Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu những điểm cần lưu ý trong văn bản thuyết minh:

GV: ? Yêu cầu HS đánh dấu Đ (đúng), S (sai) vào các câu ghi ở bảng phụ.

HS: (Lên bảng đánh dấu (Đ , S ) theo yêu cầu vào bảng phụ. Các HS khác nhận xét, bổ sung)

GV: Nhận xét, bổ sung sửa chữa và đưa đáp án chính xác:

 1S ; 2Đ ; 3S ; 4Đ

? Như vậy cần lưu ý điều gì khi viết VBTM ?

HS: (Trả lời )

GV: Chốt lại lưu ý 1.

? Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM cần lưu ý những điều gì ?

HS: ( Không nên quá lạm dụg để tránh tình trạng dẫn tới nhầm lẫn về phương thức biểu đạt.)

 

doc95 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cảnh thiên nhiên bát ngát, vắng lặng ở 6 câu đầu ngụ ý tả tâm trạng Kiều lúc này như thế nào?
- 8 câu tiếp, tâm trạng Kiều được thể hiện như thế nào trong những lời vừa như tả tình vừa như độc thoại?
- Trong 8 câu cuối, mỗi cảnh lại diễn tả một nét tâm trạng nào của Kiều?
2. Bài tập 2: Cho HS đọc lại đoạn văn (SGK, tr. 169, 170) từ “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi” đến “mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần.” (Trích Làng, Kim Lân)
a) Tìm những lời đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn đó.
b) Phân tích tác dụng của từng lời thoại.	
* Gợi ý:
Đoạn văn có nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện tâm lí nhân vật. Cần chú ý:
- Vì sao tác giả lại để ông Hai tâm sự với đứa con út còn rất nhỏ tuổi?
- Bởi vậy, những lời đối thoại chủ yếu là để làm gì?
- Đoạn sau đây có lời đối thoại không? Đó là loại lời đối thoại nào? Nó thể hiện tâm trạng nào? Khắc hoạ đặc điểm tính cách gì của nhân vật?
 Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
3. Bài tập 3: Kể chuyện về cuốn sách Ngữ văn 9, có bạn viết một đoạn đối thoại như sau:
- Cô chủ ơi, tôi rét quá!
- Sao mày lại ở dưới đất thế?
- Chính cô bỏ tôi ở đây khi vội chạy đi chơi trưa nay mà.
- Ôi! Đợi tí, tao đang vội làm bài toán đây.
(Hôm sau, bạn đó không làm được bài kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn).
Tôi ân hận quá, về nhà cố tìm xem quyển Ngữ văn 9 ở đâu.
- Ngữ văn 9 ơi! Mày ở đâu?
- Tôi đây này, ở xó tủ đây này.
Tôi vồ lấy nó, vui mừng khôn xiết và bọc lại cẩn thận.
Nêu tác dụng của các lời đối thoại trên đây.
Thay đổi hoặc thêm đôi ba lời thoại để thể hiện nội tâm nhân vật cho đầy đủ hơn.
* Gợi ý:
 Đoạn đối thoại có tác dụng chủ yếu kể sự việc. Như vậy, tuy góp phần làm cho cách tự sự được sinh động nhưng chưa thể hiện thái độ và tâm lí hai nhân vật.
Sau lời thoại: “Ôi! Đợi tí, tao đang vội làm bài toán đây.”, có thể thêm lời độc thoại nội tâm của quyển Ngữ văn 9. Ở đoạn sau, có thể kết hợp độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi”.
 4. Củng cố: 
 - GV khái quát lại nội dung bài học.
 - HDHS cách viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố nghị luận miêu tả, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Luyện viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 - Ôn tập phần Tập làm văn.
Ngày soạn: 10/12/2018
Ngày giảng: 9A: 14/12/2018; 9B: 14/12/2018
TIẾT 16: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS được củng cố và nắm vững các kiến thức về tiếng Việt.
 - Vận dụng kiến thức đã học và ôn tập để làm tốt bài kiểm tra học kì I.
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng, làm bài tập của HS.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động làm bài tập.
 II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGV, SGK.
 - Phương pháp: Vấn đáp, thực hành luyện tập.
2. Học sinh: Đọc và ôn tập kiến thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
 3. Bài mới:	 
 * Giới thiệu bài: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: 
GV: ? Có mấy phương châm hội thoại? Kể ra và nêu khái niệm từng phương châm hội thoại?
HS: ( Trả lời ) 
GV: Nhận xét.
à HDHS trả lời câu 2,3.
HS: (Trả lời)
 Câu 1 : Có mấy phương châm hội thoại ? Kể ra và nêu k/niệm từng phương châm hội thoại?
Câu 2: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Câu 3: Có mấy cách chính để phát triển từ vựng tiếng Việt ? Đó là những cách nào ? Hãy tìm các từ mượn tiếng nước ngoài và các từ ngữ mới xuất hiện hiện nay liên quan đến môi trường ?
*Hoạt động 2: HDHS làm một số bài tập: 
GV: ? Bạn Bình trong hội thoại 1 đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
HS: (Vi phạm phương châm về chất)
GV: ? Câu trả lời của người con trong hội thoại 2 đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
HS: (Vi phạm phương châm về chất)
GV: Nhận xét.
? Câu trả lời của Tuấn (Hội thoại 3) đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 
HS: (Vi phạm phương châm về lượng)
GV: Nhận xét.
à Đưa ra yêu cầu của bài tập 2.
HS: ( Đọc lại đề bài )
GV: Gợi ý HS cách làm.
HS: (Lựa chọn từ điền vào chỗ trống.)
GV: Nhận xét và chốt lại.
1. Bài tập 1: Cho một số đoạn hội thoại
Sau và trả lời các câu hỏi:
a) Hội thoại 1 :
Cô giáo : – Bình, cho cô biết tại sao hôm nay An nghỉ học ?
Bình : – Thưa cô, bạn ấy bị bệnh ạ !
Cô giáo : – Em biết chắc như thế chứ ?
Bình : – Thưa cô, không ạ !
Cô giáo : – Không biết chắc sao em lại nói ?
Bình lúng túng, không biết trả lời thế nào, đành đứng im.
 b) Hội thoại 2 :
Một học sinh đăng kí học tin học ngoài giờ, về nói với cha:
– Cha ơi! Cho con tiền đóng để học tin học. 
Người cha hỏi con:
– Tin học là gì con?
Người con trả lời :
– “Tin học” là ai “tin” thì học.
c) Hội thoại 3 :
 Trong giờ Địa lí, thấy Tuấn có vẻ mất tập trung, thầy giáo liền gọi Tuấn đứng dậy trả lời câu hỏi.
Thầy giáo: – Em hãy cho thầy biết, châu Phi ở đâu?
Tuấn: – Thưa thầy, ở trang 5, sách giáo khoa ạ.
 2. Bài tập 2: Lựa chọn và điền các từ ngữ : mặc cả, mặc niệm, mặc nhiên, mặc cảm vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:
Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, lặng lẽ là (mặc niệm)
Làm một việc gì đó một cách không nói ra bằng lời mà hiểu ngầm với nhau như vậy là  (mặc nhiên)
c. Thầm nghĩ rằng mình thua kém mọi người và cảm thấy buồn day dứt là  ( mặc cảm )
 4. Củng cố: 
 - GV khái quát lại nội dung ôn tập.
 - HDHS cách làm bài tập tiếng Việt.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn tập lại phần lí thuyết.
 - Luyện tập làm các bài tập.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 18/12/2018
Ngày giảng: 9A: 21/12/2018; 9B: 21/12/2018
TIẾT 17:
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - HS được hệ thống hóa những kiến thức Tập làm văn đã học về văn thuyết minh, văn tự sự và nghị luận. 
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn cho HS kĩ năng so sánh, phân tích, nhận diện và sử dụng trong khi viết văn thuyết minh, tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức trau dồi kiến thức, cảm thụ tác phẩm văn học. Vận dụng vào viết các bài văn hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK; SGV.
 - Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.
 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức Tập làm văn đã học.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng
 3. Bài mới:	 	
 * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HDHS ôn tập những nội dung lớn, trọng tâm
GV: ? Phần Tập làm văn lớp 9 có những nội dung lớn nào?
HS: (Trả lời)
GV:? So với lớp 8, văn thuyết minh của lớp 9 có gì mới ?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét.
? Chúng ta đã học những nội dung gì của văn bản tự sự ?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét, bổ sung.
1. Những nội dung lớn, trọng tâm: 
a. Văn thuyết minh:
- Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố giải thích, nghị luận, miêu tả.
b. Văn tự sự:
- Tự sự kết hợp giữa biểu cảm, miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện.
*Hoạt động 2: HDHS ôn tập về vai trò của các biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong VBTM:
GV: ? Thế nào là văn bản thuyết minh?
HS: (Trả lời)
GV:? Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có vị trí, vai trò và tác dụng như thế nào trong VBTM?
HS: (Trả lời)
GV: Chốt ý.
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong VBTM: 
- Thuyết minh là giúp người đọc
 (người nghe) hiểu biết về đối tượng.
- Cần giải thích thuật ngữ, khái niệm liên quan đến tri thức về đối tượng giúp người đọc, người nghe dễ dàng hiểu được đối tượng.
- Giúp cho người đọc, người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh được sự khô khan, nhàm chán.
*Hoạt động 3: HDHS phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự:
GV: ? Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản miêu tả, tự sự?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét. Chốt ý:
a. Trong văn TM: Miêu tả, tự sự đóng vai trò phụ trợ.
b. Trong miêu tả, tự sự: Miêu tả, tự sự đóng vai trò chính.
à Đưa ra bài tập làm thêm cho HS.
? Hãy lập dàn ý cho đề bài trên ?
HS: (Lập dàn ý à Trình bày.
GV: Chốt ý.
? Viết đoạn 
HS: ( Viết vào giấy nháp. )
GV: Gọi HS đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự:
a. Văn thuyết minh:
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
b. Văn miêu tả:
- Xây dựng hình tượng, nhân vật, đối tượng quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
- Mang đến cho người đọc, người nghe một cảm nhận mới về đối tượng.
c. Văn tự sự:
- Tình huống, nhân vật, cốt truyện, ý nghĩa.
* Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 
* Dàn ý: 
 4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung ôn tập. 
 - HDHS viết bài văn thuyết minh ngắn.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn tập phần kiến thức lí thuyết.
 - Luyện viết hoàn chỉnh một bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự.
 - Đọc và chuẩn bị trước tiết sau bài “ Ôn tập Tập làm văn”.
Ngày soạn: 12/12/2018
Ngày giảng: 9A: 28/12/2018; 9B: 28/12/2018
TIẾT 18: 
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - HS được hệ thống hóa những kiến thức Tập làm văn đã học về văn thuyết minh, văn tự sự và nghị luận. 
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn cho HS kĩ năng so sánh, phân tích, nhận diện và sử dụng trong khi viết văn thuyết minh, tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức trau dồi kiến thức, cảm thụ tác phẩm văn học. Vận dụng vào viết các bài văn hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK; SGV.
 - Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.
 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức Tập làm văn đã học.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng
 3. Bài mới:	 	
 * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập những nội dung về văn bản tự sự 9:
GV: ? Vai trò, vị trí và tác dụng của miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự?
HS: ( - Miêu tả nội tâm: Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
 - Nghị luận: Để người đọc suy nghĩ về một vấn đề nào đó làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. )
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
GV: ? Thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét.
à Yêu cầu HS lấy ví dụ trong “ Lặng lẽ Sapa”, “Làng”, “ Chiếc lược ngà”.
4. Những nội dung về văn bản tự sự 9: 
Miêu tả văn bản tự sự
Miêu tả nội tâm
Nghị luận
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
Người kể chuyện
*Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập vai trò của người kể chuyện trong VBTS:
GV: ? Lấy ví dụ một đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ nhất, một đoạn văn ngôi kể thứ ba?
HS: ( - Ngôi kể thứ nhất: 1 đoạn văn trong văn bản “ Cố hương”.
 - Ngôi kể thứ ba: Chọn một đoạn trong văn bản “ Lặng lẽ Sapa”. )
GV: Nhận xét.
? Vai trò của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.
5. Người kể chuyện trong VBTS:
- Kể theo ngôi thứ nhất: Mang tính chủ quan, người kể có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.
- Kể theo ngôi thứ ba: Mang tính khách quan người kể dường như biết hết mọi hành động, tình cảm của các nhân vật.
*Hoạt động 3: GV HDHS so sánh văn tự sự lớp 9 và lớp 6,7,8:
GV: ? Thế nào là văn bản thuyết minh?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét, bổ sung.
à Kết luận lại.
à Đưa ra đề bài làm thêm.
HS: (Viết đoạn văn chỉ rõ các hình thức đối thoại trong bài làm của mình.)
GV: Gọi HS cả lớp nhận xét.
à Sửa chữa và rút kinh nghiệm.
6. Sự giống nhau và khác nhau giữa văn tự sự lớp 9 và lớp 6,7,8: 
a. Giống nhau:
- Có nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Có cốt truyện (Sự việc chính và phụ)
b. Khác nhau:
 Ở lớp 9 có thêm: 
- Kếp hợp ( Tự sự+ biểu cảm+ miêu tả nội tâm ).
- Tự sự + Nghị luận
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
* Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, đọc thoại nội tâm
 4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung ôn tập. 
 - HDHS viết bài văn tự sự ngắn.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn tập phần kiến thức lí thuyết.
 - Luyện viết hoàn chỉnh một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Đọc và chuẩn bị trước tiết tiếp theo bài “Ôn tập Tập làm văn”.
Ngày soạn: 08/01/2019
Ngày giảng: 9A: 11/01/2019; 9B: 11/01/2019
TIẾT 19: 
LUYỆN TẬP KHỞI NGỮ 
I. MỤC TIÊU:	
 1. Kiến thức:
 - HS nắm được khái niệm, đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn kĩ năng nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với các thành phần chính của câu , biết đặt câu có khởi ngữ.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS ý thức vận dụng ngữ pháp vào nói và viết hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Giáo án; SGK, SGV.
 - Phương pháp: Nêu ví dụ, vấn đáp, gợi mở, thực hành luyện tập.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:	 	
 * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ: 
GV: Khởi ngữ có đặc điểm gì ?
HS: +Về vị trí: Đứng trước CN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Về quan hệ: không có quan hệ C-V với VN.
GV: Nhận xét, chốt ý:
? Khởi ngữ dùng để làm gì?
HS: (Trả lời )
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ và lưu ý HS một số điều về khởi ngữ:
à Lấy VD làm rõ.
à Chuyển ý.
GV: Khởi ngữ có đặc điểm gì đấng lưu ý ?
HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét, chốt ý. 
- Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.
Ví dụ: - Hiểu, tôi cũng hiểu rồi.
 - Bộ phim này, tôi xem nó rồi.
- Quan hệ gián tiếp:
Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp
I. Lý thuyết: 
1. Đặc điểm:
- Khởi ngữ thường đứng trước CN, ngăn cách với phần chính bởi dấu phẩy, không có quan hệ C- V với thành phần câu.
- Có thể thêm từ “ Còn, về, đối với” đằng trước.
2. Công dụng:
- Nêu lên đề đề tài được nói đến trong câu.
* Ghi nhớ: (SGK/8)
3. Những lưu ý:
- Khởi ngữ có thể có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó đứng sau đó.
- Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng một từ ngữ thay thế.
- Khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại.
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
GV: Đọc yêu cầu bài tập 1.
HS: (2 em lên bảng làm bài.)
GV: Nhận xét, chốt ý.
à Yêu cầu HS làm bài tập 2.
HS: Làm bài, lên bảng trình bày
GV: Nhận xét và chốt đáp án 
à Đưa ra bài tập 3.
HS: Làm bài, trình bày. 
GV: Nhận xét, sửa chữa.
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1: Đặt 5 câu có sử dụng khởi ngữ. 
2. Bài tập 2: Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
3. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng khởi ngữ.
 4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung bài học.
 ? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?
 - HDHS làm bài tập 4 ở nhà.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc lòng ghi nhớ.
Ngày soạn: 15/01/2019
Ngày giảng: 9A: 18/01/2019; 9B: 18/01/2019
TIẾT 20: 
LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS được ôn tập và củng cố, vận dụng kiến thức về phép lập luận phân tích và tổng hợp vào làm văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn kĩ năng viết lập luận phân tích và tổng hợp qua việc làm một số bài tập.
 3. Thái độ: 
 - HS có ý thức tự giác ôn tập và vận dụng lí thuyết vào thực hành.
 II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
 - Phương pháp: Đàm thoại, thực hành luyện tập.
 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
 3. Bài mới:	 
 * Giới thiệu bài: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HDHS ôn tập về lí thuyết:
GV: ? Khi nào người ta dùng phép phân tích, tổng hợp?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
 ? Thế nào là phân tích?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung:
(Chú ý : Các bộ phận được phân chia phải cùng ở trên một bình diện. Quá trình phân chia theo một thứ tự tầng bậc (rộng đến hẹp, cao xuống thấp hoặc ngược lại). Khi xem xét từng bộ phận, người ta dùng các phép : giả thiết, so sánh, đối chiếu, suy luận, chứng minh, giải thích, để tìm ra ý nghĩa của từng bộ phận và mqhệ giữa chúng.)
? Tổng hợp là gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt ý.
I. Lí thuyết:
* Để hiểu rõ sự vật, hiện tượng, một khái niệm, một quan điểm, tư tưởng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
 * Phân tích là phân chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận và mqhệ của các bộ phận nhằm tìm ra các đặc điểm, bản chất của từng bộ phận và mqhệ của các bộ phận với nhau. Trong văn bản nghị luận, phân tích là phân chia vấn đề thành những luận điểm để tìm hiểu ý nghĩa từng mặt của vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.
* Tổng hợp là phép tư duy ngược lại với phân tích. Nó đem kết quả của phân tích mà liên kết lại với nhau để rút ra nhận định chung. 
à Hai phương pháp phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích mới có tổng hợp.
*Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
GV: Nêu yêu cầu bài tập 1.
HS: (Làm bài tập theo gợi ý của GV)
à HS trình bày.
GV: Nhận xét và sửa chữa.
à Đưa ra yêu cầu của bài tập 2.
* Gợi ý:
- Có thể dựa vào những lí lẽ sau để phát triển thành đoạn văn :
+ Con và cha ở đây là mhệ ruột thịt, đồng thời là qhệ giữa thế hệ sau và trước trong xã hội. 
+ Con hơn cha là kết quả cao của sự dạy dỗ ; sẽ dẫn đến hiệu quả cao của lao động, gia đình phát triển hơn trước.
+ Thế hệ sau hơn thế hệ trước là phù hợp với q/luật ä của XH loài người . (dẫn chứng) 
+ Nếu ngược lại thì sao ?
àRút ra kết luận.
HS: ( Viết đoạn văn.)
à Trình bày.
GV: Nhận xét và chốt lại.
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1: Trình bày phép phân tích và tổng hợp của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan (SGK, tr. 26)
* Gợi ý : 
- Nêu vấn đề : Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước váo nền kinh tế mới.
* Phân tích vấn đề thành 3 luận điểm :
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
Những cái mạnh, cái yếu của con người VN cần được nhận rõ khi bước vào nền KT mới.
* Tổng hợp: Cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen ngay từ những việc nhỏ để đưa đất nước đi vào CNH, HĐH.
Hãy tiếp tục chia nhỏ từng luận điểm, trình bày mqhệ giữa chúng. 
Hãy nêu lên các b/pháp tác giả sử dụng khi phân tích từng khía cạnh của mỗi luận điểm.
2. Bài tập 2: Viết một đoạn văn phân tích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc, để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ trước.
4. Củng cố: 	
 - GV khái quát lại nội dung ôn tập.
 - Nhận xét đoạn văn của HS
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: 
 - Ôn tập lại lí thuyết.	
 - Luyện tập viết đoạn văn phân tích, tổng hợp ở nhà.
 - Tiếp tục ôn tập về phép phân tích và tổng hợp.
*********************************************
Ngày soạn: 22/01/2019
Ngày giảng: 9A: 25/01/2019; 9B: 25/01/2019
TIẾT 21: 
LUYỆN TẬP VỀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS được củng cố về khái niệm và công dụng của các thành phần biệt lập.
 2. Kĩ năng:	
 - Biết đặt câu có thành phần bi

File đính kèm:

  • docTu chon Ngu van 9_12708523.doc
Giáo án liên quan