Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và với đời sống văn hóa dân tộc.
- Kĩ năng: Bước đầu biết cách đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm (hoặc đoạn trích) được học.
- Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
của xã hội và trong nền văn học dân tộc. GV: Văn học dân gian có vai trò và tác dụng to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội như thế nào? GV: Yêu cầu học sinh lấy một số tác phẩm đã học để chứng minh. GV: Vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc? GV: Em hãy nêu tên một số tác giả, tác phẩm văn học viết đã học tập và sáng tạo từ văn học dân gian? HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời: - Nguyễn Du. - Hồ Xuân Hương. - Tú Xương. - Nguyễn Khuyến... III. Vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền văn học dân tộc. 1) Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội. - Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tinh thần nhân đạo, lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện…. - Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. 2) Vai trò, tác dụng trong nền văn học dân tộc. - Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. VD: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tố Hữu cùng nhiều văn nghệ sĩ ngày nay đã tiếp thu có sáng tạo văn học dân gian trong sáng tác của mình. - Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu.. - Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được những giá trị cơ bản cùng vai trò, tác dụng của văn học dân gian. - Bài tập về nhà: Phân tích tác phẩm “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương để chứng minh cho sự vận dụng sáng tạo của tác giả từ văn học dân gian. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………. CHỦ ĐỀ 3 Ngày soạn: 2/11/08 Tiết: 13 Bài dạy: Đọc văn MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và với đời sống văn hóa dân tộc. - Kĩ năng: Bước đầu biết cách đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm (hoặc đoạn trích) được học. - Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 40 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian. GV: Lấy một số dẫn chứng để minh họa. GV: Yêu cầu học sinh lấy các dẫn chứng khác tương tự. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời. IV. Một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian. - Nắm vững đặc trưng của thể loại. - Đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tương quan thích ứng. VD: Hình ảnh thuyền trong ca dao thường mang ý nghĩa ẩn dụ, nhưng trong từng trường hợp cụ thể, đều có sắc thái riêng. Điều này tùy thuộc ở việc đặt câu ca dao vào hệ thống nào. + Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. -> thuyền: chỉ người con trai nay đây mai đó. + Thuyền đà đến bến anh ơi, Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ. -> thuyền:chỉ người con gái. + Lênh đênh một chiếc thuyền tình, Mười hai bến nước biết gửi mình nơi nao. ->bến: chỉ người con trai. - Trong quá trình sinh thành, biến đổi, lưu truyền tác phẩm văn học dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau của nhân dân. Bởi thể, để đọc – hiểu chính xác và sâu sắc ý nghĩa tác phẩm cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng. VD: Bài ca dao Thách cưới cần đặt trong mối quan hệ giao duyên diễn ra trong khuôn khổ cuộc hát đối đáp nam – nữ, có thể mới hiểu được rằng đây chỉ là lời hát đùa nhưng đùa mà lại thật – cái thật lòng của những thanh niên nam – nữ lao động nghèo yêu đời tha thiết. - Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được những lưu ý về phương pháp đọc – hiểu các tác phẩm văn học dân gian. - Bài tập về nhà:Ôn tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… CHỦ ĐỀ 4 Ngày soạn: 10/11/08 Tiết: 14 - 15 Bài dạy: Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, một số phép tu từ trong chương trình ngữ văn 10. - Kĩ năng:Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết, phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu. - Thái độ: Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cảm nhận được cái hay trong cách dùng phép tu từ. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 40 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. GV: Giúp học sinh nắm vài nét khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Phân biệt khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. GV:Hướng dẫn học sinh thực hành về ngôn ngữ nói bằng một số bài tập. Bài tập 1: Phân tích: - Từ vựng: Từ hô gọi, từ tình thái thân mật: ơi, rồi đấy, có thế…chứ,… - Câu: Câu tỉnh lược: Nhanh lên, muộn học rồi đấy!. - Cách nói suồng sã: Người đâu mà lề mề thế không biết! Bài tập 2: Các từ không phù hợp với ngôn ngữ viết. a) ai mà chẳng biết. b) sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài… c) chẳng qua… HS: Thảo luận, phát biểu điểm khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. HS: Đọc các bài tập và làm theo gợi ý của giáo viên. I. Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 1) Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp: Dạng nói và dạng viết. - Khi chưa có chữ viết, con người giao tiếp bằng lời nói miệng, trực tiếp. Hình thức giao tiếp này được gọi là dạng nói. Sau đó, con người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại lời nói miệng, và để vận dụng vào giao tiếp trong những hoàn cảnh không thể sử dụng được lời nói miệng. Hình thức giao tiếp này được gọi là dạng viết. - Dạng nói và dạng viết vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau: Đều là những hình thức giao tiếp của con người. 2) Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. a) Khái niệm ngôn ngữ nói được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng nói của hoạt động giao tiếp (tiêu biểu là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp hằng ngày). b) Khái niệm ngôn ngữ viết được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết của hoạt động giao tiếp (tiêu biểu là ngôn ngữ được dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, khoa học, chính trị - xã hội, báo chí). 3) Thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Bài tập 1: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (về ngữ âm, từ vựng, cú pháp,…) trong đoạn hội thoại sau. Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên, muộn học rồi đấy! Hà: Người đâu mà lề mề thế không biết! Lan: Có thế mới là Hạnh chứ! Bài tập 2: Tìm những từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau và sửa lại cho phù hợp. a) Trong chúng ta, ai mà chẳng biết Đại cáo bình Ngô là áng “thiên cổ hùng văn” khẳng định chủ quyền dân tộc và ngợi ca tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của nghĩa quân Lam Sơn. b) Bọn “cuồng Minh” sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài “nhân nghĩa”. c) Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” chẳng qua để nói “những điều trông thấy” của thời đại mình. 45 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Giúp học sinh nắm được các phạm vi hoạt động giao tiếp, khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Yêu cầu học sinh chỉ ra các dạng tồn tại của ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Theo em, ngôn ngữ sinh hoạt có những chức năng cơ bản gì? Cho ví dụ cụ thể? HS: Nhắc lại khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. HS: Thảo luận, phát biểu. HS: Thảo luận, phát biểu. II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 1) Các phạm vi hoạt động giao tiếp, giao tiếp hằng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. a) Các phạm vi hoạt động giao tiếp và giao tiếp hằng ngày. Hoạt động giao tiếp của con người diễn ra trong nhiều tình huống rất phong phú nhưng có thể khái quát thành một số phạm vi chủ yếu sau đây: - Phạm vi đời sống sinh hoạt hằng ngày. - Phạm vi đời sống chính trị - xã hội. - Phạm vi hoạt động hành chính – công vụ. - Phạm vi hoạt động khoa học. - Phạm vi thông tấn – báo chí. b) Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hằng ngày nhằm mục đích trao đổi thông tin, biểu thị cảm xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ trong đời sống. - Việc sử dụng ngôn ngữ ở một phạm vi giao tiếp nhất định và nhằm những mục đích giao tiếp nhất định dần dần làm hình thành những đặc điểm trong việc lựa chọn và sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Những đặc điểm đó được lặp đi lặp lại tạo nên phong cách ngôn ngữ với những đặc trưng cơ bản. Ở lĩnh vực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày cũng đã hình thành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. 2) Dạng lời nói, chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. a) Dạng lời nói:Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại dưới cả hai dạng. - Dạng nói: Đây là dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt. - Dạng viết: Ít phổ biến hơn: Thư từ, nhật kí, lưu bút, tin nhắn,… b) Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Chức năng thông báo. - Chức năng liên cá nhân: Biểu thị quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao tiếp. - Chức năng cảm xúc. Để thực hiện những chức năng cơ bản nói trên, ngôn ngữ được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải có những đặc điểm tiêu biểu như sau: - Đặc điểm ngữ âm: Những biến thể ngữ âm của các từ địa phương. - Đặc điểm từ ngữ: Những từ rất cụ thể, giàu hình tượng, mang màu sắc cảm xúc rõ rệt, những thành ngữ, quán ngữ, từ thông tục,… - Đặc điểm cú pháp: Sử dụng rộng rãi các kiểu câu theo mục đích nói; sử dụng câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu có kết cấu đơn giản. - Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ sinh hoạt. - Bài tập về nhà: Ôn lại kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………. CHỦ ĐỀ 4 Ngày soạn: 3/12/08 Tiết: 16 - 17 Bài dạy: Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, một số phép tu từ trong chương trình ngữ văn 10. - Kĩ năng:Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết, phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu. - Thái độ: Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cảm nhận được cái hay trong cách dung phép tu từ. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 40 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Em hãy nêu lại các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Cho ví dụ cụ thể? GV: Hướng dẫn học sinh thực hành về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. HS: Nhắc lại các đặc trưng: - Tính cụ thể. - Tính cảm xúc. - Tính cá thể. HS: Thực hành theo gợi ý của giáo viên. 3) Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Tính cụ thể: Cụ thể về nhân vật giao tiếp, về hoàn cảnh giao tiếp, về từ ngữ,… - Tính cảm xúc. - Tính cá thể: Thể hiện dấu ấn cá nhân của người nói rất rõ khi giao tiếp. 4) Thực hành về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Bài tập: Đọc kĩ bài ca dao sau đây và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới: Mình về đường ấy bao xa? Cậy mình làm mối cho ta một người Một người mười tám đôi mươi Một người vừa đẹp vừa tươi như mình! a) Chỉ ra những dấu hiệu của ngôn ngữ sinh hoạt được mô phỏng trong lời ca của bài ca dao này. b) Lời ca giúp anh (chị) hình dung những gì về các nhân vật giao tiếp, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp được phản ánh vào bài ca dao như thế nào? c) Tìm thêm một số bài ca dao có hình thức đối đáp mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như bài ca dao trên đây. 45 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. GV: Giúp học sinh nhớ lại khái niệm ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ. GV: Hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập HS: Nhắc lại khái niệm. HS: Làm bài tập thực hành. III. Các phép tu từ: Ẩn dụ và hoán dụ. 1) Ẩn dụ: Là cách thay thế tên gọi của đối tượng này cho tên gọi vốn có của đối tượng khác, dựa trên sự giống nhau về một phương diện nào đó của hai đối tượng. 2) Hoán dụ: Là cách lấy tên gọi của một bộ phận, một phương diện, một đặc điểm, trạng thái hoạt động,…có tính chất cơ bản, quen thuộc của một đối tượng để thay thế tên gọi vốn có của chính đối tượng nhằm tạo hiệu quả diễn đạt nhất định. 3) Thực hành phân tích giá trị của ẩn dụ và hoán dụ. Bài tập: Xác định phép ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ liệu sau, nêu vắn tắt ý nghĩa của các ẩn dụ, hoán dụ đó. - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. ( Tế Hanh) - Chồng ta áo rách ta thương, Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Ca dao) - Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được cách xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép ẩn dụ và hoán dụ. - Bài tập về nhà: Phân tích các biện pháp tu từ vừa học trong tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 20/12/08. Tiết : 18 Bài: ÔN TẬP TỔNG HỢP CHUẨN BỊ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU. - Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt, Đọc văn và Làm văn đã học ở học kì I. -Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng làm một bài kiểm tra học kì có chất lượng. -Thái độ: Tự đánh giá được những ưu – nhược điểm của bản thân khi làm một bài kiểm tra học kì. II. CHUẨN BỊ. -Thầy:Chuẩn bị nội dung ôn tập, các phương án tổ chức lớp học. -Trò: Ôn tập theo đề cương nhà trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. -Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh. - Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 35 Hoạt động 1: Ôn tập nội dung kiến thức của ba phần: Tiếng Việt, đọc văn và làm văn. GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần tiếng Việt theo từng vấn đề (bài học). GV:Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp. GV: Giúp học sinh ôn tập phần đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. GV: Yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm, đặc điểm của văn bản. GV: Em hãy nhắc lại khái niệm, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần đọc văn, gồm: -Nội dung bài Tổng quan về văn học Việt Nam. - Bài khái quát văn học dân gian Việt Nam. - Văn học trung đại Việt Nam. GV: Nhấn mạnh lại một số nét về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm theo yêu cầu đề cương GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần làm văn: - Nhắc lại một số thao tác đã học. - Gợi ý một số dạng đề cơ bản. HS: Đã chuẩn ở nhà, nhắc lại khái niệm, các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp. HS: Nhớ lại kiến thức đã học, phát biểu theo yêu cầu của giáo viên. HS: Dựa vào nội dung bài học, trả lời. HS: Ôn tập theo nội dung gợi ý của giáo viên. HS: Nêu thắc mắc để giáo viên giải đáp. HS: Nhắc lại một số thao tác đã học. HS: Nêu thắc mắc để giáo viên giải đáp. I. Nội dung kiến thức: 1) Phần tiếng Việt. a) Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,… - Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. b) Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: - Về chất liệu. - Về hoàn cảnh sử dụng. - Về các yếu tố hỗ trợ. - Về từ ngữ. - Về câu. c) Văn bản: - Khái niệm và đặc điểm của văn bản. - Một số bài tập vận dụng. d) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. - Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. e) Cách xác định và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 2) Phần đọc văn: a) Bài Tổng quan về văn học Việt Nam: - Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam: Văn học dân gian và văn học viết. - Các thời kì phát triển của văn học Việt Nam: Thời kì văn học trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại ( từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX). - Khái niệm, hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm từng bộ phận, thời kì. b) Bài khái quát văn học dân gian Việt Nam. - Hai đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể. - Hệ thống thể loại. - Ba giá trị: Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. c) Văn học trung đại Việt Nam. - Hai thành phần văn học trung đại: Thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm. - Bốn giai đoạn phát triển. - Đặc điểm lớn về nội dung: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự; về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài. 3) Phần làm văn. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của bốn tác phẩm:Tỏ lòng, Nhàn, Cảnh ngày hè, Đọc Tiểu Thanh kí. - Các thao tác cơ bản: Phân tích, bình luận, chứng minh. - Các dạng đề: + Dạng đề định hướng sẵn. + Dạng đề chưa có định hướng. 5 Hoạt động 2: Phương pháp ôn tập. GV: Gợi ý cho học sinh một số phương pháp và hình thức ôn tập các phần kiến thức nêu trên. HS: Có thể đưa ra các phương pháp ôn tập khác có hiệu quả hơn. II. Phương pháp ôn tập. - Ôn tập theo vấn đề. - Ôn tập theo câu hỏi gợi ý của đề cương. - Ôn tập theo từng tác phẩm với những dạng đề cơ bản. - Hình thức ôn tập: Theo nhóm hoặc cá nhân tự ôn tập rồi trao đổi những vấn đề còn chưa rõ với giáo viên bộ môn. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được một cách hệ thống nội dung cần ôn tập. - Bài tập về nhà: Tự chọn cho minh một hình thức và phương pháp ôn tập phù hợp. IV. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………… CHỦ ĐỀ 5 Ngày soạn: 2/1/09. Tiết : 19 - 20 Bài: Làm văn LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VÀ VẬN DỤNG TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung và về năm
File đính kèm:
- TỰ CHỌN 10.doc