Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Tìm được các tiếng chứa yê/ ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3)
- HS cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
* Góp phần phát triển năng lực: NL ngôn ngữ, NL văn học, NL thẩm mĩ, NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn màu.
- HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
quan sát và thảo luận để trả lời: + Giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo. Khác nhau: dụng cụ nấu và nguồn cấp nhiệt khi nấu cơm. + Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện: B1: Cho gạo đã vo sạch vào nồi. B2: Cho nước vào nồi nấu cơm B3: San đều gạo trong nồi. Lau khô đáy nồi. B4: Đậy nắp, cắm điện và bật nấc nấu (nấc Cook). Đèn ở nấc nấu bật sáng. B5: Khi cạn nước, nấc nấu tự động chuyển sang nấc ủ. B6: Sau khoảng 8 - 10 phút, cơm chín. + HS trả lời. + Giống nhau: đều phải vo gạo, đổ vào nồi, san đều gạo, đổ nước. Khác nhau: nấu bằng nồi cơm điện chỉ cần lau khô đáy nồi, đậy nắp, cắm điện, bật nút nấu còn nấu bằng bếp đun phải đun lửa to rồi giảm lửa thật nhỏ. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét. - Lắng nghe. - 1 - 2 HS đọc. HĐ cá nhân - HS trả lời: + Có 2 cách nấu cơm. Đó là nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện. + HS trả lời theo thực tế. - Nhận xét. - Lắng nghe. 4. Ứng dụng: - Ngoài cách nấu cơm trong SGK, em còn biết cách nấu cơm nào khác? - Về nhà tập nấu cơm bằng các loại nồi khác nhau. * Giao việc về nhà: - Chuẩn bị bài sau - HS nêu - Nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng: ĐẠO ĐỨC ( Dạy kê thay ) ----------------------------------------------------------- ÂM NHẠC ( GV chuyên ) Buổi chiều: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên I. MỤC TIÊU: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tựơng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2). Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3,BT4. HS có năng lực khá, tốt hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. * Góp phần phát triển năng lực: NL ngôn ngữ, NL văn học, NL thẩm mĩ, NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh ảnh về các hiện tượng thiên nhiên - HS: Sách vở học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Khởi động: - Cả lớp hát 1 bài - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS hát - HS nghe 2. Thực hành kĩ năng: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét và KL bài đúng Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi - Gọi HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét kết luận bài đúng - Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc câu mẫu - HS thảo luận nhóm 4 - GV nhận xét kết luận và ghi nhanh các từ HS bổ sung lên bảng Bài 4: - Yêu cầu HS nêu nội dung bài - HS thi tìm từ - GV nhận xét chữa bài. HĐ cá nhân - 1HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe. - 1HS làm bảng, cả lớp làm vào vở: Khoanh vào b) Tất cả những gì con người không tạo ra. HĐ nhóm đôi - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS ngồi trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV. a) Lên thác xuống ghềnh. b) Góp gió thành bão. c) Nước chảy đá mòn. d) Khoai đất lạ, mạ đất quen. - 4HS nối tiếp trả lời: + Lên thác xuống ghềnh: gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống. + Góp gió thành bão: tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn. + Nước chảy đá mòn: kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong. + Khoai đất lạ, mạ đất quen: kinh nghiệm dân gian: khoai phải trồng ở đất lạ, mạ phải trồng ở đất quen mới tốt. HĐ nhóm - 1HS đọc. - HS thảo luận và ghi các từ tìm được vào giấy. - Đại diện các nhóm đọc các từ tìm được. a) Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận,... b) Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng, vời vợi, dằng dặc, lê thê, lướt thướt,... c) Tả chiều cao: cao vút, chót vót, vời vợi, chất ngất,... d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,... Trò chơi - HS đọc - HS thi + Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm + Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dềnh, trườn lên, bò lên, ... + Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp... 3. Ứng dụng: - Tìm các từ tượng thanh chỉ tiếng nước chảy? - Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu có sử dụng các từ ngữ về thiên nhiên. * Giao việc về nhà: - Xem lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài sau - HS nêu: róc rách, tí tách, ào ào,... - Lắng nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- TOÁN So sánh hai số thập phân I. MỤC TIÊU: - Biết so sánh hai số thập phân . Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. HS cả lớp làm được bài 1, 2. - Yêu thích học toán, cẩn thận, chính xác. * Góp phần phát triển năng lực: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK - HS: Vở viết, SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi:"Truyền điện". Một bạn đọc một số TP bất kì sau đó truyền cho bạn bên cạnh, bạn đó phải đọc ngay một số TP bằng với số thập phân vừa rồi, cứ tiếp tục như vậy từ bạn này đến bạn khác, bạn nào không nêu được thì thua cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương HS - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hình thành kiến thức mới: * Hướng dẫn cách so sánh 2STP có phần nguyên khác nhau Ví dụ 1: So sánh 8,1m và 7,9m - Gọi HS trình bày cách so sánh? - GV nhận xét cách so sánh của HS - Hướng dẫn HS so sánh như SGK: 8,1 = 81dm; 7,9m = 79dm Ta có 81dm >79dm tức là 8,1>7,9 - Biết 8,1m > 7,9m, so sánh 8,1 và 7,9? - Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9 - Dựa vào VD1: Hãy nêu cách so sánh - GV gọi HS nêu lại kết luận (SGK) - Yêu cầu HS nhắc lại. * Hướng dẫn so sánh 2 STP có phần nguyên bằng nhau Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 3,698m - Nếu sử dụng kết luận trên có thể so sánh được 2 STP này không? Vì sao? - Vậy để so sánh được ta là như thế nào? - GV nhận xét ý kiến của HS yêu cầu HS so sánh phần thập phân của 2 số đó. - Gọi HS trình bày cách so sánh. - GV giới thiệu cách so sánh như SGK: + Phần thập phân của 35,7m là m = 7dm =700mm + Phần thập phân của 35,698m là m = 698mm Mà 700mm > 698mm nên m >m Do đó 35,7m > 35,698m Từ kết quả trên hãy so sánh: 35,7 ... 35,698 - Hãy so sánh hàng phần mười của 35,7 và 35,698 - Em hãy nêu cách so sánh ở trường hợp này? * Ghi nhớ: Yêu cầu HS đọc. 3. Thực hành kĩ năng: Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu - Nêu yêu cầu của bài toán - Yêu cầu HS tự làm - GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu cách so sánh Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài toán - Để xếp được ta cần làm gì? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách làm. Bài 3: (Dành cho HS có năng lực khá, tốt) - Cho HS tự làm bài vào vở - Hướng dẫn HS còn gặp khó khăn HĐ cá nhân- nhóm đôi - cả lớp - HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách so sánh 8,1m = 81dm ; 7,9m = 79dm Vì 81dm > 79dm 8,1m >7,9m - 8,1 > 7,9 - Phần nguyên 8 > 7 - Khi so sánh 2 STP ta có thể so sánh phần nguyên với nhau. Số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. - HS nêu - 2-3 HS nêu - Không vì phần nguyên của 2 số đó bằng nhau - HS thảo luận nêu: + Đổi ra đơn vị khác để so sánh. + So sánh 2 phần thập phân với nhau. - 1 số HS nêu, lớp theo dõi và nhận xét 35,7 > 35,698 Hàng phần mười 7 > 6 - Học sinh đọc. HĐ cá nhân - 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm. - So sánh 2 STP - HS làm vở , báo cáo kết quả a) 48,97 < 51,02 vì phần nguyên 48 < 51 b) 96,4 > 96,39 vì hàng phần mười 4 > 3 c) 0,7 > 0,65 vì hàng phần mười 7 > 6 HĐ nhóm đôi - Xếp thứ tự từ bé đến lớn - Cần so sánh các số này - HS trao đổi nhóm đôi rồi làm vở, chia sẻ kết quả + So sánh phần nguyên 6<7<8<9 + Có 2 số có phần nguyên bằng nhau so sánh phần mười 3 < 7 + xếp 6,375 < 6,735 < 7,19 < 9,01 HĐ cá nhân - HS làm bài: 0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187. 4. Ứng dụng: - Nhắc lại cách so sánh 2 số thập phân - GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 69,99 70,01 0,4 0,36 95,7 95,68 81,01 81,010 * Giao việc về nhà: - Hoàn thành các yêu cầu của GV - Chuẩn bị bài sau - HS nêu - HS làm bài: 69,99 0,36 95,7 > 95,68 81,01 = 81,010 ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. MUC TIÊU: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên. HS M3, 4 kể được câu chuyện ngoài SGK, nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. - Yêu thích môn học * Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * GDBVMT:Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống, giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên - HS: Câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi "Kể đúng, kể nhanh" tên một số loài cây dùng để chữa bệnh. Đội nào kể được nhiều và đúng thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng - chơi trò chơi - HS ghi vở 2. Hình thành kiến thức mới: * Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Gọi HS đọc phần Gợi ý. - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe. HĐ cả lớp - 1HS đọc. - HS gạch chân theo yêu cầu của GV. - 1HS đọc. - HS nối tiếp nêu câu chuyện mình sẽ kể. 3. Thực hành kĩ năng: - Cho HS kể chuyện trong nhóm 4, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV quan sát, giúp đỡ các nhóm. - Cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Cho HS nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện. - GV nhận xét, khen những HS kể hay. HĐ cá nhân - nhóm 4 - cả lớp - HS kể trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyệnvà nhận xét từng bạn trong nhóm. - 3 - 5HS thi kể. - Nhận xét bạn kể, đặt các câu hỏi về nội dung câu chuyện và cùng thảo luận. - Lắng nghe. 4. Ứng dụng: - Chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. * Giao việc về nhà: - Luyện kể lại câu chuyện - Chuẩn bị bài sau - HS nêu: + Yêu quý thiên nhiên. + Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. + Không tàn phá rừng. + Chăm sóc vật nuôi. - Nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019 Buổi chiều: TẬP ĐỌC Trước cổng trời I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lòng những câu thơ em thích - Tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. * Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa SGK. - HS: Sách vở học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các dân tộc của Việt Nam. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài, ghi bảng - HS chơi trò chơi - Cách chơi: Trưởng trò nêu tên 1 dân tộc của Việt Nam sau đó truyền điện cho bạn khác kể tên các dân tộc của Việt Nam, bạn nào không trả lời được thì thua cuộc. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hình thành kiến thức mới: * Hoạt động luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. (2 lần) - Hướng dẫn HS đọc từ khó. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải và kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ: áo chàm, nhạc ngựa, thung. HĐ cá nhân - nhóm - cả lớp - HS có năng lực khá, tốt đọc - Lớp đọc thầm theo. - HS chia đoạn: 3 khổ thơ (tương ứng với 3 khổ thơ trong bài). - HS đọc nối tieeos khổ thơ theo nhóm: + Lần 1: đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó: khoảng trời, ráng chiều, vạt nương, lòng thung, gặt lúa,... + Lần 2 đọc kết hợp giải nghĩa từ - HS nêu: + Áo chàm: áo nhuộm bằng lá chàm, máu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc. + Nhạc ngựa: chiếc chuông con, trong có hạt đeo ở cổ ngựa, khi ngựa đi rung kêu thành tiếng. + Thung: thung lũng. * Hoạt động tìm hiểu bài: - Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm TLCH, chia sẻ trước lớp 1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? 2. Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? 3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 4. Điều gì đã khiến cảnh rừng sương gió ấy như ấm lên! - Nêu nội dung của bài thơ HĐ nhóm 4 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, TLCH rồi cử đại diện chia sẻ trước lớp. - Vì đó là 1 đèo cao giữa 2 vách đá. - Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo, có thể thấy cả một không gian mênh mông bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương màu mật, những thung lũng lúa đã chín vàng như mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng. Xa xa kia là thác nước trắng xoá đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống dòng nước. Không gian nơi đây gợi vẻ hoang sơ, bình yên như thể hàng ngàn năm nay vẫn như vậy, khiến ta có cảm giác như được bước vào cõi mơ. - HS nêu ý kiến của mình: + Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngẩng đầu lên nhìn thấy khoảng không có gió thổi, mây trôi, tưởng như mình có thể lên đến trời được. + Em thích hình ảnh đàn dê ăn cỏ, soi mình xuống dòng suối, giũa ngút ngàn cây trái xanh tươi. + Em thích hình ảnh thung lũng lúa chín vàng, gợi cuộc sống ấm no, đầy đủ. ... - Cánh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh của con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy. - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. 3. Thực hành kĩ năng: - Gọi 3HS đọc nối tiếp. - GV đọc mẫu toàn bài và yêu cầu nhận xét giọng đọc diễn cảm toàn bài thơ. - GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm của bài. - Treo bảng phụ khổ thơ 2, hướng dẫn HS đọc: Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn, nguyên sơ, thực, mơ. - Cho HS luyện đọc nhóm đôi. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu HS học thuộc lòng những câu thơ em thích. - Thi đọc thuộc lòng . - GV nhận xét, khen ngợi. HĐ cá nhân - nhóm đôi - cả lớp - 3HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS có năng lực khá, tốt nêu: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vùng cao. - Lắng nghe - Theo dõi. - HS luyện đọc nhóm đôi. - Thi đua đọc diễn cảm. Lớp theo dõi, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS học thuộc lòng. - Thi đua đọc thuộc lòng. - Lắng nghe. 4. Ứng dụng: - Em có cảm nhận gì trước vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước ta? - Về nhà viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh núi rừng hùng vĩ thông qua bài thơ. * Giao việc về nhà: - Luyện đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau - HS nêu - Lắng nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- TOÁN Luyện tập I. MỤC TIÊU: - Biết so sánh hai số thập phân. Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. Làm bài 1, 2, 3, 4a - HS ham thích học toán. * Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, Bảng phụ viết sẵn nội dụng bài tập 1 - HS: Sách vở học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi"Phản xạ nhanh": Một HS nêu một số thập phân bất kì sau đó chỉ định 1 HS khác nêu một STP lớn hơn số thập phân vừa nêu. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Thực hành kĩ năng: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả. - Giáo viên nhận xét chữa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Nhận xét chữa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét chữa bài. Bài 4a: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi học sinh chữa bài. - Nhận xét chữa bài. Bài 4b: (Dành cho HS có năng lực khá, tốt) - Cho HS tự làm vào vở HĐ cá nhân - HS đọc - Học sinh tự giải rồi báo cáo kết quả 84,2 > 84, 19 6,843 < 6,85 47,5 = 47,500 90,6 > 89,6 HĐ cặp đôi - HS đọc - Học sinh trao đổi nhóm đôi rồi giải vào vở. 4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02 - HS theo dõi HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu bài toán. - Học sinh tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả: 9,708 < 9,718 HĐ cá nhân - Học sinh nêu yêu cầu bài toán. - Học sinh tự làm bài a) x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2 HĐ cá nhân - HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên b) x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14 3. Ứng dụng: - Nhắc lại cách so sánh số thập phân. - Cho HS làm bài tập sau: Điền chữ số thích hợp vào ô trống: a) 23,651 > 23,6 5 b) 1,235 = 1,235 c) 21,832 < 21, 00 * Giao việc về nhà: - Chuẩn bị bài sau - HS nêu - HS nghe và thực hiện 0 a) 23,651 > 23,6 5 0 b) 1,235 = 1,235 9 c) 21,832 < 21, 00 ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- ĐỊA LÍ (Mô hình trường học mới) Đất và rừng (tiết 2) ----------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_h.docx