Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I/ Mục tiêu:

1.Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương: M.bài, T bài, K bài.

2. Dựa vào dàn ý ( thân bài) viết được 1 đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.

II/ Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước

 - Bảng phụ để lập dàn ý bài văn.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước đã hoàn chỉnh.

2/ Bài mới: a/GV giới thiệu bài: (2 phút)

- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em về quan sát một cảnh đẹp của địa phương, từ đó các em lập thành dàn ý. Tập chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn.

b/ HDHS luyện tập: (25 phút) BT 1: HS đọc to một lượt:

- GV nhắc HS dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Có thể tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa hoặc bài hoàng hôn trên sông hương.

BT 2:- GV nhắc HS nên chọn đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.

- Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.

- Đoạn văn phải có hình ảnh, chú ý biện pháp nhân hoá, so sánh.

- Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc của người viết.

- HS viết và trình bày đoạn văn. Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.

3/ Cũng cố, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị cho tiết tới.

 

docx22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 1979 là 52,7 triệu người; Năm 1989 là 64,4 triệu người; Năm 1999 là 76,3 triệu người ; Năm 2009 là 86 triệu người; Năm 2019 là 97 triệu người).
-Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu ngươi? (khoảng 11, 7 triệu)
-Từ năm 1989 đến 1999 dân số nước ta tăng bao nhiêu ngươi? (khoảng 11, 9 triệu )
-Từ năm 1999 đến 2009 dân số nước ta tăng bao nhiêu ngươi? (khoảng 9.4 triệu )
-Từ năm 2009 đến 2019 dân số nước ta tăng bao nhiêu ngươi? (khoảng 10,8 triệu) 
-ước tính trong vòng 20 năm, mỗi năm qua mỗi năm dân số nước ta tăng lên bao nhiêu? (1 triệu người) 
Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu lần? (khoảng 1, 5 lần)
- Em rút ra điều gì về sự gia tăng dân số ở nước ta? Dân số nước ta tăng nhanh 
HĐ 3: 8 phút. Hậu quả của sự gia tăng dân số.
- HS thảo luận nhóm 4,tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số.
-HS báo cáo kết quả
- GV và các nhóm bổ sung.
*Dân số tăng nhanh: +Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều.
 +Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao.
 +Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
3-Củng cố,dặn dò: 3 phút. - GV nhận xét.
- Bài sau: Các dân tộc,sự phân bố dân cư.
---------------------------------------------------------
Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I . Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
-GD cho HS biết luôn có ý thức làm vệ sinh môi trường xung quanh để bảo vệ MT
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trang 31, 32 trong SGK.
 III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ:(3-5 phút) HS Tự kiểm tra trong nhóm 4 theo các câu hỏi.
Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?
Hãy nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét tuyên dương.
2/ Giới thiệu bài: :(2 phút): GV giới thiệu bài và ghi mục bài, hs nối tiếp nêu tên bài : “Phòng bệnh viêm não”
3/ Bài mới . HĐ 1:(8 phút): Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
 MT:HS nêu đượctác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não
 - HS tổ chức trò chơi “ Ai nhanh ai đúng trang 30 SGK
 - GV phân nhóm và nêu cách chơi
 - HS chơi
 - HS trả lời các câu hỏi trong bài theo ghi nhớ của mình.
 + Tác nhân gây bện viêm não là gì?
 + Lứa tuổi nào thường hay mắc bệnh nhất?
 + Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
GV kết luận , HS đọc lại phần kết luận.
* HĐ2:(8 phút) Thảo luận những việc nên làm để phòng bệnh viêm não.
MT:- HS Biét thực hiện cách diệt muỗi và tránh để muỗi đốt.
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt ngườ
 - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh bảo vệ môi trường
 HS theo cặp quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Người trong hình minh họa đang làm gì?
 +Làm như vậy có tác dụng gì?
 + Theo em tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
GV kết luận:
* HĐ3:(8 phút) Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não
MT:- HS Biét thực hiện tuyên truyền phòng bệnh viêm não 
- GV nêu tình huống. “Chiến dịch quốc gia về phòng bệnh viêm não em hãy tuyên truyền mọi người cùng tham gia.” 
- Cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
4/ Củng cố dặn dò:(3-5 phút) - GV nhận xét tiết học
 - Học thuộc mục bạn cần biết. Tìm hiểu về bệnh viêm gan A
--------------------------------------------------------------
Toán
T37. SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN.
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: 
- Cách so sánh hai số thập phân .
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.( HS làm bài 1,2)
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 5 phút. Nêu số thập phân bằng nhau?
2/ Giới thiệu bài: 1phút. 
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng – HS nối tiếp nêu mục bài.
3/ Bài mới: 13 phút.
a/ HDHS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau:
	- GVHDHS tự so sánh hai độ dà 8,1m và 7,9m như SGK để HS nhận ra:
	- 8,1m > 7,9m nên 8,1 > 7,9.
- Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7 nên 8,1 > 7,9.
- GV giúp HS rút ra nhận xét: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số 
thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- GV có thể cho HS nêu một số ví dụ.
b/ HDHS so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau.
VD: So sánh: 35,7m và 35,698m
- HS so sánh và rút ra nhận xét: Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
c/ HDHS tự nêu cách so sánh hai số thập phân.( SGK)
4/ Thực hành:
Bài 1: Một HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào vở, GV giúp đỡ HS yếu.
	- GV gọi 3 HS yếu lên bảng làm và giải thích. 
 a, 48,97 96,38. c, 0,7 > 0,65.
Bài 2: HS nêu yêu cầu. Cho HS sắp xếp vào vở. GV gọi 1 HS TB lên bảng làm. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
	6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01.
Bài 3:( HS khá giỏi) HS làm bài rồi chữa.
	- Kết quả: 0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187.
5/ Củng cố, dặn dò: 3 phút. Nêu cách so sánh hai số thập phân? Nhận xét gìơ học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ Năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020
Toán
39. LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: - Giúp HS cũng cố về: đọc, viết, so sánh các số thập phân.
 - Bài 2 không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất.(BT cần làm bài 1; 2; 3; 4 b)
II/ Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: (5 phút) cho hs nêu các hàng của số thập phân?
 2. Bài mới:a, Giới thiệu bài: (2 phút) Nêu mục đích, nhiệm vụ tiết học.
 b, Nội dung luyện tập: (25 phút)
- GVHDHS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS đọc số và nêu giá trị từng chữ số trong mỗi số.
 HS khác nhận xét bổ sung
Bài 2: Cho HS viết vào vở, một HS viết lên bảng phụ, cả lớp nhận xét.
 Kết quả đúng: a. 5,7 ; b. 32,85 ; c. 0,01 ; d. 0,304
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Thứ tự từ bé đến lớn là: 41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538
Bài 4: GV cho HS tự làm và chữa bài b) 
3/ Củng cố, dặn dò: (2 phút) Nhận xét giờ học
------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
1.Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương: M.bài, T bài, K bài.
2. Dựa vào dàn ý ( thân bài) viết được 1 đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước
	 - Bảng phụ để lập dàn ý bài văn.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước đã hoàn chỉnh.
2/ Bài mới: a/GV giới thiệu bài: (2 phút)
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em về quan sát một cảnh đẹp của địa phương, từ đó các em lập thành dàn ý. Tập chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn.
b/ HDHS luyện tập: (25 phút) BT 1: HS đọc to một lượt:
- GV nhắc HS dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Có thể tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa hoặc bài hoàng hôn trên sông hương.
BT 2:- GV nhắc HS nên chọn đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
- Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.
- Đoạn văn phải có hình ảnh, chú ý biện pháp nhân hoá, so sánh.
- Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc của người viết.
- HS viết và trình bày đoạn văn. Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.
3/ Cũng cố, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị cho tiết tới.
-------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I/ Mục tiêu:
1. HS biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm trong số các từ đã nêu ở BT1.
2. Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa ( BT3).
HS khá giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3
II/ Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 tập 1.
III/ Hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - HS làm BT 3, 4 tiết trước.
2/ Bài mới * GV giới thiệu bài:- Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là danh từ như: răng, mũi, tai, lưỡi, đầu , động từ: chạy, ăn  trong giờ học hôm nay các em sẽ làm bài tập phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, nghĩa gốc với nghĩa chuyển và tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là tính từ. 
* HDHS làm bài tập: : (25 phút)
Bài tập 1:- HS đọc trước lớp yêu cầu của BT 1.
a) Từ chín: hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được. Ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín (số tiếp theo số 8) ở câu 2.
b) Từ đường: Vật nối liền hai đầu. ở câu 2 với từ đường (lối đi) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1.
c) Từ vạt: (mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi) ở câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2.
Bài 2 Giảm tải
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu BT 3.
- Nghĩa từ: Cao: Có chiều cao lớn hơn mức bình thường/ Có số lượng hoặc chất lợng hơn mức bình thường.
- Đặt câu: Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp./ Mẹ cho em vào xem hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Nghĩa từ: Nặng: Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường./ Ở mức độ cao hơn trầm trọng hơn mức bình thường.
- Đặt câu: Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay./ Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng thêm.
- Nghĩa từ: Ngọt: Có vị như vị của đường, mật./ Lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, âm thanh nghe êm tai.
- Đặt câu: Loại sô-cô-la này rất ngọt./ Cu cậu chỉ ưa nói ngọt./ Tiếng đàn thật ngọt.
3/ Củng cố, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ Sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2020
Toán
40. VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I/ Mục tiêu:
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)(BT:1, 2, 3.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô. Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài. (5 phút)
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé?
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ: (10 phút)
	1km = 10hm; 1hm = km = 0,1km.
- GV giúp HS rút ra nhận xét: + Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
	+ Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (bằng 0,1) đơn vị đứng liền trước nó. GV cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng?
VD: 1km = 1000m; 1m = km = 0,001km.
c/ Ví dụ: - GV nêu ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm?
	6m 4dm = ... dm
- HS nêu cách làm: 6m 4dm = m = 6,4m. Vậy 6m 4dm = 6,4m.
- Làm tương tự với ví dụ 2.
- GV có thể nêu thêm vài ví dụ cho HS làm.
2/ Thực hành: (15 phút)
Bài 1: HS tự làm vào vở.GV chấm chữa và chótt lại kết quả đúng:
	a) 8m 6dm = m = 8,6m; 	b) 2dm 2cm = dm = 2,2dm;
	c) 3m 7cm = m = 3,07m; 	d) 23m 13cm = = 23,13m.
Bài 2: HS làm chung 1 bài sau đó tự làm.
a)3m4dm=m=3,4m; 2m5cm= m = 2,05m; 21m 36cm = m = 21,36m.
b)8dm7cm=dm=8,7dm;4dm32mm=dm=4,32dm;73mm=dm = 0,73dm.
Bài 3: HS tự làm bài và nêu kết quả.
a) 5km 302m =km =5,302km; b) 5km75m =km =5,075km;
c) 302m =km = 0,302km.
3/ Củng cố, dặn dò: (2 phút) Hệ thống toàn bộ nội dung bài. Nhận xét giờ học 
-------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I/ Mục tiêu:
1.Nhận biết và nêu đươc cách viết 2 mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
2. Phân biệt được 2 cách kết bài : Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng; Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp , đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 tập 1.
III/ Hoạt động dạy học:
`1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
2/ Bài mới: a/ GV giới thiệu bài: (2 phút) - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b/ HDHS luyện tập: (25 phút)
BT 1: HS đọc to một lượt:
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp):
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc hoặc giới thiệu ngay đối tượng được miêu tả.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện định kể hoặc định tả.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét.
- Lời giải: a) là kiểu mở bài trực tiếp; b) là kiểu mở bài gián tiếp.
BT 2:-HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng):
+ Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét 2 cách kết bài.
- Lời giải:
Giống nhau
Khác nhau
 - Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường
 - Kết bài không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh.
 - Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.

Bài tập 3: HS viết kết bài, mở bài theo yêu cầu:
	VD: Em đã được xem rất nhiều tranh, ảnh về cảnh đẹp của đất nước, đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang, ở vịnh Hạ Long, Đà Lạt. Em cũng đã được lên Sa Pa, vào thành phố Hồ Chí Minh. Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp. Dù thế, em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũi nhất với em là thị xã quê hương em.
	VD: Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em mơ ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những toà nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
3/ Củng cố, dặn dò: (2 phút) GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị cho tiết tới.
-----------------------------------------------------
Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được tác nhân gây bệnh,con đường lây truyền viêm gan A.
-Hiểu được nguy hiểm của bệnh viêm gan A.
-Biết được cách phòng bệnh viêm gan A.
-Luôn có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A,vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.
* KNS: KN phân tích đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A: KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
II-Đồ dùng: -Tranh minh hoạ trang31,32 SGK; VBT khoa học
III-Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 5 phút. HS tự kiểm tra trong nhóm theo câu hỏi: 
 - Tác nhân gây bệnh viêm não là gì? 
 - Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- Nhóm trưởng nêu lại câu hỏi và kiểm tra trong nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
2/ Giới thiệu bài. Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng – HS nối tiếp nêu tên bài học
3/ Bài mới:
* HĐ 1:9 phút. Chia sẻ kiến thức
- HS HĐ theo nhóm 4:
+ HS trao đổi thảo luận về bệnh viêm gan A.
+ Đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận :Bệnh viêm gan A rất nguy hiểm, lây qua đường tiêu hoá, người bị viêm gan A có các dấu hiệu:gây sốt nhẹ,đau bụng,chán ăn, mệt mỏi...
* HĐ 2: 9 phút. Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền viêm gan A.
- HS đọc thông tin trong SGK,đóng vai các nhân vật trong hình 1theo nhóm.
- Các nhóm lên trình diễn kịch theo SGK có sáng tạo thêm cho lời thoại.
- GV nêu một số câu hỏi
+Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì?
+Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
- GV kết luận
* HĐ 3: 9 phút. Cách đề phòng bệnh viêm gan A.
- Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
- HS hoạt động theo nhóm 2 thảo luận tranh minh hoạ trong SGK và trình bày theo các câu hỏi:
+Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
+Làm như vậy để làm gì?
- 4 HS nối tiếp nhau trình bày, GV bổ sung.
+ Theo em ,người bị bệnh viêm gan A cần làm gì?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 33.
4- Củng cố, dặn dò: 3 phút.
-Nhận xét ,khen những HS có hiểu biết về bệnh viêm gan A.
-Học thuộc mục bạn cần biết, sưu tầm tranh ảnh, các thông tin về bệnh viêm gan
-------------------------------------------------------
Lịch sử 
BÀI 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết được
+ Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
- Kĩ năng: Kĩ năng trình bày; kĩ năng làm việc nhóm
- Định hướng thái độ: Lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Định hướng về năng lực: 
+ Nhận thức lịch sử: Biết được vì sao cần phải sớm thống nhất các tổ chức cộng sản; vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng CSVN.
+ Tìm tòi, khám phá lịch sử: Tìm hiểu về hoàn cảnh đất nước và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản; Hội nghị thành lập Đảng
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Biết được ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh lịch sử : chân dung Nguyễn Ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng ( 3/2/1930)
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Khởi động
1. Kiểm tra, nhận xét phần vận dụng của tiết trước:
- Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
- Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
2. Giới thiệu bài
- GV cho học sinh xem chân dung Nguyễn Ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng ( 3/2/1930)
- GV nêu câu hỏi: 
+ Các em có biết đây là ai không? 
+ Vậy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng CSVN? Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? Để biết được điều này, mời các em cùng tìm hiểu qua bài: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
B. HĐ hình thành kiến thức ( HĐ khám phá)
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản.
* GV giới thiệu: Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã HĐ tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ năm 1926 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 9/1929, ở VN lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các nhà tổ chức đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giúp đỡ nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tổng hợp được sức mạnh chung.
* HS làm việc theo cặp, cùng trao đổi các câu hỏi sau:
1. Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
2. Vì sao cần phải sớm thống nhất các tổ chức cộng sản?
3. Muốn thống nhất được ba tổ chức cộng sản đòi hỏi người lãnh tụ phải có những khả năng gì? Ai có thể làm được được điều đó?
 	4. Vào thời điểm này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang họat động ở đâu?
- Đại diện các cặp trình bày
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng VN rất phát triển, đã có ba tổ chức cộng sản ra đời và đã lãnh đạo các phong trào; thế nhưng để có ba tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất ba tổ chức này thành một tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm được điều đó và lúc đó cũng chỉ có Người mới làm được.
	Chúng ta cùng tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng CSVN.
Hoạt động 2: Trình bày những hiểu biết về Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.( Học sinh làm việc theo nhóm 4: Các nhóm hoàn thành phiếu học tập)
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Ai chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở Hồng Kông?
............................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_dun.docx