Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản:

GV HDHS cách đọc: giọng buồn, xúc động.

GV: Đọc trước 1 đoạn, gọi học sinh đọc và nhận xét.

HS : Tóm tắt cốt truyện.

GV: ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?

HS : (Trả lời)

GV: Giảng một số từ khó hiểu.

? Văn bản viết theo thể loại gì ?

HS : (Trả lời)

? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?

Việc lựa chọn ngôi kể có tác dụng gì?

HS : (Trả lời)

GV: Nhận xét, chốt.

GV: ? Tại sao tên truyện là “ Cuộc chia tay của những con búp bê” Nó có liên quan gì đến ý nghĩa câu chuyện?

GV: Cho học sinh làm việc theo cặp sau đó trả lời.

 

doc90 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi.
(Tô Hoài)
- Đổi bài cho bạn ngồi cùng để kiểm tra đã viết đúng các lỗi chính tả.
2. Bài tập 2: Hãy sửa lại các từ viết sai trong cột A, điền từ đã sửa vào cột B
A
B
Xanh dờn, dậm dạp, dễ ràng, dập dàng, trái dụng, xanh dêu, chụt xuống.
Gợi ý đáp án: 
A
B
Xanh rờn, rậm rạp, dễ dàng, rập ràng, trái rụng, xanh rêu, trụt xuống.
4. Củng cố:
 - GV khái quát nội dung chính của bài.	
 ? Nêu các chuẩn mực khi sử dụng từ? VD? 
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: 
 - Ôn tập lại lý thuyết. 
 - Làm lại bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************************
Ngày soạn: 18/12/2016
Ngày giảng: 7A: 20/12/2016
 7B: 21/12/2016 
 Tiết 18: 
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
 I.Mục tiêu bài học: 
 1.Kiến thức: 
 Hệ thống hóa về:
 - Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt
 - Các phép tu từ 
 2. Kĩ năng:
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
 3. Thái độ: 
 - Yêu mến, tự hào sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGV, SGK.
	 - Phương pháp: Vấn – đáp, nêu vấn đề, quy nạp, luyện tập thực hành.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
 III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp khi ôn tập.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
A. Lí thuyết : 
 Hệ thống hoá kiến thức:
 GV cho HSnhắc lại nhanh các khái niệm: 
Từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ.
B. Luyện tập.
GV: HDHS thực hiện các bài tập (SGK)
HS: thực hiện và trình bày.
GV: nhận xét, sửa chữa.
Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa?
- Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có 2 loại từ đồng nghĩa:
 + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Quả- trái, má- mẹ
 + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Bỏ mạng- hi sinh
- Có hiện tượng từ đồng nghĩa vì các từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
Câu 2: Thế nào là từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: Già/ trẻ, sống/ chết
Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ: Bé (về kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ
 Đồng nghĩa: nhỏ, ít 
a. Bé: 
 Trái nghĩa: to, lớn, nhiều
 Đồng nghĩa: được, nhất
 b. Thắng: 
 Trái nghĩa: bại, thua, mất
 Đồng nghĩa: siêng năng, chịu khó
c. Chăm chỉ:
 Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác 
Câu 4: Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau.
 VD: Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn công việc
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: 
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
 - Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn không có mối liên hệ nào.
 VD: Mẹ tôi mua muối để muối dưa
 DT ĐT
 - Một từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Giữa các nghĩa ấy có mối liên hệ nhất định.
 VD: Bộ phận bên dưới tiếp súc 
 với đất của người, sự vật.
“Chân” 
 Bộ phận giúp người, vật
 đứng vững
Câu 5: Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu.
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Chức vụ ngữ pháp: Làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Câu 6: 
Thành ngữ Hán Việt
Thành ngữ thuần Việt
- Bách chiến bách thắng
- Bán tín bán nghi
- Kim chi ngọc diệp
- Khẩu phật tâm xà
- Trăm trận trăm thắng
- Nửa tin nửa ngờ
- Cành vàng lá ngọc
- Miệng nam mô bụng một bồ dao găm
Câu 7: Hãy thay thế các cụm từ sau bằng các thành ngữ có nghĩa tương đương.
Các cụm từ in đậm
Thành ngữ có nghĩa tương đương
- Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng
- Phải cố gắng đến cùng
- Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái
- Giàu có nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì
- Đồng không mông quạnh.
- Còn nước còn tát
- Con dại cái mang
- Giàu nứt đố đổ vách
Câu 8: Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng?
- Là biện pháp được lặp đi lặp lại từ ngữ, hoặc cả câu để làm nổi bật ý nghĩa gây cảm xúc mạnh.
- Có 3 dạng: + Điệp ngữ cách quãng
 + Điệp ngữ nối tiếp
 + Điệp ngữ vòng tròn (chuyển tiếp)
Câu 9: Chơi chữ là gì? Tìm VD về lối chơi chữ.
- Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn.
VD: + Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa để chơi chữ: 
 Nửa đêm giờ tí canh ba
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
 + Dùng từ đồng âm, khác nghĩa:
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng các gia gia
4. Củng cố:
 GV khái quát nội dung ôn tập, hướng dẫn HS cách học .
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Tiếp tục ôn tập để nắm chắc các kiến thức.
 - Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: Từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/01/2017
Ngày dạy: 7A:07/01/2017 
 7B:07/01/2017
Tiết 19: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm văn bản nghị luận.
 - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết văn bản nghị luận khác đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn kiểu văn bản quan trọng này.
 3. Thái độ: 
 - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: - Giáo án, sgk
 - Phương pháp: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của hs 
 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nhu cầu nghị luận:	
GV: Cho HS nắm nhu cầu NL trong đời sống hàng ngày.
? Gặp các câu hỏi đó em có thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như :Kể chuyện,miêu tả,biểu cảm hay không?
HS: (không) mà em phải dùng nghị luận
+NL: Chứng minh, giải thích, bình luận ,phân tích.
Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm văn nghị luận:
GV: ? Thế nào là nghị luận?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung.
à HDHS thảo luận về đặc điểm chung củabài văn NL.
I/Nhu cầu nghị luận:
 Ví dụ : 
- Vì sao em đi học?
- Theo em như thế nào là sống đẹp?
II/Khái niệm và đặc điểm của văn NL:
 1. Khái niệm:
- Văn NL là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Những tư tưởng quan điểm trong văn phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
2. Đặc điểm chung:
- Mỗi bài văn NL đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một VB có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
4. Củng cố: 
 - GV cùng HS khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà :
 - Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3(SGK/10 ).
 - Soạn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************
Ngày soạn: 10 /01/2017
Ngày giảng: 7A: 14/01/2017
 7B: 14/01/2017
Tiết 20: 
 YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BÀI NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
 - Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề văn cụ thể.
 3. Thái độ: 
 - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK.
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 * Câu hỏi: Trong cuộc sống chúng ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào ? Văn nghị luận là gì ? Hãy lấy vd minh hoạ ?
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cho HS nhận biết luận điểm:
GV: ? Thế nào là luận điểm,lấy ví dụ minh họa?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và bổ sung.
 Ví dụ: Bài “Tinh thần yêu nước củanhân dân ta” luận điểm chính là đề bài.
Hoạt động 2. HDHS Tìm hiểu luận cứ:
HS: Trình bày luận cứ và Trả lời các câu hỏi để có lý lẽ.
Hoạt động 3. HDHS Tìm hiểu lập luận:
HS: thảo luận.
? Lập luận là gì? Lấy ví dụ?
I/Luận điểm:
- Là ý kiến thể hiện quan điểm trong bài NL.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện vấn đề nào đó. Mà ý kiến là cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó. 
à Như vậy: Nếu ai đó nói ( cơm ngon, nước mát) là một ý kiến nhưng không thể coi là luận điểm.
- Luận điểm là một vấn đề thề hiện một tưởng, quan điểm nào đó. Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài NL. thực chất của luận điểm là tư tưởng, quan điểm.
II/Luận cứ:
- Là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sơ cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như một kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng đó.
- Luận cứ trả lời câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
- Lý lẽ là những đạo lý lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình.
III/Lập luận: 
- Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày các luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
- Lập luận: Là cách nêu luận điểm và vận dụng lý lẽ dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục.
- Luận điểm được xem như là kết luận của lập luận ( SGV/28)
 4. Củng cố: 
 - GV cùng HS khái quát nội dung bài học.
 ? Em hiểu thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
 5. Dặn dò: -
 - Học học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
 - Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
*********************************
Ngày soạn: 19/01/2017
Ngày giảng: 7A: 21/01/2017
 7B: 21/01/2017
 Tiết 21: 
 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP Ý CHO BÀI NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận các bước tỡm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn NL
 - So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 3. Thái độ: 
 - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK.
 - Phương pháp: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: ? Thế nào là luận điểm
	 ? Lập luận là gì? 
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu một số đề văn NL:
GV: ? Em hãy đưa ra một số đề văn nghị luận?
HS: ( Thảo luậnà Trình bày ) 
GV: ? Em hãy nhận xét những đề trên?
HS: ( Trả lời )	
GV: ? Khi đề nêu lên một tư tưởng , một quan điểm thì người HS có thể có 2 thái độ , đó là thái độ gì?
HS: ( Thảo luậnà Trình bày ) 
Hoạt động 2: HDHS Luyện tập:
GV: Chọn một đề bài cho HS thực hành lập ý cho bài NL.
? Luận điểm là gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Em hãy tìm luận cứ ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Em hãy xây dựng lập luận cho đề trên?
HS: Thảo luận nhóm.
à Cử đại diện trình bày
àNhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, sửa sai.
I. Đề văn nghị luận:
A/Không thể sống thiếu tình bạn
B/Hãy biết quí thời gian
C/Tiếng việt giàu và đẹp
D/ Sách là người bạn lớn của con người
- Đề văn NL cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng đề ra làm đề bài. Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó.
- Căn cứ vào chỗ mỗi đề nêu ra một số khái niệm,một vần đề lý luận, thực chất là những nhận định,những quan điểm, luận điểm, tư tưởng.
- Khi đề nêu lên một tư tưởng , một quan điểm thì người HS có thể có 2 thái độ: Hoặc là đồng tình ủng hộ hoặc là phản đối. Nếu là đồng tình thì hãy trình bày ý kiến đồng tình của mình. Nếu là phản đối thì hãy phê phán nó là sai trái.
II/ Lập ý cho bài nghị luận:
* Đề: Sách là người bạn lớn của con người.
1/ Xác lập luận điểm:
- Đề bài nêu ra ý kiến thể hiện một tư tưởng ,thái độ “Sách là người bạn lớn của con người”
2/Tìm luận cứ :
- Con người ta sống không thể không có bạn.
- Người ta cần bạn để làm gì?
- Sách thỏa mãn con người những yêu cầu nào mà được coi là người bạn lớn.
3/Xây dựng lập luận :
Nên bắt đầu lời khuyên, dẫn dắt người đọc đi từ đâu đến đâu.
(HS tự xây dựng lập luận )
4. Củng cố: 
 - Khái quát nội dung bài học.
 - HDHS xây dựng lập luận.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: 
 - Học học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
 - Soạn bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************************
Ngày soạn: 07/02/2017
Ngày giảng: 7A: 11/02/2017
 7B: 11/02/2017
 Tiết 22:
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
 TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm của luận điểm trong văn bản nghị luận.
 - Hiểu cách lập luận trong văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
 - Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức về vai trò quan trọng của việc lập luận trong văn nghị luận để biết cách làm bài văn tốt hơn.
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.
 - Phương pháp: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài,
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 * Câu hỏi:
 ?1 Bố cục bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
 ?2 Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận như thế nào ?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS Ôn tập Lí thuyết:
GV:? Thế nào là lập luận trong đời sống ?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Em hãy lấy VD lập luận trong đời sống ?
HS: ( Thảo luậnà Trình bày ) 
GV: Nhận xét.
? Thế nào là lập luận trong văn NL?
? Luận điểm trong văn NL là gì?Cho VD?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Phương pháp lập luận trong văn nghị luận phải như thế nào?
HS: ( Trả lời )
Hoạt động 2: HDHS Thực hành:
GV: Đưa ra yêu cầu bài tập luyện tập. à HDHS làm bài.
HS: ( Thảo luận nhóm.)
GV: Gọi đại nhóm trình bày.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, sửa chữa.
à Kết luận lại.
I. Lí thuyết:
1/Lập luận trong đời sống:
* Ví dụ:
a/ Hôm nay trời mưa/chúng ta không đi
 LC KL
 chơi công viên nữa
b/Em rất thích đọc sách /vì qua sách em
 LC KL
 học được nhiều điều
c/Trời nóng qua/ ăn kem đi
LC	KL
2/Lập luận trong văn nghị luận: 
- Luận điểm trong văn NL là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
Ví dụ: a/Chống nạn thất học
 b/Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
 c/ Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội.
3/ Phương pháp lập luận:
- Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ,nó trả lời câu hỏi: vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không ? Luận điểm đó có tác dụng gì ?
- Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp ,sắp xếp chặt chẽ.
II. Luyện tập: Xác định luận điểm, luận cứ, lập luận của truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho kẻ dốt nát, kiêu ngạo.
- Luận cứ: ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh con vật bé nhỏ.
- Các loài vật rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
- Ếch tưởng mình ghê ghớm như một vị chúa tể....
- Lập luận: Theo trình tự thời gian, không gian bằng câu chuyện với chi tiết, sự việc cụ thể, chọn lọc để rút ra một cách kín đáo.
4. Củng cố:
	? Luận điểm trong văn NL là gì?
	? Phương pháp lập luận trong văn nghị luận phải như thế nào?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: 
	- Ôn tập lại văn nghị luận. Lập luận cho đề bài “Hãy biết qúy thời gian”
	- Chuẩn bị trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
**************************************
Ngày soạn: 14/02/2017
Ngày giảng: 7A: 18/02/2017
 7B: 18/02/2017
 Tiết 23:
 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn CM.
 3. Thái độ: 	
 - Xác định được nhiệm vụ cần làm trước một đề văn chứng minh, chuẩn bị cho kiểm tra viết bài. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.
 - Phương pháp: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 * Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh? 
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết:
GV: Cho HS nắm được như thế nào là chứng minh và chứng minh trong đời sống
GV: ?Chứng minh trong NL là gì?Em hãy lấy VD?
HS: ( Trả lời ) 
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
1. Bài tập 1: ( SGK )
à Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
HS: Thảo luận trình bày bảng.
GV: Chốtà Ghi bảng.
? Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy không ? Em sẽ diễn giải ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy như thế nào ? 
HS: ( Thảo luận nhóm )
- Cần diễn giải rõ nghĩa 2 câu tục ngữ 
- “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - “Uống nước nhớ nguồn” khuyên chúng ta phải nhớ đến gốc gác, cội nguồn 
? Tìm những biểu hiện của đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn trong thực tế ?
à Cho HS tìm hiểu lại phần mở bài, kết bài ở tiết trước để viết đoạn văn
? Em hãy áp dụng điều đã học để chứng minh cho một luận điểm của dàn bài mà em đã xây dựng ?
HS: Tr

File đính kèm:

  • docTu chon Ngu van 7_12708517.doc