Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Bài 26: Con gà - Năm học 2015-2016 - Ma Thị Sùng
a) Giới thiệu bài:
- Hôm trước các em đã bài con cá
+ Thế con cá sống ở đâu?
- À! Đúng rồi. Hôm nay chúng ta sẽ chuyển sang học về một con vật sống trên mặt đất, rất gần gũi với chúng ta.
- Cả lớp chúng ta cùng lắng nghe và đoán xem con vật gì nhé!.
- GV mở bài hát: Gà trống thổi kèn và hỏi HS bài hát nói về con vật gì?.
Trong giờ TN – XH hôm nay chúng ta cùng học về con gà.
- GV ghi bảng
- GV gọi HS nhắc đề.
b) Hoạt động 1: Đặc điểm các bộ phận bên ngoài của con gà
- GV đưa tranh con gà, Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ và nói tên bộ phận chính bên ngoài cơ thể con gà?
- Cho HS quan sát tranh lần nữa và hỏi:
+ Trên đầu gà có gì?
+ Toàn thân gà được bao phủ bởi gì?
+ Gà di chuyển bằng những bộ phận nào?
+ Gà kiếm ăn bằng gì?
TUẦN 26 Người soạn: Ma Thị Sùng Lớp : 1A Thủ công Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ ngày tháng 3 năm 2016 BÀI : CON GÀ I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết tên các bộ phận chính bên ngoài của con gà. - Biết tác dụng của các bộ phận chính bên ngoài của con gà như : chân giúp gà di chuyển, cánh giúp gà bay được một đoạn ngắn, chân và mỏ giúp gà bới tìm thức ăn. - Biết phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. - Biết các hình thức nuôi gà: nuôi tại nhà và nuôi công nghiệp. - Biết được lợi ích của con gà và các món ăn từ gà. 2. Kĩ năng: - Chỉ được các bộ phận chính bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. - Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. - Nêu được ích lợi của con gà. - Biết cách đề phòng bệnh lây từ gà: dịch cúm gia cầm. 3. Thái độ: - HS có ý thức chăm sóc gà. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng bệnh lây từ gà. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: - Tranh ảnh trong sách giáo khoa bài 26. - Sách giáo khoa. Học sinh: - Sách giáo khoa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Cá có những bộ phận chính nào? - Ăn cá có lợi gì? - GV nhận xét bài cũ 3. Bài mới a) Giới thiệu bài: - Hôm trước các em đã bài con cá + Thế con cá sống ở đâu? - À! Đúng rồi. Hôm nay chúng ta sẽ chuyển sang học về một con vật sống trên mặt đất, rất gần gũi với chúng ta. - Cả lớp chúng ta cùng lắng nghe và đoán xem con vật gì nhé!. - GV mở bài hát: Gà trống thổi kèn và hỏi HS bài hát nói về con vật gì?. Trong giờ TN – XH hôm nay chúng ta cùng học về con gà. - GV ghi bảng - GV gọi HS nhắc đề. b) Hoạt động 1: Đặc điểm các bộ phận bên ngoài của con gà - GV đưa tranh con gà, Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ và nói tên bộ phận chính bên ngoài cơ thể con gà? - Cho HS quan sát tranh lần nữa và hỏi: + Trên đầu gà có gì? + Toàn thân gà được bao phủ bởi gì? + Gà di chuyển bằng những bộ phận nào? + Gà kiếm ăn bằng gì? - GV gọi HS nhận xét. - GV kết luận: Con gà có 4 bộ phận chính: đầu, mình, lông, chân. Toàn thân gà có lông che phủ. Gà di chuyển bằng chân. Gà dùng chân để bới đất và dùng mỏ để mổ thức ăn. - GV cho HS quan sát tranh con gà trống, gà mái, gà con và thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi trong 2 phút: + Đâu là gà trống, gà mái và gà con? Vì sao em biết? + Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở những điểm nào? - GV gọi các nhóm trình bày - GV gọi các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Gà trống, gà mái và gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu c) Hoạt động 2: Lợi ích của con gà - GV cho HS quan sát tranh nuôi gà và hỏi: + Tranh chụp cảnh gì? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo tổ trong 3 phút cho biết: + Người ta nuôi gà để làm gì? + Hãy kể những món ăn được làm từ gà? + Những món ăn từ thịt gà, trứng gà có lợi gì cho sức khỏe? - GV gọi các nhóm trình bày. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Người ta nuôi gà dùng để lấy thịt, lây lông, lấy trứng.Những món ăn từ gà rất nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe như : gà quay, trứng cuốn, gà luộc, trứng rán, trứng ốp la d) Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - GV hỏi: + Nhà em có nuôi gà không? + Nếu có, nhà em cho gà ăn thức ăn gì? - GV giảng : Hiện nay dịch cúm gia cầm đang bùng phát. Gà cũng nằm trong số đó vì vậy cần đề phòng dich bệnh lây từ gà bằng cách: Tiêm phòng dịch cho gà, cho người và chú ý phòng dịch bằng cách rửa tay đủ 6 bước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trò chơi: Bắt chước tiếng gà - GV cho cả lớp đóng vai: + Gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng. + Gà mái cục tác và đẻ trứng. + Gà con kêu chíp chíp. - GV nhận xét và khen ngợi. 4 Củng cố: - GV hỏi: + Gà có những bộ phận bên ngoài nào? - GV nhận xét tiết học và tuyên dương các HS tích cực. - Về nhà làm bài tập trong sách tự nhiên xã hội. 5 Dặn dò - Dặn HS về nhà quan sát con méo nhà em ( nếu có), xem trước bài: Con mèo. - Đầu, mình, đuôi và vây - Có lợi cho sức khỏe + Con cá sống dưới nước. - HS lắng nghe. - Nói về con gà. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - 2 HS lên chỉ và nêu: + Các bộ phận chính : Đầu, mình, lông, chân. - HS trả lời: + Trên đầu gà có mào đỏ. + Toàn thân gà được phủ một lớp lông. + Gà di chuyển bằng chân. + Gà kiếm ăn bằng chân để bới đất và dùng mổ để mổ thức ăn. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi. + Gà trống : Mình to, chân cao, mào đỏ, có lông sặc sỡ, gáy ò ó o o + Gà mái : Nhỏ hơn, lông không sặc sỡ, chân thấp, mào nhỏ, kêu cục tác! Cục tác!! + Gà con : Nhỏ, mới nở thường có 1 màu lông mịn, tiếng kêu chiếp! chiếp!. - Các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. + Tranh 1: Cảnh cho gà ăn. Tranh 2: Cảnh đi thăm trại gà. - HS thực hiện và thảo luận nhóm. + Người ta nuôi gà để lấy thịt, lấy trứng, lấy lông. + Món gà quay, trứng cuốn, gà luộc, trứng rán, trứng ốp la + Những món ăn từ thịt gà, trứng gà giúp cơ thể khỏe mạnh và cao lớn,... - Các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. + HS trả lời. + Gà ăn thóc, giun, gạo, bắp,... - HS lắng nghe. - Cả lớp thực hiện theo lời nói của GV. - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Gà có đầu, mình, lông, chân. - HS lắng nghe. Giáo viên hướng dẫn :
File đính kèm:
- Bai_26_Con_ga.doc