Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015

A. Mục tiêu :

 -Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).

 -Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).

 - Giáo dục ý thức tự giác học tập cho HS

B. Chuẩn bị

 - Nội dung bài;

 - HS: Đồ dùng cho tiết học

C. Phương pháp và hình thức

 - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập - thực hành

 - Hình thức: Cá nhân; nhóm 3; lớp

D. Các hoạt động dạy học:

 I. Kiểm tra

 2 HS đọc đoạn văn viết ở tiết trước

 II.Dạy bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát hình1,2,3 SGK, thảo luận.
- H1: làm ra sợi đay.
+ H2: sợi bông
+ H3: sợi tơ tằm.
- Sợi bông, đay, lanh, gai.
- Tơ tằm.
* Sợi có nguồn gốc thực vật: sợi tơ tự nhiên, sợi có nguồn gốc động vật: sợi tơ nhân tạo.
+ Quan sát, nhận xét.
- Sợi tự nhiên: khi cháy tạo thành tro
- Sợi nhân tạo: khi cháy vón cục lại.
+ Đọc thông tin SGK, làm bài tập.
- Mỏng, nhẹ, dày, thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông.
- Óng ả, nhẹ.
- Khô nhanh, không thấm nước, dai bền và không nhàu.
* 2 em đọc mục bạn cần biết SGK
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 2: Tiếng Việt (ôn)
Ôn Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ VỐN TỪ
A, Mục tiêu
 - Biết tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho .
 - Đặt được câu theo yêu cầu 
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Các hoạt động
 Hướng dẫn học sinh làm và chữa bài.
 Bài 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng 
 Nhân từ , nhút nhát , độc ác, gan dạ, bạc ác, lừa lọc, tàn nhẫn, bất nhân, bạo tàn, thành tâm, hung hãn , nhân đức, nhân nghĩa, Hèn nhát, nhân văn, , thành thật, Thương người như thể thương thân , Trung thực, phúc hậu , chăm chỉ, lừa đảo, gian dối, Lười biếng, lười nhác,dối trá , chây lười, lừa thầy phản bạn, thành thực, thật thà, chân thật, thẳng thắn ,anh dũng, chịu khó
- Thảo luận cặp - xếp các từ - trình bày.
Từ trung tâm 
 Đồng nghĩa 
 Trái nghĩa 
Nhân hậu
Nhân từ, nhân đức, nhân nghĩa, nhân văn, Thương người như thể thương thân , phúc hậu
Độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, bất nhân, bạo tàn, hung hãn 
Trung thực
Trung thực, thành thực, thành tâm, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn , 
Dối trá , lừa đảo, lừa lọc, gian dối, lừa thầy phản bạn
Dũng cảm
Anh dũng, gan dạ .
Hèn nhát, nhút nhát
Cần cù
Chăm chỉ, chịu khó
Lười biếng, lười nhác,chây lười
Bài 2 : Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
 Lá lành đùm lá rách; Một nắng hai sương; thức khuya dậy sớm ; 
- Cá nhân đặt câu - trình bày
 VD : Thôi thì lá lành đùm lá rách, dù khó khăn, hoạn nạn anh em cũng đùm bọc lấy nhau.
 Người nông dân phải một nắng hai sương mới làm ra hạt gạo.
 Mẹ tôi phải thức khuya dậy sớm để làm việc lấy tiền nuôi tôi ăn học .
3. Củng cố- dặn dò
 - Tóm tắt lại bài 
 - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (GV chuyên)
THI TÌM HIỂU VỀ NGÀY 22 THÁNG 12
Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014
Sáng 
Tiết 1 : Tập đọc
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
A. Mục tiêu :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn: nhấn giọng các từ ngữ phê phán suy nghĩ mê tín dị đoan.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
 - Giáo dục: Tin tưởng vào khoa học.
B. Chuẩn bị :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Trực quan; Vấn đáp - Luyện tập
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm 4; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I.Kiểm tra: 
 - Đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền, trả lời các câu hỏi về ND bài. 
 II. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a Luyện đọc:
- Chia đoạn: 4 đoạn 
- Đ1:Từ đầu đến học nghề cúng bái.
- Đ2 : Tiếp cho đến thuyên giảm.
- Đ3: Tiếp cho đến vẫn không lui
- Đ4: Phần còn lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Cụ Ún làm nghề gì?
- Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
- Nhờ đâu cụ Ún đã khỏi bệnh?
- Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
(Cuộc đấu tranh phê phán cách suy nghĩ mê tín, dị đoan để đi đến thay đổi nếp nghĩ: Cúng bái không chữa khỏi bệnh chỉ có khoa học mới làm được điều đó)
c)Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc đúng bài .
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3
- Đọc nhấn giọng ở các từ: Khẩn khoản, nói mãi, nể lời, mổ lấy sỏi 
- GV nhận xét, bình chọn .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Qua bài nói nên điều gì?
- 1 HS đọc tốt đọc toàn bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.
- Đọc sửa lỗi phát âm.
- Đọc hiểu một số từ (chú giải SGK).
- Đọc nâng cao
- Cụ Ún làm nghề thầy cúng
- Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
-Vì cụ sợ mổ, lại không tin vào bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.
- Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.
- Cụ đã hiểu thầy cúng không thể chữa khỏi bênh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài,tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp 
- 2 HS thi đọc.
- Bình chọn 
Ý nghĩa: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn: Chuẩn bị bài mới.
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 2 : Toán
$ 78 : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu
 - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập bộ môn.
B.Chuẩn bị :
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 	 - Muốn tìm một số phần trăn của một số ta làm thế nào? 
 II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện tập:
 Bài 1(77): 
a. 15% của 320 kg là: 
 Vở nháp + bảng lớp
 320 x 15 : 100 = 48 kg
 - Thảo luận cặp 
b. 24% của 235 m2 là:
 235 x 24 : 100 = 56,4 m2
* c. 0,4% của 350 là:
 350 x 0,4 : 100 = 1,4
 Bài 2 (77): 
 Bài giải:
 Cho làm bài cá nhân 
 Số gạo nếp bán được là:
 Vở ô li + bảng lớp.
 350 x 35 : 100 = 42 (kg)
 Đáp số: 42 kg
Bài 3 (77): 
 Bài giải
 Vở nháp + bảng lớp
 Diện tích mảnh đất là:
 Cho làm bài cá nhân 
 18 x15 = 270 (m2)
 Diện tích xây nhà là:
 270 x 2 : 100 = 54 (m2)
 Đáp số: 54 m2
* Bài 4 (77)
 Bài giải 
- HS tự làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn.
- HS nêu kết quả.
 5% số cây trong vườn là:
 1200 x5 : 100 = 60 (cây) 
 10% số cây trong vườn là:
 60 x 2 = 120 (cây)
 20% số cây trong vườn là
 60 x 4 = 240 (cây)
 25% số cây trong vườn là
 60 x 5 = 300 (cây)
3, Củng cố, dặn dò
 - Tóm tắt lại bài 
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 3: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 10:How I learn English.Lesson 1:Part 3. 4
Tiết 4: Tập làm văn
TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
A. Mục tiêu:
 - HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
 - Giáo dục tình cảm với những người xung quanh.
B. Chuẩn bị:
 - Bảng lớp ghi sẵn 2 đề bài 
 - HS: Đồ dùng cho tiết học; ghi chép - dàn ý về đối tượng định tả.
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân
D. Các hoạt động dạy học:
 I.Kiểm tra: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị 
 II. Bài mới:	
 1.Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 đề bài 
(Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.. Chọn 1 trong 2 đề .)
-Hết thời gian GV thu bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn về ôn lại văn tả người 	
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đề kiểm tra 
1. Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
2. Tả một người thân( ông, bà, cha, mẹ, anh, em, ) của em.
- HS chú ý lắng nghe.
- Một số HS nêu đề tài chọn tả.
- HS thục hành viết bài vào vở TLV.
( Chú ý : Làm bài hoàn chỉnh, trình bày bài đủ 3 phần)
Điều chỉnh - bổ sung 
Chiều:
Tiết 1: Kỹ thuật (GV chuyên)
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
Tiết 2: Thể dục (GV chuyên)
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
Tiết 3: Toán (ôn)
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
A.Mục tiêu:
 - Củng cố cho các em về cách tìm một số phần trăm của một số
 - Vận dụng giải toán về tỉ số phần trăm.
B. Nội dung ôn
 I. Kiểm tra: Cách tìm một số phần trăm của một số?
 ( Ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm phải tìm.)
 II. Thực hành 
Bài tập 1: 
a. Tính 12,5% của 18 
b. Tính 5% của số 2,5
- Cá nhân làm - chữa bài 
 - 12,5% của số 18 là : 
 18 : 100 x12,5 = 2 
 - 5% của số 2,5 là ; 
 2,5 : 100 x 5= 0,125 
Bài tập 2: Tỉ số tuổi con và tuổi bố là 30%. Tổng số tuổi của hai bố con là 52 tuổi. Tính tuổi con, tuổi bố ?
( Từ tỉ số phần trăm ta chuyển thành tỉ số cho gọn nhẹ nhơn) 
Bài tập 3: 
 Một nhà máy trong tháng giêng sán xuất được 240 sản phẩm , tháng 2 do phát huy sáng kiến nên đã tăng năng suất được 15% so với tháng giêng. Hỏi cả 2 tháng nhà máy đã sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
- Thảo luận cặp - tìm cách giải ngắn gọn 
 Bài giải 
	Đổi: 30% = = 
 Nếu coi tuổi bố là 10 phần thì tuổi con là 3 phần . vậy 52 tuổi ứng với : 3+10= 13(phần)
Tuổi con là; 52:13x3 = 12(tuổi)
Tuổi bố là: 52 - 12 = 40 (tuổi)
 ĐS: con : 12 tuổi 
 Bố 40 tuổi
 Bài giải 
Năng xuất tháng 2 so với tháng giêng thì bằng : 
 100% + 15% = 115% 
Số sản phẩm sản xuất trong tháng 2 là : 
 240 x 115 : 100 = 276 (SP)
Số SP nhà máy SX trong 2 tháng là ; 
 240 + 276 = 516 (SP)
 ĐS: 516 sản phẩm 
3. Củng cố - dặn dò :
 - Tóm tắt lại bài
 - Nhận xét tiết học
Điều chỉnh - bổ sung 
Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2015
Sáng 
Tiết 1 : Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
A. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
 - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
 - GIáo dục ý thức học tập bộ môn cho học sinh.
B. Chuẩn bị 
 - Nội dung bài
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm 3; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra: 
 Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
 II.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1(159): nhóm 4
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2 (160): nhóm đôi.
-Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- So sánh thường kèm theo nhân hóa để tả bên ngoài, tâm trạng.Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
- Trong quan sát để miêu tả người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng.
Tìm một câu văn có cái mới, cái riêng.
Bài tập 3 (161): Cá nhân.
- Đặt câu theo những yêu cầu 
- GV nhận xét, tuyên dương HS có những câu văn hay.
- 1 HS nêu yêu cầu:Tìm các tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- Đại diện các nhóm trình bày.
a) Các nhóm từ đồng nghĩa.
- Đỏ, điều, son
-Trắng, bạch.
- Xanh, biếc, lục.
-Hồng, đào.
b) Các từ cần điền lần lượt là:
 đen, huyền, ô, mun, mực, thâm.
- Các nhóm khác nhận xét.
-1 HS nối tiếp đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả
- 1 HS đọc đoạn 1 
VD: Cậu ta chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già, Trông anh ta như một con gấu,
- So sánh thường kèm theo nhân hoá:
VD: Con gà trống bước đi như một ông tướng
Nắm lá đầu cành xòe ra
Dòng sông chảy lặng lờ 
VD miêu tả cây cối: Giống như những con người đang đứng tư lự,.
- Nhìn bầu trời đầy sao Huy –gô thấy giống như một cánh đồng lúa chin , người gặt bỏ quên cái liềm con là vành trăng non
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài tập vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc câu văn vừa đặt.
a) Miêu tả 1 dòng sông dòng suối:
- Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang đồng lúa.
b) Miêu tả đôi mắt của em bé:
- Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy, trông đến là đáng yêu.
c) Tả dáng đi của một người:
- Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo.
- Cô ấy đi nhẹ nhàng, uyển chuyển như lướt trên mặt đất 
-Nhận xét, bổ sung
- HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
3. Củng cố- dặn dò
- Tóm tắt lại bài 
- Dặn dò: Về ôn bài 
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 3 : Toán
$ 79 : GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiêp)
A. Mục tiêu:
 Biết:
 - Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
 - Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó ? 
B.Chuẩn bị :
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: giảng giải - luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 	- HS chữa bài tập 3 - VBT 
 II. Bài mới. 
 1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung:
Hoạt động 1: tìm một số khi biết một số phần trăm của nó:
 - Ví dụ 1 : (SGK)
- HS nghe, tóm tắt bài toán:
 52,5%: 420 em
 100 %: ... em?
- 52,5% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
 420 em
- 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu?
 420 : 52,5 = 8 (em)
- 100% số học sinh toàn trường là bao nhiêu?
 8 x 100 = 800 (em)
- Hãy viết gộp hai phép tính? 
 420 : 52,5 x 100 = 800 (em)
HoÆc: 420 x 100 : 52,5 = 800(em)
- Nêu cách tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420
* HS nêu theo SGK.
 Bài toán: (SGK) 
- HS nghe,tóm tắt bài toán 
 120 %: 1590 ô tô.
 100 %: ... .....ô tô?
- Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì?
- Kế hoạch là 100% thì phần trăm số ô tô sản xuất được là 120%
 Bảng lớp + vở nháp
 Bài giải:
Số ô tô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là
 1590 x 100 : 120 1325 (ô tô)
 Đáp số: 1325 ô tô
- HS nêu cách làm 
Hoạt động 2: Thực hành 
 Bài 1: 
 Vở nháp 
 Bài giải:
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là
 552 x 100 : 92 = 600 (hs)
 Đáp số: 600 hs
 Bài 2:
 vở ô li - bảng lớp
 Bài giải :
 Tổng số sản phẩm của xưởng may là:
 732 : 100 : 91,5 = 800( sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm
 * Bài 3: 
- HS tóm tắt bài và giải bài 
 Bài giải 
 10 % = ; 25 % = 
a. số gạo trong kho là
 5 x 10 = 50 (tấn)
b. 5 x 4 = 20 (tấn)
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò : Về ôn bài 
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
ĐƯỢC THAM GIA
A. Mục đích yêu cầu:
 - Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý SGK.
 - Giáo dục tình cảm gia đình.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Câu chuyện, SGK, vở ghi.
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm 3; lớp 
D. Các hoạt động dạy học 
 I. Kiểm tra:
 	 - HS kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc tiết trước.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
- 2 HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài? 
- GV gạch dưới các từ: 
buổi sum họp trong gia đình
- Kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. 
- 4 HS nối tiếp đọc 4 gợi ý của bài.
- Kể lại buổi sum họp của gia đình ai?
- HS đọc gợi ý1.
- Buổi sum họp diễn ra vào thời gian nào? vào dịp nào? 
- HS đọc gợi ý2.
- Trong buổi sum họp có những ai ? 
- HS nêu. 
- Nêu suy nghĩ của em về buổi sum họp đó?
- HS nêu.
- Giới thiệu câu chuyện em sẽ kể?
- 2 HS giới thiệu.
- HS chuẩn bị dàn ý câu chuyện.
3. HS thực hành kể chuyện:
- HS kể chuyện nhóm đôi, nói lên suy nghĩ của mình.
- Đại diện các tổ thi kể và trao nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét bạn kể hay và bạn có câu chuyện hay
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tiết sau:
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 4: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 10: How I learn English. Lesson 2: Part 3. 4. 5
Chiều:
Tiết 1: Hát
HỌC HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
LAI CHÂU QUÊ EM
A. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
 - Giáo dục yêu quý quê hương Lai Châu
B. Chuẩn bị:
 - Nội dung bài hát 
 LAI CHÂU QUÊ EM
 Nhạc và lời: Duy Quang
 Nơi miền cao biên giới Lai Châu quê ta trập trùng núi, bồng bềnh mây, quanh co dốc đèo. Xin về thăm quê em đẹp lắm người ơi! núi đá ô Sìn Hồ, Ma Lù Thàng đường mới đẹp tương lai. Mùa xuân đến rồi, í noỏng ơi có nghe tim mình rộn lên tiếng ca, hạnh phúc đón chờ trong vòng tay đoàn kết một lòng, một lòng bên nhau. Người Thái này, người H'mông cùng người Dao người Giáy như 1 vườn hoa của núi rừng đại ngàn, là sức mạnh 1 lòng theo Đảng chỉ lối Lai Châu ơi! quê ta ơi, ấm no từ đây. Lai Châu ơi! quê ta ơi, ấm no từ đây. 
C. Các hoạt động dạy và học 
 I. Kiểm tra 
 - 2 học sinh lên bảng trình bày bài hát: Ước mơ.
 II. Bài mới 
Giới thiệu - ghi bài 
Các hoạt động 
Hoạt động 1: Đọc lời bài hát 
- Cho học sinh nghe bài hát 2 lần để học sinh quen giai điệu.
- Cho học sinh luyện thanh để khởi động giọng. 
- Cho lớp đọc lời ca bài hát theo lớp
- Nhận xét sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 2: Học hát Hát kết hợp với vận động nhẹ nhàng theo giai điệu.
 - Hướng dẫn học sinh hát theo từng câu - nối tiếp các câu cho đến hết bài
- Giáo viên cho cả lớp hát laị giai điệu bài hát kết hợp với gõ nhịp theo giai điệu bài hát.
- Lớp lắng nghe 
- Lớp luyện thanh 
- Đọc lời ca
- Thực hiện hát từng câu
- Hát nối tiếp các câu 
- Hát cả bài.
- Hát kết hợp gõ nhịp.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn: Chuẩn bị bài tới.
Điều chỉnh - bổ sung: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán ôn 
 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
 A Mục tiêu:
 RÌn kÜ n¨ng gi¶i to¸n cã lêi v¨n vÒ tØ sè phÇn tr¨m và tính nhanh
B.Chuẩn bị :
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Nội dung ôn
Bài 1: Khi trả bài kiểm tra môn toán của một lớp 5 cô giáo nói: (số điểm 10 chiếm 25%, số điểm 9 nhiều hơn số điểm 10 là 6,25%: như vậy có 18 bạn được điểm 10 hoặc điểm 9, tất cả HS trong lớp đều nộp bài kiểm tra “Hỏi lớp đó có bao nhiêu HS? 
 Bài giải:
Tỷ số % của số học sinh được điểm 9 là:
 25% + 6,25% = 32,25%
Tỉ số % của số học sinh được điểm 9 hoặc điểm 10 là:
 25% + 31,25% = 56,25%
 Số học sinh của lớp 5A là
 18 x 100 : 56,25 = 32 (HS)
 Đáp số: 32 học sinh
Bài tập 2: Cửa hàng mua vào một cái ti vi giá 3 200 000 đồng, cửa hàng bán ra giá 3 456 000 đ, hỏi : 
a. Tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn? 
b. Cửa hàng bán cái ti vi lãi bằng bao nhiêu % tiền vốn ? 
Bài 2: Tính nhanh:
(81,6 x 27,3 - 17,3 x 81,6) x (32 x 11 - 3200 x 0,1 - 32)
 Bài giải 
 a. Tiền bán so với tiền vốn thì bằng : 
 3.456.000 : 3.200.000 = 1,08 
 = 108%
 b. Số tiền lói so với số tiền vốn thì bằng
 108% - 100% = 8% 
	 ĐS: a. 108% 
 b. 8%
Ta có: 
 32 x 11 - 3200 x 0,1 - 32 
= 32 x 11 - 32 x 10 - 32 x 1
= 32 x (11 - 10 - 1) = 32 x 0 = 0
Vậy: 
(81,6 x 27,3-17,3 x 81,6) x (32 x11- 3200 x 0,1 - 32) = (81,6 x 27,3 - 17,3 x 81,6) x 0 = 0
C. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài mới
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 3: Tiếng Việt (ôn)
ÔN VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mục tiêu : 
- Vận dụng kiến thức đã học viết được bài văn tả người : đủ bố cục , đúng yêu cầu, diễn đạt gãy gọn thành câu, gợi tả, gợi cảm 
B. Các hoạt động :
1.Nhắc lại cấu tạo bài văn tả người 
 2.Thực hành 
Đề bài : Em bị ốm, người luôn ở bên cạnh em, chăm sóc, lo cho em từng viên thuốc, là mẹ . Em hãy hình dung và tả lại mẹ kính yêu của em lúc chăm sóc em ốm 
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và viết đoạn văn
- Nhận xét - sửa sai sót cho học sinh.
* Xác định đề
- Đọc đề
- Xác định yêu cầu : tả mẹ chăm sóc em 
- Cử chỉ ân cần, lo lắng, gầy dạc, mắt thâm quầng, bàn tay xương xẩu, mệt mỏi 
- Nụ cười, ánh mắt dịu dàng 
- Cảm xúc của em khi được mẹ chăm sóc
* Lập dàn bài 
- Cá nhân thực hành lập dàn bài
- Một số em trình bày
- Lớp 

File đính kèm:

  • docTUẦN 16.doc