Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng

Khoa học

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

I/ Mục tiêu:

Sau bài học HS có khả năng:

 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.

II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 36, 37 SGK.

- 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai "Tôi bị nhiễm HIV". Giấy và bút màu.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4. HIV là gỉ ? AIDS là gì ?

Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.

Nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra.

GV theo dõi nhận xét tuyên dương HS.

2/ Giới thiệu bài : 1 phút. Nêu mục tiêu giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. HS nối tiệp nêu tên bài học.

3/ Bài mới 25 phút.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong một ngày là: 9 x 6 = 54 (kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày là: 54 x 30 = 1620 (kg)
1620kg = 1,620tấn.
Đáp số: 1,620 tấn.
- HS Năng khiếu làm thêm các bài còn lại
3/ Củng cố, dặn dò:2 phút. Nhận xét chung tiết học
---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu:
1. Tìm được các từ ngữ thể hiện so sánh và nhân hoá trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu.(BT1, BT2)
2. Viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập TV
III/ Hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4. làm lại BT 3a, b, c tiết trước.
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra.
GV theo dõi nhận xét tuyên dương HS.
2/ Giới thiệu bài : 1 phút. - Để viết được những bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động các em cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em làm giàu vốn từ; có ý thức diễn đạt chính xác cảm nhận của mình về các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
3/ Bài mới 25 phút. 
Bài tập 1: - Một số HS tiếp nối nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu. Cả lớp đọc thầm, GV sửa lỗi phát âm cho HS.
Bài tập 2: HS làm việc theo nhóm.
- Lời giải:
Những từ ngữ thể hiện sự so sánh
Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá
được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
Những từ ngữ khác
rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn.
Bài tập 3: GV HDHS: - HS trình bày trước lớp.
Gợi ý: Tìm từ ngữ:
- Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở?
- Cảnh đẹp đó có thể là núi hay cánh đồng, công viên, vườn cây, vườn hoa, dòng sông, hồ nước 
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu, có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS đọc đoạn văn. GV và cả lớp nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò:3 phút. Nhận xét chung tiết học
---------------------------------------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. (Không dạy). 
Thay bằng: Luyện tập : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I/ Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thiên nhiên; Biết nghe và nhận xét lời kể 
của bạn.
- Học sinh NK kể được câu chuyện ngoài sách , nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp
II/ Đồ dùng dạy học: - Một số sách truyện, bài báo gắn với chủ điểm hoà bình.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Gọi 1 HS kể chuyện tiết học trước.
HS lắng nghe, GVNX.
2/ Giới thiệu bài: (1 phút). Tiết học hôm nay ta Luyện tập: Kể chuyện đã nghe, đã đọc ở tuần 8
3/ Bài mới. GVHDHS kể chuyện: 30 phút
* HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý giúp HS xác định đúng yêu cầu đề, tránh lạc đề tài. "con người với thiên nhiên."
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà bằng cách gọi một số HS nói tên câu chuyện các em sẽ kể.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Kể chuyện trong nhóm:
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS xung phong hoặc cử đại diện kể. GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. Viết tên HS kể chuyện và ứng với mẫu chuyện kể của HS đó.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời.
VD: Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì? ...
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn người kể hay nhất, tự nhiên, hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi thú vị nhất.
	+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
	+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
	+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể?
4/ Củng cố, dặn dò: 3 phút : - GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------
Khoa học
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS có khả năng:
 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 36, 37 SGK.
- 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai "Tôi bị nhiễm HIV". Giấy và bút màu.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4. HIV là gỉ ? AIDS là gì ? 
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra.
GV theo dõi nhận xét tuyên dương HS.
2/ Giới thiệu bài : 1 phút. Nêu mục tiêu giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. HS nối tiệp nêu tên bài học.
3/ Bài mới 25 phút. 
* Hoạt động 1: 9 phút. Trò chơi tiếp sức: "HIV lây truyền và không lây truyền qua..." 
* MT:- HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
* Chuẩn bị: a) Bộ thẻ các hành vi:
Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng
Truyền máu mà không rõ nguồn gốc máu
Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng
Sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng
Khoác vai
Dùng chung dao cạo
Mặc chung quần áo
Dùng chung khăn tắm
Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng
Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ
Cầm tay
Cùng chơi bi
Bị muỗi đốt
Ôm
Nằm ngủ bên cạnh
Ngồi học cùng bàn
Ăn cơm cùng mâm
Uống chung li nước
Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng
Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS
b) Kẻ bảng: "HIV Lây truyền hoặc không lây truyền qua"
(Đáp án)
Các hành vi có nguy cơ
lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ
lây nhiễm HIV
- Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng
- Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng
 - Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng
 - Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ
 - Dùng chung dao cạo
- Truyền máu mà không rõ nguồn gốc máu
 - Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng
 - Bị muỗi đốt
 - Cầm tay
 - Ngồi học cùng bàn.
 - Khoác vai
 - Dùng chung khăn tắm
 - Mặc chung quần áo
 - Nói chuyện an ủi B nhân AIDS
 - Ôm.
 - Cùng chơi bi
 - Uống chung li nước
 - Ăn cơm cùng mâm
 - Nằm ngủ bên cạnh
 - Sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng
* Bước 1: Tổ chức và HD:
* Bước 2: Tiến hành chơi.
* Bước 3: Cùng kiểm tra.
* Kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm  , lây truyền qua 
* Hoạt động 2: 8 phút. Đóng vai: "Tôi bị nhiễm HIV"
* Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui 
chơi và sống chung cùng cộng đồng.
- Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV.
* Bước 1: Tổ chức và HD:
* Bước 2: Đóng vai và quan sát.
* Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Các em nghĩ thế nào về các cách ứng xử?
- Người bị nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?
* Hoạt động 3: 8phút. Quan sát và thảo luận:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Quan sát hình 36, 37 SGK và trả lời câu hỏi:
- Nói về nội dung của từng hình?
- Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?
- Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Tại sao?
* Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: - HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Giúp cho họ có cuộc sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
4/ Củng cố, dặn dò:3 phút. - GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều Địa lí
BÀI 9: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I/ Mục tiêu:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người kinh có số dân đông nhất; Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng 3/4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ bản đồ, lược đồ dân cư ở mức đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Học sinh khá giỏi: Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa đồng bằng ven biển và miền núi: Nơi quá đông dân thừa lao động; nơi ít dân thiếu lao động.
II/ Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu.
BẢNG SỐ LIỆU VỀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 
TÊN NƯỚC
MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2020 (NGƯỜI/KM2)
Số liệu từ Liên Hiệp Quốc Nguồn internet từ)
Năm 2004
2020
Toàn thế giới
Cam-pu-chia
Lào
Trung Quốc
Việt Nam
47
72
24
135
249
50
95
32
153
314
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4. Nêu hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh ?
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.
GV theo dõi nhận xét tuyên dương HS.
2/ Giới thiệu bài : 1 phút. Nêu mục tiêu giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. HS nối tiệp nêu tên bài học.
3/ Bài mới  
* Hoạt động 1: 10 phút. Cỏc DT ở nước ta: 
Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta? (Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, 
Mnông, Xtiêng, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ - Triêng, Mạ, Khơ Mú, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu, Ơ Đu, Rơ Măm. Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo, Gia Rai, Êđê, Chăm, Chu Ru, Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La )
Bước 2: - Đại diện một số HS trình bày.
- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người kinh, những vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 1: 10 phút. Mật độ dân số:
- Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
- GV giải thích thêm: để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của 
một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó. VD: 
30 000 người : 300km2 = 100 người/km2.
- HS quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi ở mục 2.
Kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao (cao hơn cả Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào, Cam-pu-chia và mật độ dân số trung 
bình của thế giới).
* Hoạt động3: 8 phút. Phân bố dân cư:
 Hoạt động 3: Làm việc theo cặp.
Bước 1: HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi và trả lời câu hỏi của mục 3 SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân.
Kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều: ở đồng bằng và các đô thị lớn, dân cư tập trung đông đúc, đất chật người đông, thừa lao động; ở miền núi, hải đảo dân cư thưa thớt, đất rộng người thưa, thiếu sức lao động, nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
- Dân cư nước ta chủ yếu sống ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
4/ Củng cố, dặn dò:2phút. 	- GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý 
để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 38, 39 SGK; Một số tình huống để đóng vai.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài mới: 
* Hoạt động 1: 7 phút. Trò chơi: "Chanh chua, cua cắp"
* Bước 1: GVHD và nêu luật chơi: Lớp đứng thành vòng tròn, tay trái giơ lên gần ngang vai, bàn tay ngửa, xoè ra, ngón trỏ của tay phải bỏ vào lòng bàn tay trái của người đứng bên cạnh. Khi người điều khiển hô "chanh" cả lớp hô "chua", tay để nguyên, khi người điều khiển hô "cua" cả lớp hô "cắp", đồng thời rút tay ra khỏi tay bạn, tay trái cắp lấy ngón tay của bạn.
* Bước 2: Thực hiện chơi như đã HD.
Kết thúc trò chơi: Các em rút ra bài học gì qua trò chơi?
* Hoạt động 2: 7 phút. Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2, 3 trao đổi về nội dung từng hình.
- Nêu một số thình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
- Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Bước 2: Các nhóm làm việc.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm trình bày và các nhóm bổ sung.
- GV kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà không rõ lí do,  GV nhắc một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
* Hoạt động 3: 8 phút. Đóng vai "ứng phó với nguy cơ bị xâm hại"
* Mục tiêu: Giúp HS. - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
	 - Nêu được quy tắc an toàn cá nhân.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
- Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ vào nhà?
- Nhóm 3: Phải làm gì khi có người lạ mời mình lên xe?
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử.
GV nêu câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
Kết luận: Cần có cách ứng phó phù hợp.
* Hoạt động 4: 5 phút. Vẽ bàn tay tin cậy.
* Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
Bước 1:- GVHDHS xoè bàn tay lên giấy và trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà 
mình tin cậy.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
	- Trao đổi với bạn về bàn tay tin cậy của mình.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
	- HS trình bày về bàn tay tin cậy của mình.
	- GV kết luận như trong SGK trang 39.
2/ Củng cố, dặn dò:3 phút. 	- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------
Toán
TIẾT 43. VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I/ Mục tiêu:
- Biết viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. ( bài tập 1, 2)
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng nhúm.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4. đọc bảng đơn vị đo diện tích?
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra.
GV theo dõi nhận xét tuyên dương HS.
2/ Giới thiệu bài : 1 phút. Nêu mục tiêu giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. HS nối tiệp nêu tên bài học.
3/ Bài mới 25 phút. 
* Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích: 14 phút. 
a) GV cho HS nêu lại lần lượt các đơn vị đo diện tích đã học:
km2
hm2 (ha)
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ:
1km2 = 100hm2; 	1m2 = 1000dm2
1hm2 = km2 = 0,01km2; 	1dm2 = m2 = 0,01m2.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích: km2, ha với m2; giữa km2 và ha.
1km2 = 1 000 000m2;	1ha = 10 000m2;
1km2= 100ha;	1ha = km2 = 0,01km2.
- GV giúp HS rút ra nhận xét: Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 0,01 đơn vị liền trước nó.
 Ví dụ:
a) GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợpvào chỗ chấm: 3m2 5dm2 = ... m2
- HS phân tích và nêu cách giải: 3m25dm2 =m2 = 3,05m2. Vậy: 3m2 5dm2 = 3,05m2.
b) GV cho HS thảo luận Ví dụ 2: Viết STP thích hơp vào chỗ chấm: 42dm2 = ... m2.
- HS nêu cách làm: 42dm2 = m2 = 0,42m2. Vậy 42dm2 = 0,42m2.
4/ Thực hành: 14 phút. 
Bài 1: GV cho HS tự làm sau đó thống nhất kết quả:
Bài 2: HS thảo luận:
a) Vì 1ha=10 000m2 nên 1m2 =ha; do đó: 1654m2 =ha = 0,1654ha.
	- Vậy: 1654m2 = 0,1654ha.
b)	- HS tự làm 
c) HS xác định mqh giữa ha và km2: 1km2 = 100ha.- Vậy 1ha = km2 = 0,01km2.
d) 15ha = km2 = 0,15km2.
Bài 3: HS NK
a) 5,34 km2= km2 =5km2 34ha =534ha; b) 16,5m2 = m2 = 16m2 50dm2;
c)6,5km2=km2=6km250ha=650ha. d)7,6256=ha=7ha6256m2= 76256m2.
5. Củng cố, dặn dò:2 phút. Nhận xét chung tiết học
------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2020
Toán
T.44. LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
	Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
	BT 1; 2; 3.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 6,5km2= ha ; 16,5m2 = ... m2 ...dm2
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra.
GV theo dõi nhận xét tuyên dương HS.
2/ Giới thiệu bài : 1 phút. - GV nêu mục tiêu bài học.
3/ Bài mới 25 phút. 
b/ Phần luyện tập: 28 phút. 
 Bài 1: Viết số đo độ dài, dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
	- HS tự làm bài, nêu cách làm và kết quả.
Bài 2: Viết số đo khối lượng dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
	- HS tự làm bài, nêu cách làm và kết quả.
Bài 3: Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét vuông.
	- HS tự làm bài, nêu cách làm và kết quả.
(Chú ý so sánh sự khác nhau giữa việc đổi đơn vị đo diện tích với việc đổi đơn vị đo độ dài).
Bài 4: Cho HS đọc đề ra, Một HS trình bày các bước giải:
Bài giải: 0,15km = 150m.
Chiều dài
Chiều rộng
150m
* Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần)
Chiều dài sân trường hình chữ nhật là: 150 : 5 x 3 = 90 (m).
Chiều rộng sân trường hình chữ nhật là: 150 - 90 = 60 (m).
Diện tích sân trường hình chữ nhật là: 90 x 60 = 5400 (m2)
5400m2 = 0,54ha.
Đáp số: 5400m2; 0,54ha.
4/ Củng cố, dặn dò:2 phút. 	- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------
Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU
I/ Mục tiêu:
1. Đọc dễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. 
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
 - Bản đồ Việt Nam; tranh, ảnh về cảnh thiên nhiên, con người trên mũi Cà Mau.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ (5 phút ): GV yêu cầu HS tự kiểm tra theo nhóm 4 đọc lại chuyện cái gì quý nhất, trả lời câu hỏi trong sgk?
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra.
GV theo dõi nhận xét ruyên dương HS.
2/ Giới thiệu bài (2 phút ): - Trên bản đồ Việt Nam hình chữ S, Cà Mau là mũi đất nhô ra ở phía Tây Nam tận cùng của Tổ quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt nên cây cỏ, con người cũng có những đặc điểm rất đặc biệt. Bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo giúp các em biết về điều đó.
3/ Bài mới:
a) Luyện đọc (9 phút ): Một HS đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt).
- Có thể chia thành 3 đoạn mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ gợi tả: mưa dông, đổ ngang, hối hả, rất phũ, đất xốp, đất nẻ chân chim,  cho các em.
- HS đọc thầm phần chú giải và GV có thể giải thích thêm cho HS rõ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự 
khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau
b) Tìm hiểu bài(10 phút ): 
Lớp trưởng tổ chức cả lớp trả lớp câu hỏi ở SHS
 Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn dông.
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? (Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Hãy đặt tên cho đoạn văn này? (Mưa ở Cà Mau )
- HS đọc diễn cảm: nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự khác thường của mưa ở Cà Mau (sớm nắng chiều mưa, nắng đó, đổ ngay xuống, hối hả, phũ )
 Đoạn 2: Từ Cà Mau đất xốp đến bằng thân cây đước.
- Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa các từ: (phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số).
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? (Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt).
- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? (Nhà cửa dự

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_dun.doc