Giáo án Lớp Lá - Giờ học làm quen với Toán - Tên Đề tài: Phân biệt khối cầu khối trụ

Phần 1 : Dạy nhận biết ,gọi tên các khối.

* Hoạt động 1: Cô giơ khối , trẻ nói tên.

 - Cô lấy trong rổ của cô 1 khối và hỏi trẻ :

 + Cô đố chúng mình biết đây là khối gì ?

 - Chúng mình giỏi lắm, đây là khối cầu đấy!

 + Thế khối này có tên là gì nhỉ?

- Đúng rồi ,cô khen cả lớp nào!

* Hoạt động 2: Cô đưa đồ vật , trẻ nói tên .

 - Cô cầm hộp sữa ông thọ lên và hỏi trẻ:

 + Cô có đồ vật gì đây?

 + Hộp sữa này có hình dạng giống khối gì?

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Giờ học làm quen với Toán - Tên Đề tài: Phân biệt khối cầu khối trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Danh sách nhóm 4
Bùi Cẩm Tú
Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Nguyễn Thị Trang
Lê Bích Ngọc
Đinh Thị Thu Thắm
Lê Thị Thắm
Trịnh Thị Thảo
Cao Ngọc Quỳnh
Mai Thị An
Phạm Xuân Trà
Trịnh Thị Phượng
Lý Thị Uyên
 GIÁO ÁN
 Giờ học làm quen với Toán
 Tên đề tài: Phân biệt khối cầu khối trụ
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
Ngày dạy :
Người dạy : Nhóm 4 – Lớp 13. TCMN 07A1
I/ Mục đích – Yêu cầu.
1)Mục đích.
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu và khối trụ theo đặc điểm mặt bao của từng khối.
2)Yêu cầu.
a. Kiến thức
- Trẻ nắm được đặc điểm mặt bao từng khối.
- Trẻ tìm được sự giống và khác nhau giữa 2 khối.
b. Kỹ năng
- Trẻ nhận biết được các khối dựa vào đặc điểm mặt bao
- Trẻ tìm được các đồ vật trong thực tế có hình dạng giống các khối.
II/ Chuẩn bị.
- Đồ dùng của cô:
 + Khối cầu ,khối trụ, hộp sữa ông thọ, quả bóng (tất cả 1 bộ loại to.
 + Đất nặn.
- Đồ dùng của trẻ : mỗi trẻ một rổ, trong rổ có 1 khối trụ,1 khối cầu.
- Đồ dùng thực hành: 
 + Mỗi trẻ 1 rổ, trong rổ có 1 khối trụ màu xanh,1 khối cầu màu đỏ (loại nhỏ), số lượng đủ với số trẻ đến lớp.
 + Đất nặn. 
- Đội hình: cho trẻ ngồi theo hình chữ U.
III/ Hướng dẫn trẻ học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Phần 1 : Dạy nhận biết ,gọi tên các khối.
* Hoạt động 1: Cô giơ khối , trẻ nói tên.
 - Cô lấy trong rổ của cô 1 khối và hỏi trẻ :
 + Cô đố chúng mình biết đây là khối gì ? 
 - Chúng mình giỏi lắm, đây là khối cầu đấy!
 + Thế khối này có tên là gì nhỉ? 
- Đúng rồi ,cô khen cả lớp nào! 
* Hoạt động 2: Cô đưa đồ vật , trẻ nói tên .
 - Cô cầm hộp sữa ông thọ lên và hỏi trẻ:
 + Cô có đồ vật gì đây? 
 + Hộp sữa này có hình dạng giống khối gì? 
 + Thế còn quả bóng ? 
 - Đúng rồi,hộp sữa của cô có hình dạng giống khối trụ,còn quả bóng có hình dạng giống khối cầu đấy.
 Phần 2 : So sánh, phân biệt các khối theo đặc điểm mặt bao.
 * Hoạt động 1 ; Sờ mặt bao các khối.
 + Bây giờ chúng mình hãy lấy cho cô khối cầu nào! 
 + Chúng mình hãy sờ mặt bao khối cầu xem nó có đặc điểm gì?
 -Cô mời 2 -3 trẻ trả lời
 + À,đúng rồi ,khối cầu có mặt bao cong đấy.
 + Bây giờ chúng mình hãy lấy cho cô khối trụ nào!
 + Chúng mình hãy sờ xem mặt khối trụ nó như thế nào?
è Lớp mình nói đúng rồi đấy,khối cầu có đường bao cong,còn khối trụ cũng có đường bao cong nhưng nó có thêm 2 mặt phẳng ở 2đầu nữa đấy.
 * Hoạt động 2 : Lăn khối.
 - Bây giờ chúng mình hãy lấy cho cô khối trụ để ra trước mặt và lăn thử cho cô xem nào!
 + Chúng mình thấy như thế nào?
 + Đúng rồi,vì khối trụ có đường bao cong nên nó lăn được, nhưng vì ở 2 bên có 2 mặt phẳng nên nó chỉ lăn đươc về 2 phía là đằng trước và đằng sau thôi.
 - Cô cho cả lớp nhắc lại theo cô .
 + Chúng mình lấy cho cô khối cầu và lăn nào!
 + Khối cầu có lăn được không?
 + Tại sao khối cầu lăn được?
 è Vì khối cầu có các mặt bao đều là đường bao cong nên nó lăn được về tất cả các phía đấy!
 - Cô cho cả lớp nhắc lại theo cô .
 * Hoạt động 3 : Chồng khối.
 - Chúng mình hãy lấy khối cầu chồng lên nhau nào!
 + Khối cầu có chồng lên nhau được không?
 + Tại sao không chồng được?
 è Đúng rồi, vì khối cầu có các mặt bao cong nên chúng ta không thể chồng khối nên được.
 - Chúng mình hãy lấy khối trụ và chồng lên nhau nào?
 + Chúng mình hãy đặt khối trụ nằm xuống và chồng lên cho cô nào !
 + Chúng mình có chồng được không?
 + Vì sao không chồng được?
 + Bây giờ chúng mình hãy đặt khối trụ đứng lên và chồng lên cho cô nào!
 + Có chồng được không?
 + Vì sao lại chồng được?
 èĐúng rồi,vì khối trụ khi chúng ta đặt đứng sẽ có 2 mặt phẳng,1 mặt tiếp đất và 1 mặt phẳng có thể chồng được khối lên đấy!
 * Hoạt động 4 : So sánh 2 khối.
 - Chúng mình thấy khối cầu và khối trụ có gì giống và khác nhau? 
 - Cô gọi 2-3 trẻ trả lời.
 + Khối cầu như thế nào?
 + Thế còn khối trụ?
è Khối cầu có tất cả mặt bao đều cong còn khối trụ có mặt bao xung quanh cong và mặt bao 2 đầu phẳng.
 - Vậy chúng mình thấy khối cầu và khối trụ giống nhau điểm gì?
 - Khác nhau ở điểm gì?
 è Cô thấy lớp chúng mình trả lời đúng rồi đấy. Khối cầu và khối trụ giống nhau là cả 2 khối đều có mặt bao cong, còn khác nhau là khối cầu thì có tất cả các mặt bao đều cong còn khối trụ có mặt bao 2 đầu phẳng.
 - Cô cho trẻ nhắc lại kết quả 1-2 lần.
 Phần 3 : Luyện tập.
 * Trò chơi 1 : Thi “Ai nhanh hơn”.
 - Lần 1 : Cô nói tên khối – trẻ tìm khối và giơ lên.
 - Lần 2 :Cô nói đặc điểm khối – trẻ tìm khối và giơ lên.
 - Lần 3 : Cho trẻ để rổ sau lưng,khi cô nói tên khối, trẻ đưa tay ra sau lưng sờ khối,tìm đúng khối cô yêu cầu và giơ lên.
 * Trò chơi 2 : Cho trẻ nặn khối cầu và khối trụ.
 - Cô cho trẻ lấy đất nặn và nặn các khối,
 + Con nặn đươc khối gì?
 + Khối cầu con nặn như thế nào?
 + Vì sao phải xoay tròn?
 + Bạn Thảo ơi, con nặn được khối gì vậy?
 + Con nặn khối trụ như thế nào?
 + Vì sao phải lăn tròn, ấn phẳng 2 đầu?
 * Trò chơi 3 : Tìm đồ vật
 - Cô chuẩn bị một số đồ dung,đồ chơi có dạng khối cầu ,khối trụ :hộp sữa ông thọ, lon nước ngọt,quả bóng ,viên bi
 - Cô chia lớp làm 2 nhóm: 
 + Nhóm 1 : tìm những vật có dạng giống khối cầu.
 + Nhóm 2 : tìm những vật có dạng giống khối trụ.
 (thời gian được tính bằng 1 bản nhạc ,bài hát “ cả nhà thương nhau”)
 - Cô lại gần nhóm 1 :
 + Bạn An tìm được gì vậy?
 + Viên bi có dạng giống khối gì?
 + Tại sao con biết nó giống khối đó?
 - Cô lại gần nhóm 2 :
 + Bạn Quỳnh, con tìm được cái gì?
 + Hộp sữa giống khối gì?
 + Tại sao con biết nó giống khối đó?
 - Cô nhận xét.
è Kết thúc.
 - Khối cầu ạ !
- Khối trụ ạ!
 - Hộp sữa ạ !
 - Khối trụ ạ!
 - Giống khối cầu ạ!
- Trẻ lấy khối.
- Trẻ sờ mặt bao khối cầu
 - Có mặt bao cong ạ!
 - Trẻ lấy khối trụ
 - Có đường bao cong xung quanh và mặt bao 2 đầu phẳng ạ!
 - Trẻ lăn khối
 - Nó lăn đằng trước và đằng sau ạ!
 - Trẻ lăn khối
 - Có ạ!
 - Tại vì tất cả các mặt bao đều cong ạ!
 - Trẻ lấy khối cầu và chồng lên
 - Không ạ!
 - Tại vì tất cả các mặt đều cong ạ
- Trẻ lấy khối trụ và chồng lên.
 - Trẻ làm theo cô
 - Không ạ!
 - Vì nó có đường bao cong ạ!
 - Trẻ làm theo cô.
 - Có ạ!
 - Vì nó có mặt bao 2 đầu phẳng ạ!
 - Trẻ trả lời.
 - Có các mặt bao cong ạ!
 - Có 2 mặt phẳng và xung quanh có mặt bao cong ạ!
 - Đều có mặt bao cong ạ!
 - Khối trụ có 2 mặt phẳng còn khối cầu thì không có ạ!
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ nặn
 - Khối cầu ạ!
 - Phải xoay tròn ạ!
 - Vì tất cả mặt bao của khối cầu đều cong ạ!
 - Khối trụ ạ!
 - Con lăn tròn và ấn phẳng 2 đầu ạ!
 - Tại vì mặt bao xung quanh cong và mặt bao 2 đầu phẳng ạ!
 - Viên bi ạ!
 - Khối cầu ạ!
 - Vì tất cả mặt bao của viên bi đều cong ạ!
 - Hộp sữa ạ!
 - Khối trụ ạ!
 - Vì xung quanh hộp sữa có mặt bao cong và mặt bao 2 đầu phẳng ạ!

File đính kèm:

  • docphan_biet_khoi_cau_khoi_tru.doc