Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Một số loại chim

I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ

* Đón trẻ

- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.

- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về cách phát âm của trẻ. Một số trẻ phát âm chưa chuẩn.

* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.

* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.

* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về tác hại của một số loài chim và giọng hót của nó.

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1. Hoạt động 1: quan sát thời tiết

- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ quan sát.

- Cho trẻ quan sát thời tiết và hỏi trẻ về thời tiết đang quan sát: nắng, gió, mưa.

- Cho trẻ thảo luận, phát biểu và bổ sung ý kiến cho nhau.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường để thời tiết trong lành.

2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ chim bay cò bay ”.

- Tổ chức chơi cùng trẻ.

- Bao quát quá trình trẻ chơi.

 3. Hoạt động 3: Chơi tự do

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 12250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Một số loại chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số loại chim, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: Quan sát chim gõ kiến
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ con chim gõ kiến và sinh hoạt hằng ngày của nó về tìm thức ăn, sở thích và nơi trú ẩn.....
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm hình dáng, tên gọi , màu sắc, số lượng , thức ăn....
- Động viên và gợi ý để trẻ dùng từ chính xác, tròn ý
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động”chim bay cò bay ”
3.Hoạt động 3 : Chơi tự do
- Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài: BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
1. YÊU CẦU
- Luyện các kỹ năng bò, định hướng trong không gian.
- Qua vận động cơ bản giúp trẻ phát triển cơ tay, chân. 
- GD trẻ tham gia vận động nhanh nhẹn và tự tin, biết nhường nhịn bạn, có ý thức tập trung chú ý trong tập luyện.
2. CHUẨN BỊ
- Phòng tập sạch sẽ.
- Máy vi tính.
- Vòng thể dục 5-10 vòng
- Tranh lô tô các loài chim, côn trùng
* Tích hợp: MTXQ, AN
3. HƯỚNG DẪN	
 Hoạt động 1: Vào vườn chim
 - Cho trẻ xem trên máy vi tính các loài chim trong vườn
 - Hôm nay mình cùng vào vườn chim xem các bạn chim nhỏ làm tổ nhé
	 - Cho trẻ đi thường, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh... (kết hợp nhạc không lời).
 Hoạt động 2
* Bài tập phát triển chung
 	 - Tay vai: Hai tay giang ngang, chéo tay lên vai.
 	 - Lưng bụng: hai tay giang ngang, chống hông, sang phải sang trái.
 	 - Chân: ngồi xuống đứng lên
 	 - Bật: Bật tách chân chụm chân.
* Động tác nhấn mạnh động tác chân.
* VĐCB: “Bò thấp chui qua cổng” 
- Hôm nay mình sẽ bò thấp chui qua cổng vào vườn giúp bạn chim nhỏ làm tổ nhé, nhớ khi bò các con phải cẩn thận, nếu không sẽ bị ngã đấy.
- Muốn làm được như vậy các con hãy chú ý xem cô làm mẫu nhé!
	- Cô làm mẫu lần 1	
	- Cô làm mẫu lần 2, mời trẻ cùng làm thực hiện với cô. 
- Nhấn mạnh kỹ năng vận động: khi bò chú ý tay nọ chân kia, đầu cúi xuống khi bò qua cổng.
* TC: “Ai giỏi hơn”
	- Lần lượt cho cả lớp thực hiện.
	- Cho trẻ thừa cân thực hiện.
*TC : “Ai nhanh nhất”
	- Trẻ chia thành 2 nhóm, lần lượt từng bạn lấy tranh lô tô các con chim, sau đó chui qua cổng đem gắn lên cành cây. Đội nào lấy nhiều tranh lô tô đúng loài chim và thực hiện bài tập không phạm luật thì chiến thắng.
	- Cho trẻ thi đua với nhau, cuối cùng đếm xem nhóm nào có nhiều chim đậu trên cành thì chiến thắng.
* TCVĐ : Chim bay cò bay.
	- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi – luật chơi chơi.
	- Cho trẻ chơi thử cô sửa sai.
	- Cho cả lớp cùng chơi. 
Hoạt động 3: 
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ 
LOẠI CHIM
1 . YÊU CẦU
- Trẻ biết tên một số loài chim, biết bộ phận nổi bật của một số loài chim, trẻ biết những loài chim hiền và chim dữ.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ những loài chim có lợi,không chọc phá chim và ổ chim phòng tránh, tiêu diệt những loài chim hung dữ.
- Biết được môi trường sống, quá trình phát triển của con chim.Sự giống và khác nhau của một số loài chim.
2. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh một số con vật trên máy vi tính
- Thiết kế giáo án điện tử
- Tranh về quá trình sinh trưởng của con chim.
- 2 bảng lớn, gấy, bút chì. 
- Trang ghép chơi trò chơi.
*Tích hợp: Môn: GDÂN, Thể Dục, LQCC
3. HƯỚNG DẪN	
 Hoạt động 1:Gây hứng thú- TC tạo dáng
- Cho trẻ ổn dịnh cô tổ chức trò chơi.
- Cô cùng trẻ tạo dáng các con vật bằng đôi tay khéo léo của mình: cua, chim , bướm, ..
 Hoạt động 2:Vui khám phá
 	 - Cho trẻ xem chim trên máy vi tính, bạn nào kể tên những con chim này, cô giới thiệu tên các con chim đó.
 	 - Các con chim này đang làm gì, nó có những động tác rất ngộ nghĩnh.
 	 - Cho trẻ xem tranh con chim gáy, hôm nay cô cháu mình cùng khám phá về chú chim này nhé, cho trẻ đọc lại lại tên chim.
 	 - Cho trẻ quan sát tranh con chim gáy.
 	 - Cô chỉ từng bộ phận của chim và hỏi trẻ: Đây là gì?
 	 - Cho cả lớp nhắc lại tên bộ phận của các con chim.
 	 - Cô kết luận chim gáy có 2 mắt, 2 cánh, đuôi, chân và có móng.
 	 - Con chim này ăn gì? Những con chim này được con người nuôi ở đâu, để làm gì?
- Cho trẻ quản sát 3 loài chim, mới chỉ quan sát chim gáy, có thể quan sát đại bàng và chim bồ câu để so sánh chim hiền và chim dữ...
- Cho trẻ nghe hát bài hát thật là hay, trong bài hát có những loại chim nào, nó có lợi hay có hại?
- Con biết những con chim nào có hại?
* Cho trẻ xem băng hình về sự đa dạng của các loài chim.
- Cho trẻ xem đoạn phim thế giới loài chim.Khi xem nhớ quan sát chúng sống như thế nào, kiếm mồi ra sao, đẻ trứng và nuôi con như thế nào?
- Vừa rồi xem phim các con thấy những gì?
- Những con chim này có gì giống nhau? Khác nhau?
- Các loài chim có kích thước, màu sắc khác nhau, nhưng đều giống nhau có hai chân, hai cánh, đẻ trứng và biết bay.
 Hoạt động 3: Thử tài bé 
- Cho trẻ click trên máy vi tính tìm loài chim có lợi và có hại.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
* TC: Ai nhanh nhất
- Chia lớp thành hai đội, mỗi đội sẽ bật chụm chân qua ô gạch tìm tranh quá trình phát triển sinh trưởng của loài chim lên gắn trên bảng, đội nào tìm đúng nhanh thì thắng cuộc.
- Cô và cả lớp kiểm tra kết quả.
 * TC: Ghép tranh
- Chia lớp thành bốn nhóm mỗi nhóm sẽ ghép những miếng tranh cắt rời thành một bức tranh hoàn chỉnh. Ghép xong nói tên loại chim mà trẻ ghép được.
- Cô nhận xét kết quả chơi. giáo dục trẻ biết bảo vệ loài chim có lợi, không bắt phá chim và tổ chim. Cẩn thận trước những con chim hung dữ.
* Kết thúc tiết học giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường khi nuôi chim cảnh.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bán hàng
- Góc xây dựng: xây vườn hoa, cây xanh.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các loại chim, tô màu, vẽ các loài chim.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Giới thiệu bài hát: Thật là hay.
- Cô hát cho trẻ nghe và hỏi trẻ trong bài hát có những loại chim nào?
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi lộn cầu vồng
- Cho trẻ trò chuyện về nguyên vật liệu góc xây dựng.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
 ***************
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một loài chim, và nơi sống của nó.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát chim sơn ca
- Cho trẻ quan sát tranh chim sơn ca.
- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, làm gì....
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “chim sẻ tìm mồi”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: VẼ CON CHIM
1. YÊU CẦU
- Trẻ biết vẽ con chim một cách sáng tạo.
- Luyện nét vẽ và bố cục tô màu. Giáo dục trẻ biết bảo vệ loài chim có ích.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
2. CHUẨN BỊ
- 3 tranh vẽ con chim khác nhau.
- Một số bài thơ, câu đố về con chim.
 	- Máy vi tính, giáo án điện tử.
*Tích hợp: Môn Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN
 Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô đọc một đoạn trong bài thơ chim chích bông, hỏi trẻ chú chim trong bài thơ tên gì, đang làm gì?
- Cùng trẻ trò chuyện về một số loài chim. Gợi ý để trẻ miêu tả về màu sắc, hình dáng, cấu tạo con chim.
 	 + Con chim thường làm gì?
 	 + Nó có màu sắc như thế nào?
- Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh.
-Tranh 1: Cô có tranh gì đây?
 Con có nhận xét gì về bức tranh này, bố cục của nó ra sao?
 Những con chuồn chuồn trong tranh như thế nào?
 Nó đang làm gì?
 Ngoài con chim ra trong bức tranh còn gì nữa?
- Tương tự gợi ý đàm thoại cùng trẻ 2 bức tranh còn lại.
- Các con có thích vẽ chim để làm cảnh đẹp và hót véo von không nào?
	- Cho trẻ nêu ý định mình muốn vẽ con chim gì? Nó đang làm gì?
 Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Cho trẻ vào chổ vẽ, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm viết....
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Cho trẻ nghe nhạc không lời các baì hát về một số loài chim
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
 Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
	- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loài chim có ích
 * Nhận xét tiết học. 
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trò chơi khi chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bán hàng
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, vườn cây 
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các loại côn trùng, tô màu, vẽ các loài chim.
- Góc học tập: Tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các loài chim, phân loại các loài chim., làm album về các loài chim.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chuyện về sản phẩm của bé
 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về sản phẩm vẽ con chim để lần sau vẽ tốt hơn
2.Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ : chim sổ lồng
- Giáo dục trẻ biết nói dạ thưa với người lớn
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về cách phát âm của trẻ. Một số trẻ phát âm chưa chuẩn.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về tác hại của một số loài chim và giọng hót của nó.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: quan sát thời tiết
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát thời tiết và hỏi trẻ về thời tiết đang quan sát: nắng, gió, mưa....
- Cho trẻ thảo luận, phát biểu và bổ sung ý kiến cho nhau.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường để thời tiết trong lành.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ chim bay cò bay ”.
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
 3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Hát múa
THẬT LÀ HAY
1.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát .Trẻ thuộc bài hát.
- Chú ý lắng nghe cô hát, biết múa vận động cùng cô. Chơi trò chơi vui và đúng luật. 
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quý và bảo vệ loài chim có lợi.
2. Chuẩn bị:
 - Mũ chim, nơ tay cho trẻ biếu diễn.
 - Nhạc bài hát thật là hay, chim mẹ chim con
 - Trò chơi âm nhạc, máy vi tính.
3. Cách tiến hành
* Hoạt động 1:Bé tập múa hát
- Cho trẻ xem đoạn phim các chú chim đang bay trong vườn hoa. Trò chuyện về đoạn phim vừa xem.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề rồi dẫn dắt trẻ vào bài: Có một bài hát nói về các chú chim xinh đẹp hót rất hay, hôm nay cô cháu mình cùng hát múa bài hát thật là hay
* Bài hát “Thật là hay”
- Cho trẻ hát cùng cô 1 lần.
- Các con vừa hát bài gì? 
+ Bài hát này do ai sáng tác?
- Bài hát nói về các chú chú rất dễ thương chú hót rất hay. GD trẻ biết baỏ vệ loài chim có ích.
 - Cả lớp hát.
- Để bài hát hay hơn hôm nay cô cháu mình cùng múa minh họa cho bài hát.
- Cô múa và phân tích động tác cho trẻ xem.
- Cho cả lớp múa minh họa theo cô
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát múa.
* TC: Ai hát hay múa đẹp
- Hôm nay lớp mình cùng tổ chức buổi văn nghệ xem đội nào múa hay hát giỏi nhất lớp nhé
- Lớp mình sẽ chia thành 3 đội kết nhóm mũ theo màu (xanh, đỏ vàng)
- Cô mời từng tổ lên biểu diễn và minh họa bài hát.
- Từng tổ lên vận động tự do
- Mời cá nhân lên biểu diễn.
	- Cô động viên, khen ngợi trẻ
*Hoạt động 2:. Nghe hát : chim mẹ chim con
- Cô giới thiệu tên bài hát.
- Cô hát 1 lần. Hỏi trẻ tên bài hát?
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần kết hợp làm động tác minh họa.
+ Lần 2 cho trẻ nghe máy hát khuyến khích trẻ hát theo, vận động theo bài hát.
*Hoạt động 3: ô bí mật
	 - Cho trẻ chọn chữ cái ô trẻ thích , trẻ click chuột vào ô đó hiện ra hình ảnh, trẻ nói được tên bài hát có hình ảnh đó. Sau đó hát bài hát đó.
	- Cho trẻ đoán hình nền và nói tên bài hát ở ô cuối cùng.
 * Nhận xét tiết học.
VI. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bán hàng
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, vườn cây 
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các loại chim, tô màu, vẽ các loài chim.
- Góc học tập: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các loài chim, phân loại các loài chim., làm album về các loài chim.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn bài hát : thật là hay
- Cô giới thiệu từng tổ lên hát , cho trẻ hát yếu lên thực hiện.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Rửa tay sau khi chơi
- Giáo dục trẻ yêu quý các loài chim không phá chim và tổ chim
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ năm ngày 01 tháng 01 năm 2015
I.HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về tư thế ngồi của trẻ khi viết bài.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện về sự sinh trưởng của chim.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát bươm bướm.
- Cho trẻ quan sát tranh bươm bướm. 
- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, làm gì....
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ô tô và chim sẻ”.
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
 - Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: XÁC ĐỊNH PHẢI –TRÁI CỦA CON VẬT
1. Mục đích	
- Trẻ xác định thành thạo vị trí phía phải phía trái của bản thân và bạn khác,
đối tượng khác, có sự định hướng.
- Thông qua các hình thức trò chơi trẻ xác định phía phải phía trái, so với đồ
vật và bạn khác.
- Cháu tập trung chú ý trong giờ học, lớp học trật tự
2. Chuẩn bị
	- Mỗi cháu 1 tranh bướm hoặc chim, bút chì
- Mũ chim, hoa hồng, bướm, chó, cá, thỏ, gà có gắn chữ n , c, m, s
- Máy vi tính, giáo án điện tử
- Các bài hát về các loại chim trên máy vi tính.
* NDTH: Âm nhạc, MTXQ, chữ cái
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: :
 	- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại chim trên máy vi tính, trò chuyện đặc điểm nổi bật của chúng.
- Lớp chơi trò chơi “Con thỏ”
- Vẫy tay phải vẫy vẫy, dậm chân phải thình thịch
- Vẫy tay trái vẫy vẫy, dậm chân trái thình thịch
- Đưa tay ra phía sau vẫy cái đuôi vẫy vẫy.
- Có tiếng gõ cửa để cô ra xem.
- Cô mời 2 bạn vào vào lớp
- Đây là các bạn học lớp cô Nhi, biết các cháu học ngoan, các bạn đến thăm
còn mang gì tặng lớp đây? (Giỏ quà, cháu để giỏ quà lên bàn)
- Các bạn ấy đặt giỏ quà ở đâu so với các bạn? (phía trước.)
- Còn các bạn ở phía nào so với quà tặng? (phía sau)
+ Cô mời 2 bạn ra phía trước giới thiệu tên mình.
- Cháu giới thiệu tên (Cho đứng hàng ngang)
- Bạn Thư đứng phía nào bạn Trâm? (bên phải)
- Vậy bên phải bạn Trâm còn có gì nữa? (Cửa sổ)
- Bạn Trâm đứng phía nào bạn Thư? (Bên trái)
- Bên trái bạn Thư còn có gì nữa? (cửa lớn)
- Mời hai cháu về chỗ cùng học với bạn.
* Hoạt động 2: Kỹ năng xác định phía phải phía trái.
- Đây là quà tặng của các bạn cô xếp ra cho cháu em nhé 
- Cô đặt theo hàng dọc chỉ cho gọi tên và nói 
- Các bạn chim, cá, chó cũng muốn xem lớp mình học như thế nào?
-Tôi là chim đây đố các bạn ai đứng phía trước và phía sau của tôi?
- Ò ó o , thế các bạn có biết phía sau tôi có ai?
- Gâu gâu tôi là chó phía trước tôi có ai ? 
- Thế bạn chim và bạn gà đứng ở đâu so với tôi ( phía trước)
- Cô đổi vị trí các đô vật theo hàng ngang cô nói:
- Cháu nhìn kỹ bên phải chim có ai? 
- Con gà đứng phía nào của búp bê?
- Bên chim bê có ai? 
- Con chó đứng phía nào của búp bê
- Ngoài các bạn còn có quà tặng cho các chàu nữa cô đã chuẩn bị sẵn cho mỗi 
cháu rồi cháu lấy ra xem nào.
- Cháu đặt bướm ra phía trước
- Cháu đưa tay giơ bướm lên chào các cháu đi
- Cô lần lượt yêu cầu trẻ: Đặt các đồ dùng đã chuẩn bịvào các vị trí trước, sau, phải, trái của búp bê.
- Hỏi cho trẻ xác định lại:
Ví dụ: phía trước bướm có gì? (hoa hồng) 
- Phía sau bướm có gì? ( chim ) 
Hoa hồng và chim ở phía nào của bướm.
- Xong cô nói bên phải bướm cháu nói tên đồ dùng rồi cất vào rổ ( bên trái, 
phía trước, phía sau cũng vậy..) 
* Hoạt động 3: 
* TC: Ai tìm giỏi
- Cho trẻ lên click chuột tìm các chú chim theo yêu cầu của cô.
- Cô và cả lớp cùng kiểm tra.
*Trò chơi chơi đứng đúng vị trí theo yêu cầu của cô
- Cô cho cháu nhận diện chữ cái có trên mũ xong hỏi lại vài cháu.
- Cô sẽ cho các cháu chơi trò chơi “đứng đúng vị trí theo yêu cầu của cô” khi 
nghe hiệu lệnh và yêu cầu của cô cháu phải chạy từng nhóm xếp hàng đứng đúng vị trí cô yêu cầu.
Ví dụ : cô nói hoa hồng xếp thành một hàng dọc đứng trước mặt cô thì các cháu có mũ hoa hồng xếp hàng dọc trước cô, xong cô hỏi cho cháu trả lời chữ cái có trên mũ..
* Chơi vẽ tặng bạn
- Các cháu học rất giỏi bạn còn tặng cháu tranh đẹp nữa bạn tặng cháu tranh gì đây?
+ Cô sẽ trẻ một bức tranh bướm hay chim trẻ sẽ vẽ thêm vào bên phải hay bên trái theo ý thích .
- Trong vòng hai bài hát ai vẽ xong thì đem sản phẩm lên.
- Cô và cả lớp kiểm tra tranh và vị trí bức tranh.
Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương. Giáo dục trẻ biết bảo vệ côn trùng có lợi , tiêu diệt nhưỡng có hại.
VI. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết liên kết các góc khi chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bán hàng
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, vườn cây 
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các loại chim, tô màu, vẽ các loài chim.
- Góc học tập: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các loài chim, phân loại các loài chim., làm album về các loài chim.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chuyện về một số loài chim
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về một số loài chim trẻ biết.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- giáo dục trẻ biết giơ tay phát biểu không nói leo
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Trò chơi dân gian:nu na nu nống..
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ sáu ngày 02 tháng 01 năm 2015
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp, biết tên bạn vắng.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: quan sát con chim sáo
- Cho trẻ quan sát tranh con chim sáo
- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, nó sống ở đâu,,,,,
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
 2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “chim sẻ tìm mồi ”.
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3 : chơi tự chọn
 III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH
Đề tài: Thơ 
CHIM CHÍCH BÔNG 
1. Mục đích
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu.
- Hiểu nội dung bài thơ.Biết yêu quý và bảo vệ các loài chim có lợi, không bắt phá chim và tổ chim
- Trả lời tròn câu, đủ ý. Biết chú ý trong giờ 

File đính kèm:

  • docchu_diem_dong_vat.doc