Giáo án Tự nhiên và xã hội 3: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

* HĐ1:Thảo luận theo cặp .

- GV cho HS lấy gương ra soi để q/sát phía trong của lỗ mũi mình (Nếu không có gương thì cho 2 em ngồi cạnh nhau q/sát lẫn nhau), kết hợp tranh trong Sgk/6 rồi thảo luận theo cặp, TLCH :

+ Em nhìn thấy gì trong mũi?

+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?

+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?

+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? (HSHT)

- Gọi vài Hs nêu k/q thảo luận.

- GVKL kết hợp lồng ghép GDKNS: Trong lỗ mũi có nhiều lông mũi để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bớt bụi, diệt vi khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí khi ta hít vào.

KL: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội 3: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Tự nhiên và xã hội 	 
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
MỤC TIÊU: 
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
* Biết được hoạt đông thở diễn ra liên tục .
 Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.
CHUẨN BỊ : 
 Các hình trong SGK/4, 5.
CÁC HOẠT ĐỘNG : 
 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra SGK.
 2. Giới thiệu và nêu vấn đề:
 + Mũi chúng ta dùng để làm gì? (ngửi, thở) 
GV: Hoạt động thở chính là hoạt động hô hấp. Để biết cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào và vai trò của nó ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 3. Phát triển các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1:Thực hành cách thở sâu. 
- GV cho HS cùng thực hiện động tác: bịt mũi nín thở. 
+ Cảm giác của em sau khi nín thở lâu? 
- Gọi 1 HS lên thực hiện động tác thở sâu như H1/4 SGK.
- GV y/cầu cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?
(HSCHT).
+ Nêu ích lợi của việc thở sâu? 
- GVKL: khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên nhận được nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
* HĐ2: Làm việc với SGK.
- GV cho HS q/sát H2/5 và TLCH.
+ Q/s H2/5 và nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp? 
+ Nêu chức năng của cơ quan hô hấp đối với cơ thể? 
- Gọi vài Hs TLCH. Cả lớp và Gv nh/xét.
- GVKL: Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
- Gv g/thiệu tranh vẽ, y/c Hs chỉ vào hình các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Gọi vài Hs khác chỉ đường đi của không khí (như H3/5 SGK).
- GVKL: Cơ quan hô hấp thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
+ Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.
+ Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?
- GDHS: Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết. Nếu có dị vật làm tắc đường thở sẽ gây nghẹt thở, nếu để lâu sẽ gây chết người. Hằng ngày ta nên tránh không để dị vật(thức ăn, nước uống, vật nhỏ ) rơi vào đường thở. Khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.
HS thực hiện.
+ Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường. 
1 HS thực hiện
Hs thực hành hít vào, thở ra.
+ Khi hít vào lồng ngực sẽ nở to ra, khi thở ra lồng ngực xẹp xuống. 
+ Giúp sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Hs lắng nghe.
HS q/sát.
- Vài Hs nêu.
- Hs lắng nghe.
- Cả lớp q/s – 1,2 Hs chỉ các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Vài Hs chỉ. 
- Hs lắng nghe. 
- Hs tự do phát biểu  
- Hs lắng nghe. 
 4. Tổng kết – Dặn dò: (2’)
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Nên thở như thế nào?
Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội 
Nên thở như thế nào?
A. MỤC TIÊU:	
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh .
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
* Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
* GDKNS: Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
B. CHUẨN BỊ:
 Các hình trong SGK trang 6,7; gương soi nhỏ (nếu có).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Bài cũ: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp. 
+ Kể tên các cơ quan hô hấp?(mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi).
+ Nêu chức năng của c/quan hô hấp?(là c/quan trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài) 
 - GV nhận xét.
 2. Giới thiệu và nêu vấn đề:
 GV giới thiệu và ghi tựa.
 3. Phát triển các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1:Thảo luận theo cặp . 
- GV cho HS lấy gương ra soi để q/sát phía trong của lỗ mũi mình (Nếu không có gương thì cho 2 em ngồi cạnh nhau q/sát lẫn nhau), kết hợp tranh trong Sgk/6 rồi thảo luận theo cặp, TLCH :
+ Em nhìn thấy gì trong mũi?
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? (HSHT)
- Gọi vài Hs nêu k/q thảo luận.
- GVKL kết hợp lồng ghép GDKNS: Trong lỗ mũi có nhiều lông mũi để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bớt bụi, diệt vi khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí khi ta hít vào.
KL: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
 * HĐ2: Làm việc với SGK . 
- GV chia nhóm, y/c HS q/sát H3,4,5/7 rồi thảo luận, TLCH:
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi? (HSCHT)
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải hít thở không khí có nhiều khói, bụi?
+ Hít thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
- Gọi đại diện các nhóm b/c k/quả.
- GVKL: Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ôxy, ít khí cácbôníc và khói bụi  Khí ôxy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí cácbôníc, khói, bụi  là không khí bị ô nhiễm. Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe. 
- Hs q/sát , thảo luận theo cặp .
+ Lông mũi.
+ Chất dịch nhầy (nước mũi).
+ bụi bám. 
+ Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ.
- Vài Hs nêu. 
- Hs nghe.
- HS q/sát, thảo luận nhóm.
+ Tranh 3: không khí trong lành.
+ Tranh 4,5: không khí có nhiều khói bụi.
+ Cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
+ Cảm thấy ngộp thở, khó chịu.
+ Giúp ta khoẻ mạnh.
+ Có hại cho sức khoẻ.
- Các nhóm b/c k/quả thảo luận.
- Hs nghe.
 4. Tổng kết – Dặn dò: 2’
Chuẩn bị: Vệ sinh hô hấp.
Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docxBai_1_Hoat_dong_tho_va_co_quan_ho_hap.docx