Giáo án Trường mầm non thân yêu - Nguyễn Thị Thùy Trang

* Góc xây dựng: Xây trường mầm non

* Góc phân vai: Chơi các trò chơi: cô giáo, bác sĩ, bán hàng, gia đình,

 * Góc âm nhạc: Hát và vận động, nghe hát các bài hát: “ Trường của chúng cháu đây là trường mầm non”; “ Chào ngày mới”;”; “ Bài ca đi học”. Chơi các trò chơi âm nhạc: “ tai ai tinh” “ Ai đoán giỏi”; “ nghe hát nhảy vào vòng”

* Góc học tập: Làm quen với lật sách, làm thẻ chữ, xếp chữ ; sao chép từ có chứa chữ cái o – ô – ơ , chơi lô tô, đôminô.

* Góc thiên nhiên: Tô màu cho lá cây trẻ nhặt được ở góc thiên nhiên; tưới cây, chăm sóc cây, chơi thợ làm vườn

 

doc23 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Trường mầm non thân yêu - Nguyễn Thị Thùy Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chép từ, chữ, số. Ví dụ : cô viết tên trẻ và yêu cầu trẻ sao chép lại vào bức tranh.
- Trẻ hoạt động, khám phá tại các góc:
+ Tô , viết chữ cái
+ Sao chép tên, sao chép từ
+ Xâu vòng, luồn dây, buộc hộp quà, thắt dây giày , thắt quai bị,
- Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. ( CS 91) 
- Nhận dạng các chữ cái O Ô Ơ
- Nhận biết mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết: người ta có thể viết y hệt những gì nói,...- Nhận biết hình thức chữ viết: in-viết, hoa-thường, khoảng cách, dấu phẩy-chấm- Nhận biết, phát âm chữ cái và các dấu thanh trong chữ-từ có ý nghĩa
- Phát âm được các chữ cái tiếng Việt mà trẻ nhìn thấy xung quanh.
- Nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái O Ô Ơ
- Tập tô chữ cái O Ô Ơ
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ( CS 6)
– Thường xuyên cầm bút đúng : bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
– Tự tô màu đều, không chờm ra ngoài
- Vẽ, trường lớp mầm non, Làm bánh trung thu ,Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn
- Cắt dán làm lồng đèn, dây xúc xích trang trí lớp.
- Cắt họa báo, Cắt các chữ cái O,Ô,Ơ, chữ số 1-5 trong lịch báo
- Dùng lá cây, nắp nhựa… làm khuôn mặt bạn trai, bạn gái, khuôn mặt cô giáo 
- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc( CS 100)
– Hát được lời bài hát.
– Hát đúng giai điệu.
- Hoạt động chiều :
Hát: Tết trung thu, Trường chúng cháu là trường Mầm non..
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của các bài hát trong chủ điểm (CS 101)
– Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
– Vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Hát VĐ :Em chơi đu.
- VĐTN: Trường chúng cháu là trường mầm non
V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác (CS 35)
- Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ… 
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
- Nhận ra ít nhất 4 trong 6 trạng thái cảm xúc của người khác khi họ :
+ Vui ;Buồn ; Ngạc nhiên ; Sợ hãi ;Tức giận ;Xấu hổ.
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
- Vẽ trạng thái cảm xúc vui buồn khác nhau( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
Quan sát trong sinh hoạt hằng ngày hay cho trẻ nghe truyện, xem phim… xem trẻ có tỏ ra nhận biết được các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của các bạn, cô giáo hay các nhân vật không ?… (sự nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác được trẻ thể hiện thông qua lời nói, hành động, nét mặt, cử chỉ … của trẻ).
- Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi ( CS 42)
- Nhanh chóng hòa đồng vào hoạt động chung nhóm bạn.
- Vui vẻ, thoải mái khi chơi trong nhóm bạn.
- Tôn trọng, hợp tác và chấp nhận 
- Phân vai chơi cho nhau.
- Quan tâm, nhường nhịn, chia sẽ giúp đỡ bạn ( không tranh giành đồ chơi của bạn...)
Mọi lúc mọi nơi(Tham gia các trò chơi: Làm theo người chỉ huy, kết bạn
)
-Hoạt động góc
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi ( CS 43)
- Chủ động bắt chuyện 
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi khi được hỏi. 
- Giao tiếp thoải mái, tự tin.
- Quan sát : trong sinh hoạt hằng ngày xem trẻ có chủ động trong giao tiếp (trao đổi, trò chuyện, đề nghị cô giáo những gì trẻ cần không ? )
CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON 
Kế hoạch tuần 2: Trường mầm non của bé(Từ ngày 15à 19/ 9/ 2014)
LỚP : LỚN 5
Thứ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1.Đón trẻ 
- Trao đổi với phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh, các nguyên vật liệu mở để làm tranh chủ điểm và đồ dùng đồ chơi nói về trường mầm non
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non.
2.Thể dục sáng
1/ Khởi động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau.
2/Trọng động: Trẻ tập các động tác thể dục theo nhạc. Mỗi động tác ( 2l x 8n )
- Hô hấp: Thổi nơ
- Tay: 2 tay đưa sang ngang, gập tay trước ngực
- Bụng: 2 tay đưa lên cao, nghiên người sang 2 bên
- Chân: Ngồi xỏm xuống, tay thả xuôi, đứng dậy
- Bật: Bật tách khép chân
3/ Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng
3.Hoạt động học
Bật liên tục qua 5 – 6 vòng,
Trò chuyện về trường mầm non của bé 
Đếm đến 5, tạo nhóm, nhận biết số 5 
Vẽ trường mầm non của bé
Làm quen chữ cái o – ô – ơ
5.Hoạt động góc
* Góc xây dựng: Xây trường mầm non
* Góc phân vai: Chơi các trò chơi: cô giáo, bác sĩ, bán hàng, gia đình,…
 * Góc âm nhạc: Hát và vận động, nghe hát các bài hát: “ Trường của chúng cháu đây là trường mầm non”; “ Chào ngày mới”;”; “ Bài ca đi học”. Chơi các trò chơi âm nhạc: “ tai ai tinh” “ Ai đoán giỏi”; “ nghe hát nhảy vào vòng”
* Góc học tập: Làm quen với lật sách, làm thẻ chữ, xếp chữ ; sao chép từ có chứa chữ cái o – ô – ơ , chơi lô tô, đôminô.
* Góc thiên nhiên: Tô màu cho lá cây trẻ nhặt được ở góc thiên nhiên; tưới cây, chăm sóc cây, chơi thợ làm vườn
6.Vệ sinh ăn ngủ
- Cô cho trẻ đi rửa tay, kê bàn ăn
- Cho trẻ vào bàn ăn
7.Hoạt động chiều
- Đoán câu đố về trường mầm non
- VĐTN: “Trường của cháu đây là trường mầm non” 
- Chơi tự do ở các góc. 
- Đọc thơ “Tình bạn” 
8.Trả trẻ
- Lau chùi đồ chơi ở các kệ, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về
 Thứ hai ngày15/9/2014
Lĩnh vực phát triển thể chất:
BẬT LIÊN TỤC VÀO 5 – 6 VÒNG
A / MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết bật liên tục vào vòng đúng kỹ thuật: Bật chụm liên tục 2 chân qua các vòng, không xê dịch bước chân sau mỗi lần bật, không chạm chân vào vòng.
 - Trẻ bật nhanh nhẹn, tự tin.
 - Trẻ hoạt động hứng thú, tích cực.
B/ CHUẨN BỊ
 - Vòng tập thể dục
 -Nhạc tập thể dục
C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1/ Khởi động: -Trẻ đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, cạnh bàn chân; chạy nhanh – chạy chậm.
2/ Trọng động
* BTPTC: Tâp các động tác thể dục theo nhạc bài hát: “ Ngày vui của bé”. 
 - Hô hấp: Thổi nơ
 - Tay: 2 tay thay nhau đưa lên cao ( 2l x 8n ), 
 - Bụng: cúi người về phía trước ( 2l x 8n ), 
 - Chân: Ngồi xỏm xuống, tay thả xuôi, đứng dậy ( 2l x 8n )
 - Bật: Bật tiến về phía trước (3 lần)
* VĐCB: “ Bật liên tục vào 5-6 vòng”
- Côgiới thiệu tên vận động 
- Mời 1-2 trẻ làm mẫu kết hợp giải thích kỹ thuật vận động: Bật chụm 2 chân liên tục qua lần lượt các vòng, không xê dịch bước chân sau mỗi lần bật, không chạm chân vào vòng. Sau đó đi về cuối hàng. 
- Cô cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức tổ, nhóm, cá nhân, tập thể. 
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô động viên trẻ bật liên tục, chạm đất nhẹ, không chạm chân vào vòng.
* TCVĐ: “ Chuyền bóng” 
- Cô nêu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cứ 5 trẻ cầm 1 quả bóng. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì bắt đầu chuyền bóng cho bạn bên cạnh lần lượt theo vòng tròn. Lúc đầu chuyền sang phía tay phải, sau sang tay trái, vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
+ Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài 1 lần chơi.	
3/ Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
	...............................................................................................................................................................................................................	.........................	…………….
Thứ ba, ngày 16/9/2014
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
BÉ TÌM HIỂU TRƯỜNG MẦM NON VĨNH LƯƠNG
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết tên, địa chỉ, các khu vực, đồ dùng đồ - đồ chơi ở trường,biết công việc, mối quan hệ của các thành viên trong trường.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô
- Trẻ biết yêu quý trường mầm non.
B/ CHUẨN BỊ
- Băng nhạc có bài: “ Trường của chúng cháu đây là trường mầm non”
- Băng hình nói về trường mầm non.
C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Quan sát và đàm thoại trường mầm non
- Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “ Trường của chúng cháu đây là trường mầm non”
- Cô hỏi trẻ về nội dung bài hát
+ Bài hát nói về gì?
- Cô cho trẻ quan sát khuôn viên trường
- Cô hỏi trẻ:
+ Các bạn đang học trường gì?
+ Địa chỉ trường mình là gì?
+ Trường của mình có những khu vực nào? Ở các khu vực đó có những đồ dùng nào?
+ Trong trường của mình có những ai? Làm nhũng công việc gì? Có mối quan hệ với nhau ra sao?
+ Hằng ngày các bạn làm gì?
+ Các bạn cảm thấy như thế nào khi học ở trường mình?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non, nơi trẻ đang học
 Xem băng hình nói về trường mầm non
- Cô cho trẻ xem băng hình về các trường mầm non khác nhau. Trong quá trình trẻ xem cô giải đáp các thắc mắc của trẻ.
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 17/ 9/ 2014
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
ĐẾM ĐẾN 5, TẠO NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 5
NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 5
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẤU
- Trẻ biết đếm đến 5 và biết tạo nhóm có số lượng 5– Nhận biết số 5.
- Trẻ có nề nếp, ý thức học tập.
II/ CHUẨN BỊ
- Mỗi trẻ 5 tranh lô tô hình thú bông và 5 tranh lô tô hình quả bóng
- Đồ dùng đồ chơi có số lượng trong phạm vi 5
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Ôn đếm đến 4
- Cô cho trẻ lắc hộp đồ chơi. Trẻ nghe và đoán trong hộp đồ chơi đựng gì? Sau đó sờ và đếm số lượng đồ chơi trong hộp
- Cho trẻ đếm số lượng đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Cho trẻ đếm số lượng tiếng vỗ tay, tiếng trống, xắc xô….
- Cô dẫn dắt vào hoạt động 
* Hoạt đông 2: Đếm đến5 – tạo nhóm có số lượng 5
- Cô tặng cho mỗi trẻ một giỏ đồ dùng đồ chơi.
- Cô yêu cầu trẻ xếp hết các thú bông trong giỏ ra thành 1 hàng ngang trước mặt
- Cô yêu cầu trẻ lấy 4 quả bóng xếp thành 1 hàng ngang sao cho cứ tương úng 1 con thú bông là 1 quả bóng
- Cô hỏi trẻ:
+ Số thú bông và số quả bóng như thế nào với nhau?
+ Số nào có số lượng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu?
+ Nhóm nào có số lượng ít hơn? và ít hơn bao nhiêu?
- Cô hỏi trẻ:Muốn cho số thú bông và số quả bóng bằng nhau thì phải làm ntn?
- Cho trẻ đếm lại số thú bông số quả bóng và cho trẻ lấy số 5 đặt cạnh số thú bông và quả bóng và cho trẻ đọc to chữ số 5
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất” 
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 nhóm lần lượt từng bạn của 2 nhóm sau khi nghe hiệu lệnh của cô sẽ lên bảng khoanh tròn các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng trong phạm vi 5. Sau thời gian là 1 bài hát: “ Trường chúng cháu là trường mầm non” đội nào khoanh được nhiều nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 5 thì thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được khoanh 1 nhóm đồ dùng đồ chơi. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ( 2 – 3) lần. Động viên, khuyến khích trẻ chơi
- Kết thúc – chuyển hoạt đông
Thứ năm ngày 18/9/2014
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
BÉVẼ TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học: nét thẳng, nét xiên, nét cong… để vẽ trường mầm non
- Trẻ vẽ được trường mầm non theo ý tưởng của trẻ.
- Trẻ biết yêu quí trường mầm non
B/ CHUẨN BỊ
- Vật liệu mở để trẻ trang trí theo sự sáng tạo: len vụn, hột, hạt…
- ( 3 – 4 ) tranh ảnh vẽ trường mầm non.
C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: VĐTN: “ Trường của chúng cháu đây là trường mầm non”
- Cô trẻ cùng trẻ hát và vận đông theo nhạc bài hát: “ Trường của chúng cháu đây là trường mầm non”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói gì? 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non
- Cô dẫn dắt vào hoạt động
Hoạt động 2: Bé vẽ trường mầm non
- Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh vẽ trường mầm non
+ Tranh 1: Tranh vẽ có ngôi trường, cô giáo đang đón bé
+ Tranh 2: Tranh vẽ có ngôi trường, các bạn nhỏ đang chơi xích đu, bập bênh
+ Tranh 3: Tranh vẽ có ngôi trường, các em nhỏ đang tưới nước cho cây
- Cô hỏi trẻ kỹ năng vẽ: 
+ Nội dung bức tranh vẽ gì?
+ Vẽ như thế nào? tô màu ra sao?
- Cô cho trẻ nêu lên ý định vẽ của mình
- Cô cho trẻ thực hiện, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trong quá trình trẻ thực hiện cô mở nhạc các bài hát trong chủ điểm và động viên, khuyến khích trẻ thực hiện 
 Đánh giá sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. Cô hướng trẻ nhận xét đến sự sáng tạo và kỹ năng tạo hình.
- Cô nhận xét
- Kết thúc - chuyển hoạt động
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Thứ 6 ngày 19/ 9 / 2014
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ:
LÀM QUEN CHỮ CÁI O Ô Ơ
I/ YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết đúng các chữ chữ o ô ỏ trong từ cô giáo - lớp học
- Trẻ phát âm đúng các chữ cái o ô ơ 
- Trẻ yêu thương, quý mến mọi người trong tường mầm non.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh cô giáo - lớp học
- Thẻ chữ rời ghép các từ: cô giáo - lớp học
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Bé học chữ o ô ơ
- Cô cùng trẻ hát và động theo nhạc bài: “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
- Cô đàm thoại với trẻ:
+ Bài hát nói về gì ? Cô khái quát lại giới thiệu hình ảnh.
- Cô xuất hiện hình ảnh cô giáo dưới có ghi từ: “ cô giáo”. Cho cả lớp đọc từ dưới tranh.
- Cô cho xuất hiện từ : “cô giáo”, được ghép bằng thẻ chữ rời và cho trẻ đọc”
- Cô giới thiệu để trẻ làm quen với chư cái o ô
- Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo cá nhân, tổ, nhóm, tập thể.
- Cô gợi ý cho trẻ phân tích lần lượt các chữ cái chữ o ô.
- Cô xuất hiện hình ảnh lớp học dưới có ghi từ: “ lớp học”.Cô cho cả lớp đọc từ dưới tranh.
- Cô treo tranh bảng gài từ: “ lớp học” được ghép bằng thẻ chữ rời và cho trẻ đọc
- Cô giới thiệu để trẻ làm quen với chư cái ơ
- Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo cá nhân, tổ, nhóm, tập thể.
- Cô gợi ý cho trẻ phân tích lần lượt các chữ cái chữ ơ
- Cho trẻ phân biệt chữ cái o –ô - ơ
+ Giống nhau : Đều có 1 nét cong tròn khép kín 
+ Khác nhau: ô có dấu mũ trên đầu còn ơ có dấu móc bên phải. 
* Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái
- Trò chơi 1: “ Tìm chữ trong từ, trong câu”
+ Cách chơi: Cô treo treo 3 bài thơ: “ Gà học chữ” trên bảng. khi nào có hiệu lệnh của cô lần lượt từng bạn của 3 đội sẽ lên khoanh tròn chữ cái o – ô – ơ trong bài thơ. Đội nào khoanh đúng và nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Chỉ được khoanh chữ o – ô – ơ 
- Trò chơi 2: Xếp chữ o – ô – ơ bằng hạt dưa
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng vỏ hạt dưa và cho trẻ xếp các chữ cái theo yêu cầu của cô và phát âm chữ cái vừa xếp
+ Luật chơi: Xếp các chữ cái theo yêu cầu của cô
- Kết thúc, chuyển hoạt động
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
Kế hoạch tuần 3: Lớp lớn 5 của bé (Từ ngày 22à 26/ 9/ 2014)
LỚP : LỚN 5
	Thứ
Thứ hai 
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1.Đón trẻ - Trò chuyện 
- Trao đổi với phụ huynh về việc sưu tầm trảnh, các nguyên vật liệu mở để làm tranh chủ điểm và đồ dùng đồ chơi nói về trường mầm non
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé
2.Thể dục sáng
1/ Khởi động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau.
2/Trọng động: Mỗi động tác ( 4l x 8n )
- Hô hấp: Thổi nơ
- Tay: 2 tay đưa sang ngang gập trước ngực.
- Bụng: 2 tay dang ngang, nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Hai tay dang ngang, bước chân ra trước ngồi khụy gối.
- Bật: Bật tại chổ
3/ Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
3.Hoạt động học
Bật tách khép chân.
Trò chuyện về lớp lớn 5 
Vẽ đồ dùng đồ chơi tặng bạn
Chia nhóm có số lượng 5 thành 2 phần
Tập tô chữ cái o-ô-ơ
4.Hoạt động ngoài trời
- Quan sát sân trường
- Chơi trò chơi: “lộn cầu vồng”, “ Chuyền bóng”“ Ném còn”, “ nhảy ô quan”
- Quan sát bếp ăn của trường
- Nhặt lá tạo hình 
5.Hoạt động góc
* Góc xây dựng: Cửa hàng bán dùng học tập cho trẻ
* Góc phân vai: Đóng vai cô giáo, bác sĩ, bán hàng, gia đình
* Góc âm nhạc: Hát+ VĐTN: “ Chào ngày mới”; “ Em đi mẫu giáo”; “Ngày vui của bé”; “ Bài ca đi học”. Chơi các trò chơi âm nhạc: “ tai ai tinh” “ Nghe thấu hát tài”; …
* Góc tạo hình: sao chép từ có chứa chữ cái o – ô – ơ,làm album các hình ảnh trong chủ điểm
* Góc thiên nhiên: Tô màu cho lá cây trẻ nhặt được ở góc thiên nhiên; tưới cây, chăm sóc cây, chơi thợ làm vườn
6.Vệ sinh ăn ngủ
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh
- Nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn
7. Hoạt động theo ý thích
- Chơi tự do ở các góc
- Nghe kể chuyện: “ Bạn mới ”
- Biễu diễn văn nghệ nêu gương cuối tuần
- VĐTN: “ Em đi chơi đu’
8.Trả trẻ
- Vệ sinh dọn dẹp các góc kệ
- Ôn các bài hát trong chủ điểm 
Thứ hai ngày 22/9/2014
 Lĩnh vực phát triển thể chất:
BẬT TÁCH KHÉP CHÂN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ biết bật tách khép chân đúng kỹ thuật: đứng trước vạch 2 tay chống hông, bật chụm 2 chân vào 1 ô rồi bật tách 2 chân vào 2 ô; cứ như thế cho đến ô cuối cùng.
- Trẻ thực hiện được vận động bật tách khép chân nhịp nhàng.
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Đĩa nhạc có bài : “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
III. TIẾN HÀNH
1/ Khởi đông: trẻ đi vòng tròn các kiểu chân, chạy theo nhiều tốc độ khác nhau 
2/ Trọng động:
+ BTPTC: Tâp các động tác theo nhịp nhạc bài hát “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
- ĐT hô hấp: Thổi bóng
- ĐT tay : đưa tay ra trước rồi lên cao
- ĐT bụng : Tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên
- ĐT chân : Tay dang ngang, bước chân ra phía trước ngồi khụy gối
- ĐT bật: Bật tiến về phía trước 
+ VĐCB: Bật tách khép chân.
- Cô giới thiệu tên vận động .
- Cô mời 1-2 trẻ làm mẫu.
- Trẻ làm mẫu cô kết hợp giải thích : đứng trước vạch 2 tay chống hông, bật chụm 2 chân vào 1 ô rồi bật tách 2 chân vào 2 ô; cứ như thể cho đến ô cuối cùng
- Cho cả lớp tự luyện tập. cô theo dõi sửa sai.
- Cô chia trẻ thành 3 đội thi đua xem đội nào bật đúng và nhanh nhất.
 -Tổ chức cho trẻ thi đua. 
 - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
 + TCVĐ: “ Kéo co” 
 - Cô giới thiệu trò chơi: “Kéo co”.
 - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
 - Cô khái quát lại: Có 2 đội chơi, cùng cầm sợi dây, khi có hiệu lệnh thì kéo thật mạnh về phía đội của mình. Đội nào kéo mạnh, qua vạch, đội đó chiến thắng.
 - Trẻ chơi 2 – 3 lần theo hứng thú của mình.
 - Cô và trẻ cùng nhận xét trò chơi và hoạt động.
3/ Hồi tĩnh: Trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 23/9/2014
 Lĩnh vực phát triển nhận thức:
BÉ TRÒ CHUYỆN VỀ LỚP LỚN 5 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết tên cô, tên bạn, sở thích, giới tính của các bạn trong lớp,biết tên các góc hoạt động, đồ dùng đồ chơi và lịch sinh hoạt một ngày của lớp 
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô
- Trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn
II./ CHUẨN BỊ
- Băng nhạc có bài: “ Lớp chúng mình đoàn kết”
- Băng hình nói về trường mầm non.
III./ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt đông 1: VĐTN: “ Lớp chúng mình đoàn kết” 
- Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “Lớp chúng mình đoàn kết”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
Hoạt động2: Quan sát và đàm thoại về lớp học của bé
- Cô cho trẻ quan sát lớp học của mình
- Cô hỏi trẻ:
+ Các bạn đang học lớp gì?
+ Trong lớp mình có ai?
+ Lớp mình có những bạn nào? Trai hay gái? Con thích chơi với bạn nào trong lớp? Vì sao?
+ Cô giáo con tên gì? Hằng ngày cô làm những công việc gì? Cô dạy con học những gì?
+ Trong lớp mình có những góc chơi nào? Con hãy kể tên các đồ dùng đồ chơi ở các góc? Khi vào các góc chơi con được những trò chơi gì?
+ Nếu không có các bạn con cảm thấy như thế nào khi đến trường?
+ Vì vậy các con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn
Hoạt động3: Chơi trò chơi: “ Tìm bạn thân”
+ Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài: “tìm bạn thân”. Khi trẻ hát hết bài hoặc đang hát cô ra hiệu lệnh “ tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình 1 

File đính kèm:

  • docchu diem truong Mam non 2014 moi.doc