Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Trần Thị Thanh Tuyền

- GV: Tổ chức cho HS ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.

- HS: Làm việc độc lập, trả lời theo yêu cầu của GV.

? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn ?

? Có mấy hình thức liên kết giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn?

- HS: Xác định: Có hai hình thức liên kết:

 Liên kết nội dung và liên kết hình thức.

- GV: Thống nhất.

 

docx44 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Trần Thị Thanh Tuyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết. ( 10’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài học.
- HS: Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
? Bố cục của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí gồm có mấy phần ? Nêu nội dung của các phần đó ?.
- HS: Trả lời: 3 phần: Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận. Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề cần bàn luận. Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? So sánh sự khác nhau giữa nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội với nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí.
- Bố cục : 3 phần :
+ Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận.
+ Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề cần bàn luận. 
+ Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn luận.
- Phép lập luận : chứng minh .
- Phân biệt : 
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là dùng giải thích, chứng minh, ...làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.
2.Luyện tập ( 30’ )
Đề bài: Tinh thần tự học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS làm việc cá nhân.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luân: Tinh thần tự học
- Loại bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Yêu cầu : nêu suy nghĩ về tinh thần tự học trong học sinh nói riêng và mỗi con người nói chung. 
- Phương pháp nghị luận: Giải thích.
Hoạt động 2: GV cho HS trao đổi, thảo luận hình thành dàn bài chung cho bài văn.
2. Lập dàn bài 
Mở bài : 
- Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích :
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........ 
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài : 
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại .
Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh viết các đoạn văn (chia nhóm) theo dàn ý trên, chú ý khi viết bài vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, cách kết hợp miêu tả, tự sự vào bài viết.
HS: Viết theo yêu cầu, đọc trước lớp. Lớp góp ý, bổ sung, sửa chữa cho hoàn thiện.
GV: Cho điểm những bài làm tốt.
IV. Củng cố: ( 3’ )
	- GV: Nhận xét ưu nhược điểm các bài viết của học sinh.
V. Dặn dò: ( 2’ )
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 28. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
	B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn. ( 10’ )
- GV: Tổ chức cho HS ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- HS: Làm việc độc lập, trả lời theo yêu cầu của GV. 
? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
? Có mấy hình thức liên kết giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn?
- HS: Xác định: Có hai hình thức liên kết:
 Liên kết nội dung và liên kết hình thức... 
- GV: Thống nhất.
I. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
* Có hai hình thức liên kết :
a. Liên kết nội dung: là quan hệ đề tài và quan hệ lô gíc giữa câu với câu, đoạn văn với đoạn văn.
b. Liên kết hình thức: Là phép sử dụng các từ ngữ cụ thể (các phương tiện cụ thể) có tác dụng nối câu với câu, đoạn văn với đoạn văn : 
+ Phép lặp từ ngữ.
+ Phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng.
+ Phép thế.
+ Phép nối.
Hoạt động 2: Luyện tập. ( 30’ )
II. Luyện tập.
Bài 1: Học sinh đọc bài tập - suy nghĩ độc lập - 4 em lên bảng trình bày.
 Lớp nhận xét - Giáo viên bổ sung .
a. Phép lặp : + Trường học - trường học (liên kết câu).
 Phép thế : + " Như thế " thay cho câu cuối ở đoạn trước (liên kết đoạn văn).
b. Phép lặp : - Văn nghệ (liên kết câu).
 - Sự sống , văn nghệ (liên kết đoạn).
c. Thời gian , con người: lặp (liên kết câu).
d. Yếu đuối - mạnh , hiền lành - ác : trái nghĩa (liên kết câu).
Bài 2. Khu vườn nhà Lan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ, nhưng có bao nhiêu là cây. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa; cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. Cây khoai, cây giông nói chuyện bằng rể. 
a. Từ nó trong câu thứ hai thay thế cho cụm từ nào ở câu thứ nhất ?.
Bài 3: Học sinh làm theo nhóm.
a. Lỗi về liên kết nội dung : Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn .
Chữa : Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu.
VD : Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. Lỗi liên kết nội dung: Trật tự các sự việc trong câu không hợp lí. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện :
VD : Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật.
Bài 4 : Học sinh suy nghĩ độc lập - trả lời - lớp nhận xét.
- Lỗi về liên kết hình thức : 
a. Lỗi: Dùng từ ở câu 2 - 3 không thống nhất .
Sửa : Thay đại từ " nó " bằng đại từ "chúng" .
b. Lỗi: Từ " văn phòng " và " hội trường " không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này .
Sửa : Thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ "văn phòng" .
* Giáo viên cho học sinh nhắc lại những yêu cầu sử dụng các phép liên kết câu và đoạn văn cho phù hợp , có hiệu qủa .
* Ghi nhớ : Cần sử dụng các phép liên kết câu một cách chính xác, linh hoạt để diễn đạt đúng và hay.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- GV: Nhận xét tiết luyện tập và lưu ý cho HS một số trường hợp sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn.
V. Dặn dò. ( 2’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- BTVN: Xem lại các bài văn viết của bản thân đã đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn chưa; nếu chưa thì phải sửa cho đúng.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 29. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Bước đầu phân biệt được tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt, có ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
- Biết cách vận dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại về nghĩa tường minh và hàm ý. ( 7 )
- GV: Tổ chức cho HS nắm lại về nghĩa tường minh và hàm ý.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
? Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh ?. 
? Em hiểu thế nào là hàm ý ?
- HS: Trả lời, nhận xét và rút ra kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Cho HS lấy một số ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp.
I. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- VD: Sgk.
2. Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- VD: Sgk.
* Ghi nhớ: Sgk. 
Hoạt động 2: Luyện tập. ( 33’ )
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
Bài 1.
- HS: Đọc và xác định hàm ý và câu diễn đạt hàm ý. 
- HS: Trình bày, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
Bài 2.
- HS: Đọc bài tập 2 và tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích.
? Muốn tìm hàm ý trong một câu nói cần xác định điều gì ? (Mục đích nói của câu đó) 
Bài 3.
- HS: Đọc bài tập 3.
? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý .
- GV: Tổ chức cho HS viết đoạn văn.
- HS: Viết đoạn văn theo yêu cầu của GV.
- GV: Gọi HS trình bày.
- HS: Trình bày, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Luyện tập.
Bài 1. 
- Câu a: Từ giúp ta nhận ra thái độ đó của hoạ sĩ "tặc lưỡi".
- Câu b: Cô gái có ý định để lại chiếc khăn làm kỉ vật cho anh thanh niên nhưng anh thanh niên lại tưởng là cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại . 
Bài 2. 
=> Thông báo thêm : Nhà hoạ sĩ lão thành chưa kịp uống nước chè .
Bài 3. 
- Câu chứa hàm ý : - Cơm chín rồi ! 
=> Câu nói nhằm ý muốn nói ông vô ăn cơm đi ! 
Bài 4. 
- Em hãy viết một đoạn văn có dùng nghĩa tường minh và hàm ý ?. Gạch chân dưới các câu đó.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- HS: Trả lời: ? Như thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Nêu ví dụ minh hoạ ?.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 30. ÔN TẬP PHẦN VĂN – NÓI VỚI CON; MÂY VÀ SÓNG
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức của các văn bản: “ Nói với con ” và “ Mây và sóng ”.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập phần văn. ( 33’ )
- GV: Tổ chức cho HS phân tích lại văn bản thông qua hệ thống câu hỏi.
- HS: Tìm hiểu, trả lời các câu theo yêu cầu của GV.
? Bốn câu thơ đầu cho em cảm nhận được điều gì ?. 
? Những hình ảnh thơ nào thể hiện điều đó ?.
? Hãy phân tích hình ảnh thơ để thấy con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình của quê hương?
? Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình ? 
? Những câu "Người đồng mình..." được lặp lại có tác dụng gì ? Trong cách nói ấy người cha muốn truyền cho đứa con tình cảm gì với quê hương ?.
? Nhận xét gì về tình cảm của người cha dành cho con ?.
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Thống nhất. 
- HS: Tìm hiểu, rút ra nhận xét chung.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
- GV: Tổ chức cho HS phân tích lại văn bản thông qua hệ thống câu hỏi.
- HS: Tìm hiểu, trả lời các câu theo yêu cầu của GV.
? Em bé đã tưởng tượng ra những thử thách nào quyến rũ em xa mẹ ?.
? Cuộc vui chơi của mây và sóng được em tưởng tượng thế nào ?. 
? Trước sự hấp dẫn của mây và sóng, em bé đã có thái độ như thế nào ? Câu hỏi của em thể hiện điều gì ?.
? Lúc đầu, em bé hỏi đường đi nhưng sau đó thì sao ? 
? Em bé đã tưởng tượng ra trò chơi đầy thú vị khác nhau như thế nào ?.
? Em có nhận xét gì về trò chơi của em bé mà em đã sáng tạo ra ? 
? Qua trò chơi ấy em cảm nhận gì về em bé ?
? Em hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối bài ?.
- HS: Phân tích.
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?.
? Giá trị của việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên ?.
- HS: Tìm hiểu, rút ra nhận xét chung.
- GV: Bổ sung, thống nhất
I. Phân tích văn bản.
1. Nói với con.
a) Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con. 
=> Con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đón, mong chờ của cha mẹ. Được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. 
=> Miêu tả cụ thể, nói lên sự gắn bó, quấn quýt thể hiện cuộc sống lao động cần cù.
=> Nghệ thuật nhân hoá thiên nhiên che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
b) Những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và mơ ước của người cha về con mình .
=> Đức tính cao đẹp của người đồng mình: Gắn bó với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình.
=> Người cha thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến thiết tha và niềm tin tưởng của người cha vào người con.Muốn con tự hào với truyền thống quê hương, từ đó tự tin vững bước trên đường đời.
* Nội dung: Là thương yêu tha thiết và tin tưởng. Tự hào về gia đình, quê hương. Tự tin ở bản thân khi bước vào đời.
* Nghệ thuật:
- Giọng trìu mến thiết tha, cách nói dùng nhiều hình ảnh dân tộc miền núi. Hình ảnh cụ thể mộc mạc, có sức khái quát, giàu chất thơ.
2. Mây và sóng.
a) Sự hấp dẫn của mây và sóng.
=> Vui, đẹp, hấp dẫn đầy quyến rũ. Tiếng gọi của một thế giới kì diệu .
b) Hình ảnh em bé.
=> Đây là đặc tính tâm lí của trẻ thơ : ham chơi nhất là trước cảnh đẹp đầy quyến rũ . 
=> Tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của mây và sóng.
=> Sức níu giữ của tình mẫu tử .
=> Con sẽ lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ.
=> Trò chơi hay, thú vị, có sự kết hợp giữa thiên nhiên và tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
=> Em bé yêu mẹ thiết tha, đằm thắm không muốn xa mẹ .
=> Câu thơ cuối: tình mẫu tử ở khắp nơi thiêng liêng, bất diệt.
c) Nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
=> Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng cùng với trí tưởng tượng của em bé càng lung linh, kì ảo.
=> Liên tưởng : Tiên đồng, ông tiên, người tiên cá một cách sinh động chân thực.
=> Mây - sóng: biểu tượng về con.
=> Trăng - bờ biển tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền bao la của mẹ.
=> Tác dụng: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Hoạt động 2 : Luyện tập. ( 7’ )
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
- HS: Tiến hành làm việc cá nhân.
- GV: Gọi HS trình bày.
- HS: Đọc, nhận xét.
II. Luyện tập.
- Hãy phân tích một hình ảnh thơ gây ấn tượng nhất trong em khi học xong hai văn bản “ Nói với con ” và “ Mây và sóng ” ?.
IV. Củng cố: ( 3’ )
 - Học sinh nhắc lại nội dung và giá trị nghệ thuật của hai văn bản trên.
V. Dặn dò: ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; hoàn thành bài tập, tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 31. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(TIẾP)
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý. ( Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói và người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý ).
- Rèn luyện năng lực phân tích và sử dụng các hàm ý trong văn bản và trong hoạt động giao tiếp.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại về nghĩa tường minh và hàm ý. ( 7 )
- GV: Tổ chức cho HS nắm lại về điều kiện sử dụng hàm ý.
- HS: Đọc sgk.
? Nêu hàm ý của những câu in đậm ?.
? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?. 
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao ? 
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ?. 
? Khi sử dụng hàm ý cần chú ý điều gì ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, rút ra kết luận.
- GV: Cho HS đọc ghi nhớ.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Lưu ý cho HS cách sử dụng hàm ý,
- HS: Ghi nhớ.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Ví dụ.
Câu 1: "Con chỉ được ăn cơm ở nhà bữa nay nữa thôi": Mẹ phải bán con cho cụ Nghị. 
Câu 2: "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài": u đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài.
- Chị Dậu không dám nói thẳng vì sợ cái Tý buồn và từ chối.
- Đến câu 2, chị nói rõ hơn vì cái Tý chưa hiểu (Thế bữa sau con ăn ở đâu).
- Cái Tý đã hiểu: giãy nãy, liệng củ khoai, oà khóc, van xin.
2. Kết luận.
- Điều kiện để sử dụng (dùng) hàm ý:
+ Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe có khả năng giải đoán hàm ý. 
* Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập. ( 33’ )
II. Luyện tập.
Bài 1: 
- GV: Cho HS xác định yêu cầu của bài tập.
- HS: Làm bài tập độc lập, trả lời, nhận xét, kết luận. 
a)	- Người nói : Anh thanh niên .
- Người nghe : Ông hoạ sĩ và cô gái .
- Hàm ý: "Chè đã ngấm rồi đấy": Mời bác và cô vào nhà uống nước chè .
- Hai người đều hiểu hàm ý : " Ông liền theo ....... xuống ghế " .
b)	- Ngưới nói: Anh Tấn.
- Người nghe: thím Hai Dương.
- Hàm ý câu in đậm là: Chúng tôi không thể cho được vì chúng tôi cần phải bán những thứ này đi. 
- Người nghe hiểu hàm ý: "Thật là càng giàu có ..... càng giàu có".
c)	- Người nói: Thuý Kiều.
- Người nghe: Hoạn Thư.
- Hàm ý câu 2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.
- Hoạn Thư hiểu hàm ý nên " Hồn lạc ...... kêu ca ".
Bài 2:
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2.
- HS: Làm việc độc lập, trả lời, nhận xét, kết luận.
- Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Sử dụng hàm ý không thành công vì " Anh Sáu vẫn ngồi im " ( anh không cộng tác ).
Bài 3:
- GV: Chia lớp thành hai nhóm lên trình bày trên bảng.
- HS: Làm việc theo nhóm, trình bày, nhận xét, thống nhất.
- GV: Bổ sung, kết luận và lưu ý cho HS:
+ Thành câu tường minh.
+ Tránh nói những câu hàm ý thiếu tế nhị, hoặc có thể bị hiểu lầm ( dù người nói vô tình ..... ).
+ Câu nói có hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đảm bảo tính tế nhị, lịch sự.
Bài 4:
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài 5: Viết một đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 5.
- HS: Tìm hiểu, trình bày, nhận xét, kết luận.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- HS: Nhắc lại điều kiện sử dụng hàm ý và cho ví dụ minh hoạ ?.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 32. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU: 	Giúp học sinh:
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận
 đánh giá của mình về một tác phẩm văn học. Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và 
cách dẫn dắt vấn đề khi bình luận về một tác phẩm văn học.
- Rèn kĩ năng nói trước đông người.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. ( 7’ )
- GV: Tổ chức hương dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 ? Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
? Em hãy nêu tóm tắt các bước làm bài văn gnhị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?.
- HS: Xác định: có 4 bước.
- GV: Gợi ý: Tìm hiểu đề – lập dàn ý –viết bài.
- HS: Đọc bài văn viết về quê hương trong sách giáo khoa trang 81, 82.
- GV:? Chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn .
- HS: Tìm hiểu, xác định.
- GV: ? Mở bài tác giả viết những ý gì ?
- HS: Xác định.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Ở phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài Quê hương ?.
- HS: Thảo luận nhóm, xác định: Phần thân bài nối với phần mở bài chặt chẽ, tự nhiên.
- GV: Thống nhất.
- HS: Đọc ghi nhớ.
I. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
a. Tìm hiểu đề, tìm ý:
b. Dàn ý: Theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
c. Viết bài: 
d. Đọc và sửa bài.
Đề : Phân tích tình yêu quê hương của Tế Hanh trong "Quê hương".
Mở bài: - Cảm xúc về đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.
- Giới thiệu tác phẩm, bàn luận "Quê hương".
Thân bài : Trình bày những cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ. 
+ Hình ảnh, ngôn ngữ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động ti

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_chon_van_9.docx