Giáo án Trường mầm non của bé 5 tuổi - Phan Thị Duyên Tiên

*. Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp.

* Bò đúng theo yêu cầu. Trẻ thực hiện vận động nhanh nhẹn khéo léo trong vận động bò bằng bàn tay cẳng chân và bò chui qua cổng

* Nhận ra và không chơi 1 số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Trường mầm non của bé 5 tuổi - Phan Thị Duyên Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép.
- Nhắc nhở hoặc báo cho người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm. 
- Bài tập phát triển chung
- Các bài tập thể dục sáng
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn chân.
- Bò bằng bàn tay cẳng chân và bò chui qua cổng.
- Biết tung, đập bóng và bắt bóng bằng hai tay.
2. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
1. Nói được một số thông tin thông thường về trường Mầm non.
(MT37)
2. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.(MT67)
3. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. 
(MT53)
4. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gẫn gũi. 
(MT54)
5. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn. (MT59)
6. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè. (MT60)
- Nói được một số thông tin về trường mầm non như tên trường, tên lớp, các khu vực trong trường ... 
- Nói được một số thông tin về cô giáo và các bạn. 
- Thể hiện một số hành vi bảo vệ môi trường.
- Giữ vệ sinh chung: Bỏ rác đúng nơi qui định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi, sắp xếp đồ dung gọn gàng, tham gia quét, lau chùi nhà cửa. 
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước, tắt điện khi ra khỏi phòng, sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt. 
- Chăm sóc cây trồng, bảo vệ vật nuôi. 
- Biết chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài cuộc trò chuyện. 
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp. 
- Giao tiếp thoải mái, tự tin. 
- Biết kể cho bạn nghe về. chuyện vui, buồn của mình. 
- Trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm. 
- Vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn. 
- Trình bày ý kiến của mình với các bạn.
- Trao đổi để thỏa thuận với các bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung. 
- Khi trao đổi, thái độ bình tĩnh tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày.
- Chơi với bạn vui vẻ 
- Biết dùng cách để giải quyết mẫu thuẫn giữa các bạn.
3. Phát triển ngôn ngữ
1. Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động. 
(MT72)
2. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. (MT76)
3. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động, đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non.(MT79)
- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những hành động hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện được lời chỉ dẫn 2 - 3 hành động liên quan liên tiếp, ví dụ sau khi cô nói: Con hãy cất dép lên giá rồi đi rửa tay và lấy nước uống nhé! Trẻ thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn của cô đã nêu.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường Mầm non.
- Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp. 
VD: Ôi! sao hôm nay bạn đẹp thế, thật tuyệt! Đẹp quá trời ơi!
- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn (ví dụ trao đổi để đi đến quyết định xây dựng một công viên bằng các hình khối, hoặc chuyển đổi vai chơi …)
- Hướng dẫn bạn đang cố gắng giải quyết một số vấn đề nào đó (ví dụ: Hướng dẫn bạn để kéo khóa áo hay xếp hình trong nhóm chơi hay lựa chọn màu bút chì để tô các chi tiết của bức tranh), thể hiện lời nói để các bạn đọc thơ diễn cảm.
4. Phát triển nhận thức
1. Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.( MT108)
2. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.(MT130) 
- Kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về một số đặc điểm về trường Mầm non bé học (tên gọi, địa chỉ của trường, của lớp, cô giáo, các bạn, ngày hội đến trường,ngày khai giảng, các khu vực trong trường, các phòng chức năng, công việc của các cô, chú, các hoạt động của trẻ, đồ dùng đồ chơi,….
* Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu., theo mẫu, theo cách tự sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
- Phát hiện quy tắc, sắp xếp và làm theo quy tắc đó.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận động… và thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích 
VD: Xếp tiếp dãy bông hoa – lá – bông hoa hoặc tam giác – tròn – chữ nhật, tam giác – tròn – chữ nhật …
Bước một bước – nhún – vẫy tay – bước – nhún – vẫy tay; xanh – vàng – đỏ - xanh – vàng – đỏ ..
5. Phát triển thẩm mỹ
1. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ về chủ đề “Trường Mầm non”.(MT131)
2. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. (MT138)
* Phối hợp các kỹ năng tô, lựa chọn phối hợp các màu để tạo thành bức tranh tô màu đẹp:
- Cầm bút đúng: Bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. 
- Tô màu đều 
- Không chờm ra ngoài nét vẽ.
* Chăm chú lắng nghe và thể hiện cảm xúc:
- Thể hiện nét mặt, động tác vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc theo chủ đề “Trường Mầm non của bé” (VD: Vỗ tay, vẫy tay, lắc lư, cười, nhắm mắt …) hoặc theo tiết tấu tự do.
II . MẠNG CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
- Tên gọi và địa chỉ của trường
- Ngày hội đến trường, ngày khai giảng
- Các khu vực trong trường
- Các phòng chức năng trong trường
- Công việc của các cô, chú trong trường
- Các hoạt động của trẻ trong trường mầm non
- Đồ dùng, đồ chơi trong trường 
- Yêu quí trường, bạn bè trong trường
TRƯỜNG MẦM NON
LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI 
-Tên đồ dùng học tập và đồ chơi của lớp
-Chất liệu, màu sắc, độ bền của DDDC
- Công dụng và cách sử dụng
- Giữ gìn và bảo quản đồ chơi.
- Phận loại đồ dùng, đồ chơi dấu hiệu, theo nhóm
LỚP BÉ ĐANG HỌC
- Tên lớp, tên cô giáo dạy bé học 
- Các bạn trong lớp: tên gọi, sở thích, đặc điểm riêng lớ, tình cảm bạn bè trong lớp
- Các khu vực trong lớp
- Công việc của cô giáo ở lớp
- Các hoạt động ở lớp
- Yêu quý, giữ gìn vệ sinh lớp học 
- Lớp học là nơi để trẻ được cô giáo chăm sóc-dạy dỗ, được chơi đùa với các bạn 
GỢI Ý TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ
1. Thời gian triển khai chủ đề
 	Chủ đề trường mầm non được triển khai thực hiện trong 3 tuần từ ngày 8/9 đến 26/9/2014.
 Mỗi chủ đề nhánh được thực hiện trong 1 tuần.
2. Giới thiệu chủ đề
 	Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của chủ đề giáo viên thực hiện như sau:
	- Trưng bày tranh ảnh về trường, lớp mầm non mà trẻ đang học và các hoạt động của trường mầm non Hoà Quang Nam
	- Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về:
	 + Trường, lớp: Tên trường, tên lớp, các khu vực trong trường lớp …
 	 + Các hoạt động, cách chăm sóc, yêu quí, bảo vệ trường lớp …
Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan. 
	- Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh, ảnh, thơ, truyện, câu đố, tham quan, … với nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề Trường mầm non
3. Khám phá chủ đề
	Để giúp trẻ khám phá tốt chủ đề tôi đã xây dựng nội dung và mạng hoạt động thích hợp với độ tuổi (5-6 tuổi), kinh nghiệm của trẻ tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động đa dạng để khám phá chủ đề. 
	- Các cách thức sử dụng khi triển khai các hoạt động:
	+ Cho trẻ tham quan, dạo chơi, khám phá sân trường, vườn trường, các khu vực trong trường, lớp, nơi trẻ đang học. 
	+ Trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở khuyến khích trẻ mô tả về trường, lớp. Đưa ra các câu hỏi “Vì sao?”, “như thế nào?” để kích thích trẻ biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc. 
	+ Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động có chủ định với các phương pháp khuyến khích trẻ “học qua chơi” và thông qua trải nghiệm.
	+ Cho trẻ nghe các câu chuyện, bài thơ về trường, lớp mầm non, về các bạn, cô giáo, cho trẻ đóng kịch, kể lại các câu chuyện có liên quan, …
	+ Cho trẻ tham gia vào các góc chơi: Góc thư viện (Xem sách, tranh, truyện về trường mầm non …), góc phân vai (trò chơi cô giáo, bác sĩ, gia đình), góc xây dựng (xây dựng, lắp ghép lớp học, trường mầm non), góc tạo hình (vẽ, nặn đồ dùng, đồ chơi, cảnh quan sân trường, lớp học …), góc nghệ thuật (hát, múa, chơi các trò chơi âm nhạc về trường lớp mầm non…), góc thiên nhiên (trồng cây, chăm sóc cây cối…).
	+ Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi âm nhạc, khám phá khoa học, khám phá thiên nhiên …
	+ Cho trẻ tham gia vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình về đồ dùng, đồ chơi, cảnh quang trường, lớp, cô giáo, bạn bè …
	+ Cho trẻ hát, vận động theo nhạc, nghe hát các bài hát về trường, lớp mầm non, cô giáo, bạn bè như: “Ngày vui của bé”, “Bàn tay cô giáo”, “Đi học”, “Ngày đầu tiên đi học”.
	+ Tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ như: Cất dọn đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị bàn ăn.
4. Đóng chủ đề
	- Đàm thoại về nội dung chủ đề: Trường mầm non
	- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ có liên quan đến chủ đề
	- Giới thiệu chủ đề mới bằng cách cùng trẻ trưng bày về chủ đề: Gia đình của bé
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRUỜNG MẦM NON CỦA BÉ 
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 8/9/ 2014 đến ngày 12/9/ 2014
MỤC TIÊU
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
*. Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp.
* Bò đúng theo yêu cầu. Trẻ thực hiện vận động nhanh nhẹn khéo léo trong vận động bò bằng bàn tay cẳng chân và bò chui qua cổng
* Nhận ra và không chơi 1 số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
1. Phát triển vận động
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn chân.
- Bò bằng bàn tay cẳng chân và bò chui qua cổng.
- Gọi tên một số đồ vật nguy hiểm. 
- Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép.
- Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm. 
- Hoạt động học, thể dục buổi sáng
- Hoạt động thể dục: Bò bằng bàn tay cẳng chân và bò chui qua cổng
- Hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động lao động 
* Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi
* Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gẫn gũi. 
* Trao đổi ý kiến của mình với các bạn. 
2. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
* Chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài cuộc trò chuyện. 
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp 
- Giao tiếp thoải mái, tự tin. 
* Kể cho bạn nghe về chuyện vui, buồn của mình. 
- Trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm. 
- Vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn. 
- Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngời trời, hoạt động góc, hoạt động lao động
- Hoạt động trò chuyện đầu giờ
* Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động. 
3. Phát triển ngôn ngữ
- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những hành động hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện được lời chỉ dẫn 2 - 3 hành động liên quan liên tiếp, ví dụ sau khi cô nói: Con hãy cất dép lên giá rồi đi rửa tay và lấy nước uống nhé! Trẻ thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn của cô đã nêu.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường Mầm non
- Hoạt động KPKH: Hãy nói về trường mầm non của bé
- Hoạt động VH: Bài thơ “Bé tới trường”.
- Hoạt động chơi: Nghe đọc các bài thơ, câu chuyện về chủ đề trường Mầm non của bé
- Hoạt động trò chuyện sáng
* Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
* Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc
4. Phát triển nhận thức
- Kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về một số đặc điểm về trường mầm non của bé học (tên gọi, địa chỉ của trường, của lớp, cô giáo, các bạn, ngày hội đến trường,ngày khai giảng, các khu vực trong trường, các phòng chức năng, công việc của các cô, chú, các hoạt động của trẻ, đồ dùng đồ chơi,….)
* Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu., theo mẫu, theo cách tự sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
- Phát hiện quy tắc, sắp xếp và làm theo quy tắc đó.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận động… và thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích 
VD: Xếp tiếp hình bông hoa – lá - hình bông hoa - hình chiếc lá.
Bước một bước – nhún – vẫy tay – bước – nhún – vẫy tay; xanh – vàng – đỏ - xanh – vàng – đỏ ..
- Hoạt động KPKH: Hãy nói về trường mầm non của bé
- Hoạt động trò chuyện mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động LQVT: Đếm xem đồ dùng đồ chơi, thêm bớt trong phạm vi 5, nhận biết số 5.
- Hoạt động chiều.
* Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ về chủ đề “Trường Mầm non”
*Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
5. Phát triển thẩm mỹ
* Phối hợp các kỹ năng tô, lựa chọn phối hợp các màu để tạo thành bức tranh tô màu đẹp:
- Cầm bút đúng: Bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. 
- Tô màu đều 
- Không chờm ra ngoài nét vẽ.
* Chăm chú lắng nghe và thể hiện cảm xúc:
- Thể hiện nét mặt, động tác vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc theo chủ đề nhánh “Trường Mầm non của bé” (VD: Vỗ tay, vẫy tay, lắc lư, cười, nhắm mắt …) hoặc theo tiết tấu tự do.
- Hoạt động tạo hình: Bé vẽ trường Mầm non thân yêu.
- Hoạt động góc.
- Hoạt động âm nhạc: Bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
- Hoạt động góc.
- Hoạt động biểu diễn văn nghệ.
B . CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
* Đối với giáo viên :
	 - Sưu tầm tranh ảnh chủ đề nhánh về trường mầm non, 1 số đồ dùng đồ chơi về trường mầm non.
- Nguyên vật liệu mở: lon, nắp, hộp giấy, hộp sữa, bìa cát tông,, hạt na, lịch cũ., hồ dán, nến, đĩa, vỏ ốc, cây xanh, màu nước… để tạo ra môi trường học tập cho trẻ
- Sưu tầm một số bài thơ, bài hát, câu đố, đồng dao, ca dao, của chủ đề nhánh
- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề nhánh trường mầm non.
* Đối với cháu : 
- Đọc thơ, chuyện, vận động nhịp nhàng theo bài hát trong chủ đề nhánh.
	- Nguyên vật liệu mở: Hộp nhựa kẹo, hộp đông sương, bìa cát tông, ốc, ống hút. lịch cũ, cây nhựa. Để trẻ tạo sản phẩm về chủ đề trường mầm non.
* Đối với phụ huynh : 
	- Phối hợp với phụ huynh đóng góp nguyện vật liệu cho lớp thực hiện chủ đề như: Vải vụn, len, hộp sữa, vỏ ốc, vỏ cây, lá khô, tàu dừa, cây cảnh, cây nhựa, chậu sứ dây trường xanh, cây xanh, cỏ, đĩa cũ, cùng tạo sản phẩm ….. để thực hiện chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN 1: TRUỜNG MẦM NON CỦA BÉ
( Thời gian thực hiện 01 tuần, từ ngày:08 / 09 / 2014 )
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với trẻ về ngày nghĩ cuối tuần vừa qua. Trò chuyện về ngày tết trung thu và các hoạt động trong dịp tết trung thu.
 - Sự thay đổi tranh ảnh chủ đề mới . Có bổ sung đồ dùng gì về chủ đề nhánh
 - Trò chuyện về chủ đề trường mầm non Hòa Quang Nam thân yêu 
- Trò chuyện về giữ gìn vệ sinh cá nhận, vệ sinh môi trường.
- Cho trẻ chơi ở các góc, làm quen với bài thơ, hát trong chủ đề.
THỂ DỤC SÁNG
Tập thể dục sáng với vòng: gồm 5 động tác 
1. Hô hấp: Thổi nơ bay
2. Tay : Hai tay đưa vòng về trước lên cao
3.Chân : 2 tay đưa vòng lên cao, ngồi khuỵu gối đưa vòng về 
trước
4. Lườn : 2 tay cầm vòng đưa lên cao sau đó nghiêng người sang 2 bên
5. Bật : Bật chụm tách chân
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC:
TD:
Bé làm ông lân, ông địa bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng
-TC :Tín hiệu 
PTNT:
KHXH:
Hãy kể về trường bé
PTTM:
TH:
Bé vẽ trường mầm non thân yêu (ĐT)
PTTM:
ÂN:
- ÂN : Trường chúng cháu là trường mầm non
-VĐ : Theo phách
- NH: Hành khúc tới trường( Nhạc Pháp, lời việt Phan Trần Bảng, Lê minh Châu)
-TC : Ai nhanh nhất
PTNT:
LQVỚI TOÁN:
Bé đếm xem ĐDĐC nào ít hơn, nhiều hơn, thêm bớt trong phạm vi 5, nhận biết số 5
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động học có chủ đích:
- Quan sát tranh ông địa, ông lân và các hoạt động trong dịp tết trung thu.
- Quan sát một số cây xanh trong sân trường. 
- Quan sát tranh ảnh về các hoạt động của trường mầm non Hòa Quang Nam
- Quan sát các đồ chơi ngoài trời
- Quan sát các khu vực trong trường
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết các nhân vật và các hoạt động trong dịp tết trung thu 
- Trẻ biết gọi tên, địa điểm, màu sắc, các đặc điểm nổi bậc ngôi trường nơi trẻ học và phân trường nơi trẻ học thuộc trường Mầm non Hòa Quang Nam. Biết yêu quí, giữ vệ sinh nơi mình học.
- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm, ích lợi của các cây xanh trong sân trường. Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
- Trẻ biết gọi tên hình ảnh, các hoạt động của các bạn trong trường mầm non vào các dịp lễ, các hội thi do trường tổ chức.
- Trẻ biết tên gọi, công dụng, màu sắc, đặc điểm của các đồ dùng từ đó biết giữ bảo quản chúng sau khi chơi.
- Trẻ biết gọi tên các loại hoa có trong bồn hoa. Biết đặc điểm, màu sắc, lợi ích của các loại hoa trong sân trường để từ đó chăm sóc, bảo vệ hoa. 
 2.TCVĐ: 
+ TC tâp thể : Trốn tìm
* TCDG: Nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ…
3. Hoạt động tự do: Trẻ chơi tự do theo ý thích. 
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng 
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép trường mầm non, trang trí phù hợp 
3. Góc nghệ thuật: Cắt dán ảnh trên báo, tô màu, xé dán, nặn, vẽ, xếp vỏ ốc, hạt… Hát và vận động các bài hát về chủ đề trường mầm non
4. Góc học tập : Chơi lô tô, học toán, chữ cái, chơi đôminô, chơi ghép hình, xem album, tranh ảnh về trường mầm non. 
5. Góc thiên nhiên: Chơi thả vật nổi, vật chìm, chơi với cát, trồng cây…. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi dân gian : Trốn tìm
PTNN 
THƠ:
“Thơ: Bé tới trường”
 Trẻ làm quen với toán: Ôn số lượng 1, 2 
Cho trẻ làm quen các kí hiệu cá nhân
 Trẻ làm quen với toán: Ôn số lượng 3,4
PTNN: 
LQCC:
Làm quen các nét cơ bản
Trẻ làm quen với toán: Ôn số lượng 4, 5
 Trò chơi dân gian
 Vệ sinh đồ dùng đồ chơi
 Nêu gương cuối tuần
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
(Thời gian thực hiện 01 tuần, từ ngày: 08 / 09 đến ngày 12 /09 /2014 ) 
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
GÓC PHÂN VAI
- Cô giáo	 
- Gia đình 
- Bán hàng 
- Trẻ bước đầu biết về nhóm , biết chơi cùng nhau trong nhóm
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình
- Nắm được 1 số công việc của vai chơi: Mẹ đi chợ, chị giúp mẹ nấu ăn, cô giáo dạy học, bán hàng biết mời khách, nói giá tiền, cảm ơn…
- Trẻ biết giao lưu với các bạn trong nhóm chơi
- Bộ đồ chơi nấu ăn như: Xoong, nồi, bát, đĩa,búp bê...
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi “Cô giáo” như : Sách, vở, thước, bút…
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng : Các loại hoa, quả , bánh cho tết trung thu 
- Đóng vai cô giáo dạy trẻ trong 1 nhóm hoạt động cụ thể ở trường mầm non
- Đóng vai các thành viên trong gia đình chăm sóc trẻ, cho trẻ đi học
- Chơi bán hàng : Bán các loại đồ dùng học tập, đồ chơi, hoa quả, bánh… 
- Cô cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi, kĩ năng của vai 
- Biết liên kết với nhóm chơi khác (xây dựng ) và quan tâm đến các bạn cùng chơi
GÓC XÂY DỰNG
Lắp ghép đồ dùng đồ chơi, xây dựng trường mầm non 
Trẻ biết xây dựng trường mầm non 
- Trẻ bước đầu biết biết xây dựng rào, tạo khung cảnh trường mầm non, có bồn hoa, thảm cỏ, đồ chơi có sự bố trí hợp lý.
-Khối xây dựng các loại 
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: Bập bênh, đu quay…
- Khối lắp ráp
- Sỏi, đá, que, hạt….
- Đồ chơi xây dựng: Hàng rào , cây xanh , hoa cỏ, ghế đá… 
Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về trường mầm non có những gì
- Xây dựng trường mầm non, có sân chơi, cây cảnh, vườn hoa gợi ý để trẻ xây trường và bố trí hợp lý 
- Dạy trẻ xếp hàng rào thẳng hàng
- Hướng dẫn trẻ lắp 1 số loại đồ chơi như: Đu quay, cầu tuột, bập bênh
GÓC HỌC TẬP VÀ SÁCH
- Xem sách, tranh kể chuyện về trường Mầm Non
- Trẻ biết giữ trật tự khi chơi
- Biết lật sách và xem 
- Hiểu nội dung tranh
- Sách, tranh , truyện về trường mầm non
- Tranh lô tô về hoa quả, đồ dùng đồ chơi 
- Vở tập tô chữ cái, vở bé làm quen với toán, vở tạo hình, bút chì, màu đen
- Bộ chữ cái, chữ số, chữ rỗng vẽ trên giấy bìa
- Cô hướng dẫn trẻ xem sách, tranh về chủ đề trường mầm non gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh.
Động viên trẻ tìm từ thích hợp để nói về nội dung câu chuyện
- Chơi lô tô quả, phân loại quả
- Tô, vẽ chữ cái, chữ số, tranh hoa quả, bánh .
 - Ghép tranh vẽ về trường mầm non
- Trang trí, cắt dán chữ cái, chữ số . 
GÓC NGHỆ THUẬT
Ôn kĩ năng về nặn, xé, dán, tô màu đồ dùng đồ chơi, tranh trường mầm 

File đính kèm:

  • docGiao an chu de truong mam non 56 tuoi.doc