hại. Dưới đây là một số gợi ý các hình ở trang 78, 79 (SGK). 
+ Hình 1: Con gà cung cấp trứng, thịt cho con người. Trứng gà được chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như: trứng ốp - lết, ca - ra - men,...
+ Hình 2: Con bỏ cung cấp sữa, pho - mat, thịt,... 
+ Hình 3: Con mèo bắt chuột, làm bạn thân thiết của con người,...
+ Hình 4: Con chuột mang nhiều mầm bệnh lây truyền nhiễm như: dịch hạch, sốt... Ngoài ra, do có hai răng nanh luôn mọc dài ra nên chuột hay cằn các đồ vật, đặc biệt là cắn dây điện có thể gây điện giật, hoả hoạn có thể gây chết người. 
 + Hình 5: Ngoài cung cấp sữa, ở các vùng miền núi và nông thôn, bỏ còn dùng để chuyên chở hàng hóa kéo cày kéo bừa.
+ Hình 6: Con ong giúp thụ phân cho cây, tiêu diệt một số loài sâu bệnh cho cây trồng, hút mật hoa làm mật, mật ong rất bổ dưỡng cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nếu để ong đốt thì sẽ rất đau, buốt, 
+ Hình 7: Con ruồi đậu vào phế thải, ăn thức ăn của người. Vì vậy, ruổi là nguyên nhân mang và phát tán nhiều mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, nhiễm trùng da và mắt. 
+ Hình 8: Con gián sống ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, ăn các chất thải và khi chúng bò vào thức ăn, tủ bát,... chúng sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho con người như tiêu chảy, kiết lị,... 
+ Hình 9: Con chim sâu hay còn gọi là chim chích bông rất nhỏ bé nhưng là trợ thủ đắc lực bắt sâu giúp các bác nông dân. Ngoài ra, chim sâu còn có tiếng hót rất hay. 
+ Hình 10: Con muỗi hút máu người gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm đối với con người.
 - GV tổ chức chia nhóm, một nhóm tóm tắt vào bảng hoặc giấy A2 về lợi ích của các con vật bằng sơ đồ hoặc vẽ hình,... Tương tự như vậy, nhóm khác tóm tắt về tác hại của các con vật. 
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình.
 - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).
 Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Cử đại diện HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với con người. Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn, 112
* Mục tiêu
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 6: Trò chơi “Đó là con gì? ”
* Mục tiêu
- Phân biệt được một số con vật có ích và con vật có hại. 
- Phát triển ngôn ngữ, thuyết trình,
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.
- Một bạn được chọn đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật (ví dụ: Con vật di chuyển bằng gì?
- Các bạn trong nhóm dựa vào hình đang có để trả lời.
 Cuối cùng, dựa trên các đặc điểm của con vật, bạn được chọn sẽ nêu được tên con vật đó. Cứ như vậy, lần lượt từng bạn lên đặt câu hỏi và các bạn khác trả lời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp 
GV chọn mỗi nhóm một cặp điển hình, có nhiều ý tưởng sáng tạo lên trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá và bổ sung. Tuỳ sự sáng tạo và điều kiện mà GV có thể có những cách khen thưởng thích hợp cho HS. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_sach_ca.doc