Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 8

Tiết:16 Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức trong bài Đập đá ở Côn Lôn

- Rèn kĩ năng làm bài văn

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập ề bài: Hình ảnh người anh hùng cứu nước trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh?

 

doc60 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------
c. “Lực điền” và “Su” được xếp vào nhóm từ nào?
--------------------------------------------------------------------------------------------
d. “Lẻo khoẻo” và “Chỏng qoèo” được xếp vào nhóm từ nào?
--------------------------------------------------------------------------------------------
 Câu 2: (3đ) Hãy xác định thành phần câu, quan hệ từ và chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:
a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:
hôm nay tôi đi học. 
 (Thanh Tịnh)
b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông Lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. 
Câu 3(2đ) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đợc sử dụng trong ví dụ sau:
	a/ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
	Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”
	b/ “Bàn tay ta làm nên tất cả
	Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”
 (Ngô Tất Tố)
Câu 4: (3đ) Đặt 2 câu có sử dụng trợ từ, 2 câu có sử dụng thán từ và 2 câu có sử dụng tình thái từ.
V/ Đáp án :
Câu 1:(2đ) Mỗi phần được 0,5đ
a. Cổ, miệng.
b. Túm, ấn giúi, chạy, xô, đẩy, ngã, thét, trói.
c. Biệt ngữ xã hội
d. Từ tượng hình.
Câu 2: (3đ) Mỗi phần đợc 1,5đ
a. Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi / vì / chính lòng tôi / đang có sự thay đổi 
 c v qht c v
lớn: / hôm nay/ tôi / đi học.
 tn c v
 -> Vế 1 và 2: Quan hệ Nguyên nhân – Kết quả.
 Vế 2 và 3: Quan hệ giải thích. 
b. Kết cục,/ anh chàng “hầu cận ông Lí” / yếu hơn chị chàng con mọn,/ hắn/ bị chị 
 qht c v c 
này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
 v
-> Vế 1 và 2: Quan hệ Nguyên nhân – Kết quả.
Câu 3: (2 điểm)	
Xác định và nêu đúng tác dụng của biện pháp nghệ thuật ở mỗi ví dụ (1điểm)
a/ Nói giảm nói tránh: Giảm nhẹ sự đau buồn,thơng tiếc....
b/Nói quá: Thành quả lao động vất vã,cực nhọc của ngời nông dân (lđểm)
Câu 4: (3đ) HS tự đặt câu. Mỗi câu đúng đợc 0,5đ.
* Thu bài:
 - Hết giờ giáo viên thu bài.
 - Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
*Bước3: Hướng dẫn học bài:
- Xem lại nội dung kiến thức trong sách, vở để tự rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị tiết sau: .
 ****************************************
 Ngày soạn: 28/12/2014
Tiết:14 Kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra tổng hợp các kiến thức của kì I
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn, làm bài hoàn chỉnh.
- ý thức tự giác. 
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Đề bài, đáp án
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
* Ma trận
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
* Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm (2.0đ)
 Câu 1 (1đ): Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng chọn đáp án đúng nhất
 Câu 1: Ngô Tất Tố đã khắc hoạ bản chất nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ thông qua:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả hành động nhân vật.
Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật là chính.
 D. Dùng ngôn ngữ kể linh hoạt kết hợp với ngôi kể phù hợp.
Câu 2: Tập hợp từ ngữ được gọi là Trường từ vựng khi các từ trong tập hợp đó:
Có cùng từ loại. B. Có cùng chức năng cú pháp chính;
C. Có ít nhất một nét nghĩa chung D. Có hình thức ngữ âm giống nhau.
Câu 3: Có thể đa yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự dưới hình thức:
Miêu tả càng nhiều chi tiết càng tốt.
Miêu tả ở mọi sự việc.
Miêu tả bằng một vài từ ngữ thật đắt.
Miêu tả hợp lý, như: ngoại hình, tính cách nhân vật; khung cảnh; hành động của nhân vật...
Câu 4: Trợ từ “đến” trong câu “Tôi dạy nó đến khổ mà nó vẫn không hiểu.” có chức năng:
A. Nhấn mạnh hơn mức độ khổ; B. Biểu lộ cảm xúc đau xót.
C. Thể hiện sự khinh thường; D. Đánh giá năng lực một người.
 Câu2 (3,0đ):Phân tích ngữ pháp của các câu ghép sau:
 a. Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. 
 b. Lão chửi yêu nó và lão nói với nó như nói với một đứa cháu.
Phần II: Tự luận
Câu3 Cảm nhận của em về hai câu thơ: 
 “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu)
* Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2.0đ)
 1. Bài tập 1 (1đ - mỗi câu đúng cho 0.5đ): 1B, 2C, 3D, 4D
 2. Bài tập 2: (3.0đ - mỗi câu đúng cho 1.5đ)
 a. Lòng tôi/ càng thắt lại, khóe mắt tôi/ đã cay cay. 
 C1 V1 C2 V2
 b. Lão /chửi yêu nó (và) lão /nói với nó như nói với một đứa cháu.
 C1 V1 C2 V2
Phần II: Tự luận
3. Bài tập 3 (5đ)
- Điệp từ "vẫn": sang trọng của bậc anh hùng không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ ''hào kiệt'', ''phong lưu'' cho ta hình dung về 1 con người có tài, có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng.(1đ)
- Nhịp thơ thay đổi từ 4/3=> 3/4 pha chút đùa vui hóm hỉnh. Nhà tù là nơi giam hãm, đánh đập, mất tự do mà người yêu nước coi là nơi tạm nghỉ chân trong con đường cứu nớc. Phan Bội Châu đã biến nhà tù thành trường học CM quan niệm sống và đấu tranh của Phan Bội Châu và của các nhà CM nói chung. Giọng điệu của 2 câu này vừa cứng cỏi, vừa mềm mại diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường. Hai câu thơ không chỉ thể hiện tư thế, tinh thần, ý chí của người anh hùng CM trong những ngày đầu ở tù mà còn thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp.(1.5đ)
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập 
 - Chuẩn bị sách HKII, soạn bài tiếp theo
 Ngày soạn: 12/01/2015
Tiết:15 Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức trong bài Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác
- Rèn kĩ năng làm bài văn cảm thụ 
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
 Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Đề: Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác” của Phan Bội Châu
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: phong thái ung dung, đàng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan BChâu
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo bố cục: đề – thực – luận – kết
2. Viết bài
a. Mở bài: PBC (1867-1940) hiệu là Sào Nam quê ở Nam Đàn –Nghệ An. Ông là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất trong vòng 25 năm đầu thế kỷ XX với nhiều tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân, khát vọng độc lập dân tộc, ý chí kiên định bền bỉ. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác nằm trong tác phẩm “Ngục trung thư”- 1914 thể hiện phong thái ung dung, đàng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan BChâu
b. Thân bài
- Điệp từ "vẫn": sang trọng của bậc anh hùng không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ ''hào kiệt'', ''phong lưu'' cho ta hình dung về 1 con người có tài, có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng.
- Nhịp thơ thay đổi từ 4/3=> 3/4 pha chút đùa vui hóm hỉnh. Nhà tù là nơi giam hãm, đánh đập, mất tự do mà người yêu nước coi là nơi tạm nghỉ chân trong con đường cứu nước. Phan Bội Châu đã biến nhà tù thành trường học CM quan niệm sống và đấu tranh của Phan Bội Châu và của các nhà CM nói chung. Giọng điệu của 2 câu này vừa cứng cỏi, vừa mềm mại diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường. Hai câu thơ không chỉ thể hiện tư thế, tinh thần, ý chí của người anh hùng CM trong những ngày đầu ở tù mà còn thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp.
 - Hai câu thơ thực giọng điệu trầm hẳn xuống, thống thiết để bộc bạch tâm sự: khách không nhà và người có tội. Tác giả tự nhận mình là người tự do, đi giữa thế gian. Ông đã từng đi khắp 4 phương trời không một mái ấm gia đình lại thường xuyên bị kẻ thù săn đuổi, từng bị trục xuất khỏi Nhật, sống không hợp pháp ở Trung Quốc, bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt ông là kẻ có tội vì yêu nước đối với thực dân Pháp. Kể không phải để than thân bởi ông đã coi thường hiểm nguy và tự nguyện gắn cuộc đời của mình với sự tồn vong của đất nước '' Non sông đã chết sống thêm nhục'' nỗi đau đớn của người anh hùng đầy khí phách. Điều đó cho ta hiểu thêm tinh thần không khuất phục, tin mình là người yêu nước chân chính, lạc quan kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu.
 - Hai câu thơ luận thể hiện khẩu khí hào hùng sảng khoái , dù ở tình trạng bi kịch vẫn theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù. Lối nói khoa trương quen thuộc, NT đối cả ý và thanh, câu thơ kết tinh cao độ CX lãng mạn hào hùng của tác giả gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước 
PBC
 - Hai câu thơ kết thể hiện tinh thần của người chiến sĩ CM trong tù: còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước, ý chí gang thép, tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, bất chấp thử thách gian nan. Điệp từ ''còn'' ở giữa câu thơ buộc người đọc phải ngắt nhịp 1 cách mạnh mẽ lời nói dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơkhẳng định tư thế hiên ngang, ý chí sắt đá, tin tưởng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả.
c. Kết bài: Giọng thơ hào hùng, biểu cảm trực tiếp, phép đối chặt chẽ, sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ mà vẫn vui, dí dỏm, bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đàng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan BChâu
3. Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập bài Đập đá ở Côn Lôn
 Ngày soạn: 18/01/2015
Tiết:16 Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức trong bài Đập đá ở Côn Lôn
- Rèn kĩ năng làm bài văn 
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập ề bài: Hình ảnh người anh hùng cứu nước trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh?
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Phân tích nhân vật
- ND: Bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục nhưng ở họ có khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao đe doạ tính mạng, ý chí kiên trung, niềm tin son sắt vào sự nghiệp của mình.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo bố cục: đề – thực – luận – kết
2. Viết bài
a. Mở bài
 Ngày đầu tiên Phan Châu Trinh đã ném 1 mảnh giấy vào khám để an ủi, động viên các bạn tù :'' Đây là trường học tự nhiên. Mùi cay đắng trong ấy, làm trai trong thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết. ''ở Côn Đảo người tù phải làm công việc khổ sai đập đá. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”được khơinguồn từ cảm hứng đó. 
b. Thân bài
- Bốn câu thơ đầu diễn tả thế đứng của con người trong đất trời, biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng trángquan niệm làm trai của nhà thơ hiên ngang, đàng hoàng trên đất Côn Lôn
- Người tù dùng búa khai thác đá rất cực khổ. Nghệ thuật đối, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, nhịp thơ mạnh diễn tả hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường với sức mạnh ghê ghớm hình ảnh một con người phi phàm, 1 anh hùng thần thoại đang thực hiện một sứ mạng thiêng liêng khai sông phá núi, vạt đồi, chuyển đá vang động cả đất Côn Lôn
 - Từ công việc đập đá 4 câu thơ đầu đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước trong chốn địa ngục trần gian với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong đất trời. Giọng thơ hùng tráng,khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ gợi hình ảnh một người anh hùng với một khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững trong đất trời,trong tù ngục xiềng xích không hề chút sợ hãi, coi thường mọi thử thách gian nan, dám đương đầu vượt lên chiến thắng hoàn cảnh biến lao động cưỡng bức nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như dũng sĩ thần thoại. 4câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng
- Bốn câu thơ cuối giọng điệu trở sang bộc bạch bộc lộ cảm xúc - tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc của tâm hồn. H/a đối lập, ẩn dụ: “ thân sành sỏi, dạ sắt son”, tháng ngày: biểu tượng cho sự thử thách kéo dài,- thân sành sỏi: gan góc , bất chấp gian nguy,- mưa nắng: biểu tượng cho gian khổ,- dạ sắt son: trung thành. Càng khó khăn càng bền chí, son sắt một lòng, bất chấp gian nguy, trung thành với ý tưởng yêu nước Muốn xứng danh anh hùng, để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại phải bền gan vững chí, có tấm lòng son sắt, vững tin sắt đá. Tất cả những khó khăn trên kia chỉ là sự thử thách rèn luyện tinh thần.T/g muốn khẳng định dù gian khổ hiểm nguy vẫn bền gan vững chí đó là tấm lòng sắt son của người chiến sỹ cm không gì lay chuyển nổi 
- Giọng điệu cứng cỏi, ngang tàng, sảng khoái hào hùng hình ảnh mang tính biểu tượng gợi tả nụ cười ngạo nghễ, nụ cười của kẻ chiến thắng mà không nhà tù nào khuất phục nổi.
- Hình ảnh ẩn dụ, đối lập giữa những người giám mưu đồ sự nghiệp lớn đánh giặc cứu nước cứu dân như bà Nữ Oa đội đá vá trời – gian nan là việc cỏn con. Nhà thơ ngầm ví việc đập đá ở Côn Lôn nơi địa ngục trần gian giống như việc của thần Nữ Oa đội đá vá trời tạo lập thế giới, vũ trụ, coi cảnh tù đày chỉ là một việc con con không gì đáng nói.
- Hai câu kết ta cảm nhận được con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình - một hình tượng đẹp lẫm liệt ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp gian nguy mà không sờn lòng, nản chí - ông rất lạc quan tin tưởng sắt đá vào CM thắng lợi 
 c. Kết bài
Qua việc tả thực việc đập đá ở Côn Lôn tác giả thể hiện tâm thế, ý chí nam nhi muốn cứu nước,cứu đời dù gặp bước gian nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. Đó là những bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục nhưng ở họ có khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao đe doạ tính mạng, ý chí kiên trung, niềm tin son sắt vào sự nghiệp của mình.
3. Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập bài Ông đồ 
 Ngày soạn: 25/01/2015
Tiết:17 Văn bản: Ông đồ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Ông đồ 
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập ề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên? 
 1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản sau
2. Viết bài
a. Mở bài
 Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với bài thơ “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.
b. Thân bài
 Ông đồ là nhà nho không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học. Ông thường xuất hiện vào dịp tết, hoa đào nở cùng với mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại để viết chữ, viết câu đối bán cho mọi người. Ông đồ xuất hiện vào mùa đẹp, góp phần thêm cho sự đông vui náo nhiệt của phố phường ngày tết, hạnh phúc của mọi người. Từ ''mỗi năm'', ''lại thấy'' diễn tả sự lặp lại của thời gian, ông xuất hiện đều đặn hoà hợp với cảnh sắc ngày tết, không thể thiếu, trở nên thân quen mỗi khi Tết đến xuân về.
 Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua các chi tiết
 Bao nhiêu người thuê viết
 Ông rất đắt hàng sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người, hoà vào không khí vui tươi của trời đất, tưng bừng rộn ràng của ngày tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào màu đỏ của hoa đào. Họ đến để thuê viết và thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông: như phượng múa, rồng bay. Ông đồ từng được hưởng 1 cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc: được sáng tạo, có ích với mọi người. Ông được mọi người mến mộ vì tài năng, mang hạnh phúc đến cho mọi người, được mọi người trọng vọng. Đằng sau lời thơ là thái độ quí trọng ông đồ, quí trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc của tác giả
 Cùng với sự thay đổi của thời gian ông đồ dầnvắng khách. Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết với mực tàu, giấy đỏ nhưng cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương '' người thuê viết nay đâu''
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu.
 Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt.Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ thành vô duyên không thắm lên được. Nghiên mực không hề được được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi. Ông đồ vẫn như xưa nhưng tất cả đã khác xa, vắng khách, và buồn bã:
 ''Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay''
Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa ... ''
 Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh gợi tả sự tàn tạ, buồn bã. Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phường. Mưa bụi bay chứ không mưa to gió lớn, cũng không phải mưa dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo mưa trong lòng người. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.
 Với kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể hiện ở khổ 1 và 5, câu phủ định nói lên 1 sự thật: không còn hình ảnh ông đồ. Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con người trở thành xưa cũ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
c. Kết bài
 Với bài thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng đã làm nổi bật tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
3. Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập bài : “ Nhớ rừng”
 Tiết: 18 
 Ngày 31/1/2015
 ôn tập văn bản : “ Nhớ rừng” 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Nhớ rừng của Thế Lữ.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ2. Ôn tập
I.GV cho h/s nhắc lại phần tỏc giả,tỏc phẩm,nội dung,nghệ thuõt,ý nghĩa của văn bản Nhớ rừng.
II.Bài tập:
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn  , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành 

File đính kèm:

  • doctu_chon_Van_8_20150725_031217.doc