Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 tiết 54: Thú
1. ổn định tổ chức: (1’).
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
? Nêu đặc điểm của các loài chim ?
? Nêu ích lợi của loài chim ?
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
b. Nội dung bài.
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình loài thú nhà trong SGK và các hình sưu tầm.
- Giúp đỡ các nhóm hoàn thành.
Ngày soạn: 08/03/2010 Ngày giảng: 11/03/2010. Người soạn, giảng: Lờ Phạm Chiến. Tiết 4: TỰ NHIấN VÀ XÃ HỘI. Tiết 54: THÚ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. 2. Kỹ năng: - Nêu ích lợi của các loài thú nhà. - Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích. 3. Thái độ: - Yêu thích và bảo vệ các loài thú. - Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập, ... 4. Bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. - Biết bảo vệ một số loài thú hoang dã, cân bằng môi trường sinh thái, ... II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 104+105/SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà. - Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi học sinh. - Giấy khổ to, hồ dán. III. Phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập .... IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1. ổn định tổ chức: (1’). - Cho học sinh hát chuyển tiết. 2. Kiểm tra bài cũ: (2’). ? Nêu đặc điểm của các loài chim ? ? Nêu ích lợi của loài chim ? - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: (25’) a. Giới thiệu bài. - Ghi đầu bài lên bảng. - Gọi học sinh nhắc lại đầu bài. b. Nội dung bài. *Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Yêu cầu học sinh quan sát các hình loài thú nhà trong SGK và các hình sưu tầm. - Giúp đỡ các nhóm hoàn thành. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. ? Em hãy liệt kê những đặc điểm chung của thú ? => Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như: Lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. *Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. ? Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo, ... - ở nhà em có nuôi thú không em chăm sóc như thế nào ? => Kết luận: + Lợn là vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Phân lợn dùng để bón ruộng, ... + Trâu bò được dùng để kéo cày, kéo xe, ... + Bò còn nuôi để lấy thịt, lấy sữa làm pho mát và làm sữa rất ngon và bổ. *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Bước 1: - Yêu cầu học sinh lấy giấy và bút màu để vẽ 1 con thú mà em thích. Bước 2: Trình bày. - Tổ chức thi vẽ tranh con thú. - Tuyên dương nhóm vẽ đẹp. 4. Củng cố, dặn dò: (2’). - Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. - Hát chuyển tiết. => Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. => Làm thức ăn: Chim bồ câu, gà, vịt, ... => Làm tăng thêm vẻ đẹp sinh động của môi trường thiên nhiên. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở. - Nhắc lại đầu bài. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, thảo luận: ? Kể tên các con thú nhà mà em biết. - Trong số các con thú nhà đó: +Con nào có mõm dài tai vểnh mắt híp ? +Con nào thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm? +Con nào thân hình to lớn, có sừng vai u, chân cao? +Con thú nào đẻ con? +Thú nuôi con bằng gì? - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. => Toàn thân bao phủ lớp lông mao, có vú, có 4 chân, có móng. - Lắng nghe, theo dõi. => Các loài thú có ích lợi cho ta thực phẩm làm thức ăn và còn giúp cho ta sức kéo, trông nhà, bắt chuột, lấy sữa, ... - Nêu theo yêu cầu. - Lắng nghe, theo dõi. - Vẽ con thú mà em thích sau đó tô màu, ghi chú các bộ phận của con vật trên hình vẽ. - Nhóm trưởng tập hợp các bức tranh dán chung vào tờ giấy A0. Lớp nhận xét đánh giá. => Đọc mục bạn cần biết trong SGK. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. ******************************************************************************* Nà Nghịu; Ngày ...... tháng ...... năm 2010. ĐáNH GIá CủA CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ và tên)
File đính kèm:
- Ngày soạn.doc