Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Cao Cường

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết và nêu được:

- Tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.

- Biết cách phòng tránh bệnh viên gan A.

- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, đồng thời luôn vận động, tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.

* GDKNS:- Kĩ năng phân tích đối chiếu các thông tin để hiểu về bệnh viên gan A.

- Kĩ năng tự bảo vệ và thực hiện ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh viêm gan A.

* GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không tiểu, tiện bừa bãi để tranh lây bệnh.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Gợi mở; hỏi đáp; quan sát; thảo luận nhóm

II. PHƯƠNG TIÊN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong SGK trang 32, 33.

- Sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

 

doc41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Cao Cường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở (GV hướng dẫn thêm cho HSCHT chọn số tự nhiên x ) 
HS: 2em làm bảng nhóm- nêu cách làm
	a) 0,9 < x < 1,2 
 x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2 
HS, GV: nhận xét
*/ Hoạt động 3 : Củng cố -giao việc . 
HS: Nêu câu hỏi củng cố nội dung bài
GV: Nhận xét tuyên dương những em có sự tiến bộ
 GV nhắc nhở HS về xem lại bài- chuẩn bị bài sau. 
----------------------–¯—-----------------------
Tiết 3 MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý (thân bài) đã lập, viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương tối thiểu khoảng 3- 4 câu trở lên .
+ HSCHT: viết được một dàn ý đoạn văn khoảng 3- 4 câu.
II. ĐỒ DÙNG
GV: bảng nhóm, bút dạ
HS: vở ghi, sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của địa phương .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ 
GV: Gọi 3HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước
GV: nhận xét tuyên dương
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
GV: Ghi đề - HS nhắc lại 
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1 SGK/81: Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
HS: Đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu chúng ta tả cảnh gì?
GV: Nhắc nhở HS :
+ Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài- thân bài- kết bài.
+ Yêu cầu HS tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương.
GV: Gợi ý và hướng dẫn cho HS lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, thời gian, địa điểm mình quan sát cảnh.
Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp hấp dẫn người đọc. Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về cảnh đẹp quê hương.
GV: Lần lượt nêu câu hỏi gợi ý giúp HS nêu một vài chi tiết miêu tả cảnh đẹp của địa phương em.(Ví dụ: Em quan sát cảnh vào lúc nào? Bao quát toàn cảnh như thế nào? Thời tiết lúc bấy giờ như như thế nào, cảnh bầu trời, mặt đất, cây cối, hoạt động của con người và mọi vật xung quanh)
HS: Tự lập dàn ý vào vở(HSCHT lập dàn ý dưới sự hướng dẫn GV) 
HS: Một số em đọc dàn ý của mình
HS, GV: Nhận xét bổ sung
Bài 2 SGK/81: Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
HS: Nêu yêu cầu và đọc phần gợi ý 
HS : viết đoạn văn vào vở (HSCHT viết đoạn văn khoảng 3- 4 câu.)
GV: Chữa một số bài - nhận xét tuyên dương
HS: Dưới lớp một số em đọc đoạn văn của mình
HS, GV: nhận xét 
C. Củng cố-dặn dò: 
GV: Nhận xét tiết học
GV: Các em về xem lại bài, viết lại đoạn văn, chuẩn bị bài sau .	
----------------------–¯—-----------------------
Tiết 4 MÔN: ĐỊA LÍ
 BÀI: DÂN SỐ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có thể:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam.
+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu về học hành, chăm sóc y tế của người dân và ăn mặc, ở, ...
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
* GDBVMT: GD HS có ý thức tuyên truyền mọi người sinh đẻ có kế hoạch để giảm tỉ lệ tăng dân số, để nâng cao dân trí, đời sống, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004 
- Biểu đồ tăng dân số ở Việt nam
- Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 
A. BÀI CŨ 
GV kiểm tra bài cũ 2 HS:
HS1: Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
HS2: Mô tả vùng biển Việt Nam nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
B. BÀI MỚI 
Hoạt động 1. Dân số 
GV treo bảng số liệu số dân các nước đông Nam Á như SGK lên bảng, HS đọc số liệu.
H: Đây là bảng số liệu gì? Theo em bảng số liệu này có tác dụng gì?
H: Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
H: Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?
HS quan sát bảng số liệu trên và trả lời câu hỏi 1 SGK trang 84, sau đó cho biết:
H: Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số VN?
- GV kết luận về dân số VN năm 2004.
Hoạt động 2. Gia tăng dân số 
HS: quan sát biểu đồ dân số qua các năm, GV hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ
H: Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?
H: Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang & trục dọc của biểu đồ?
H: Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
HS: thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
GV: kết luận về sự gia tăng dân số ở nước ta.
H: Sự gia tăng dân số có hậu quả như thế nào?
GV: nêu thêm về hậu quả của việc tăng nhanh dân số.
- GV kết luận: Dân số nước ta tăng nhanh
Hoạt động 3. Hậu quả của dân số tăng nhanh 
HS: 1em đọc thông tin trong SGK - H: Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì?
H: Nêu một số ví dụ về hậu quả của việc gia tăng dân số?
GV kết luận: Dân số tăng nhanh dẫn đến việc nâng cao đời sống của người gặp nhiều khó khăn.
* GDBVMT: Các em cần có ý thức tuyên truyền mọi người sinh đẻ có kế hoạch để giảm tỉ lệ tăng dân số, để nâng cao dân trí, đời sống , hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. 
* Rút bài học:
H: Nước ta có số dân như thế nào so với thế giới?
H: Dân số nước ta tăng nhanh gây ra hậu quả gì?
H: Nước ta đã làm gì để giảm sự gia tăng dân số?
HS: 2em đọc phần bài học SGK/84
CỦNG CỐ, DẶN DÒ (2/)
H: Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời số của nhân dân?
GV: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài các dân tộc, sự phân bố dân cư.
----------------------–¯—----------------------
Thứ năm ngày 31/10/2019
Tiết 2 MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân.
- Rèn cho HS kĩ năng so sánh số thập phân. (BT cần làm 1,2,3,4b).
* NDĐC: Không y/c tính bằng cách thuận tiên nhất, không làm BT4a. HĐC: Củng cố cách đọc, viết số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG: 
GV: Bảng phụ ghi đáp án BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*/ Hoạt động 1: Bài cũ. 
GV: Gọi 2HS lên bảng làm bài- lớp làm vào vở 
Tìm chữ số x biết:
 HS1: 56,2x3 67,785
HS, GV: Nhận xét chữa bài
*/ Hoạt động2: Luyện tập- thực hành 
Bài 1 SGK/43: Đọc các số thập phân sau
GV: Viết từng số lên bảng- gọi lần lượt HS đọc - nêu rõ từng phần, giá trị từng hàng của từng chữ số của một số. 
HS, GV: Nhận xét sửa sai
H: Khi đọc số thập phân ta đọc như thế nào?
 Bài 2 SGK/ 43: Viết số thập phân có:
HS: nêu yêu cầu - GV đọc lần lượt các số- HS viết các số vào vào vở - 1 viết bảng nhóm
GV: nhận xét sửa sai 
H: Khi viết số thập phân ta viết như thế nào?
Bài 3 SGK / 43 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 
HS: Nêu yêu cầu - HS tự làm bài vào vở(GV hướng dẫn thêm cho HSCHT so sánh để xếp)
GV: Treo đáp án - HS đổi vở kiểm tra chéo
HS, GV: nhận xét
GV: Củng cố cách so sánh số thập phân.
 * Bài 4b SGK/ 43 : Tính
HS: Làm bài vào vở- 1em HS làm bảng nhóm 
HS, GV: nhận xét
*/ Hoạt động 4: Củng cố - giao việc 
GV: Nêu câu hỏi củng cố cách đọc, viết, so sánh số thập phân.
GV: Nhận xét tuyên dương
GV: Nhận xét dặn dò HS.
----------------------–¯—-----------------------
Tiết 3 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3).
- Rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở BT1
* NDĐC: Không làm BT2. HĐC: Tăng thời gian làm BT3 củng cố cách đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
 II. ĐỒ DÙNG:
GV: Bảng phụ ghi bài tập 1,2 SGK/82
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ 	
GV: Gọi 2 HS lên bảng
HS1: Lấy ví dụ 2 từ đồng âm đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm ?
HS2: Lấy ví dụ từ nhiều nghĩa, đặt câu để xác định nghĩa của từ đó? 
GV: Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi 
H: Thế nào là từ nhiêu nghĩa? Cho ví dụ? 
H: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
HS, GV: nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV: Ghi đề, HS nhắc lại.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 *. Bài 1SGK/82: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? (Tăng thời lượng)
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
GV: Hướng dẫn HS cách làm, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
HS: Làm vở- GV theo dõi hướng dẫn cho HS.
HS: Trình bày bài làm
GV: Nhận xét chữa bài.
GV: Nhận xét - sửa sai 
GV: chốt ý và giảng từng từ “chín, đường, vạt ” 
a) Chín (1): hoa, quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được; Chín (2): chỉ số 9, Chín (3): Suy nghĩ kĩ càng. Chín (1) và Chín (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với Chín (2).
b) Đường( 1): chất kết tinh có vị ngọt, Đường (2): chỉ vật nối liến hai đầu, Đường (3): chỉ lối đi lại. Từ Đường(2) và Đường (3) là từ nghiều nghĩa đồng âm với Đường(1)
c) Vạt (1) : mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi, Vạt (2) : xiên đẽo, Vạt (3) thân áo. Từ Vạt (1) và Vạt (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với Vạt (2).
H: Thế nào là từ đồng âm?
H: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
* Bài 3 SGK/83 : Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng; Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những tính từ trên.
HS: Đọc nội dung và yêu cầu bài tập
GV: Hướng dẫn và đưa ra một vài câu mẫu	
HS: Làm vở; GV: quan sát theo dõi và hướng dẫn cho HSCHT
HS: Đọc câu đã đặt.
GV: Động viên khuyến khích HS đặt nhiều câu. 
GV: Nhận xét- và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
HS: Lấy thêm một số VD về từ nhiều nghĩa	
C. Củng cố-dặn dò: 
H: Thế nào là từ đồng âm? Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
H: Hãy nêu nhận xét của em về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
GV: Nhận xét chốt lại. 
GV: Các em về xem lại bài -chuẩn bị bài sau	
	----------------------–¯—-----------------------
Tiết 4 MÔN: KỂ CHUYỆN
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* GDTTĐĐHCM: GD để HS hiểu được Bác Hồ rất yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
* GDBVMT: GD HS hiểu được mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên và luôn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG
GV: Các câu chuyện về quan hệ giữa con người và thiên nhiên
HS: Sưu tầm các câu chuyện về quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ 
GV: Gọi 3 HS tiếp nối nhau lên bảng kể lại câu chuyện “Cây cỏ nước Nam”- Nêu ý nghĩa câu chuyện 
HS, GV: Nhận xét tuyên dương
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV: ghi đề-HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a) Tìm hiểu đề bài 
HS: Đọc đề - GV gạch chân những từ quan trọng
HS: Tiếp nối nhau đọc phần gợi ý SGK 
H: Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe?
HS: Tiếp nối nhau nêu
GV: Khuyết khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK. 
GV: Ghi tiêu chí đánh giá lên bảng - GV khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK
b) Kể chuyện trong nhóm 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm ( 4HS)-HS các em trong nhóm kể chuyện cho nhau nghe
GV: Theo dõi giúp đỡ, gợi ý câu hỏi trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
c) Thi kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
GV: Tổ chức cho HS thi kể chuyện (2nhóm)
HS: 4 em thi kể chuyện trước lớp
GV: Khi HS kể GV ghi lại tên câu chuyện, xuất xứ câu chuyện
HS: nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu- Nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa câu chuyện HS, GV: Nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất- tuyên dương
C. Củng cố-dặn dò 	
* GDTTĐĐHCM: Bác Hồ của chúng ta là không chỉ yêu con người, yêu đất nước mà Bác rất yêu thiên nhiên và luôn bảo vệ thiên nhiên. Chính vì vậy mà các em cần học tập theo tấm gương của Bác luôn biết yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.
* GDBVMT:
H: Qua các câu chuyện em thấy giữa con người và thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào?
GV: Giữa con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ mật thiết. Thiên nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, chính vì vậy chúng ta cần phải yêu quý thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật trong tự nhiên.
GV: khuyến khích HS ham đọc sách 
GV: Các em về kể lại chuyện cho mọi người nghe, chuẩn bị bài sau.
----------------------–¯—-----------------------
Tiết 5 ÂM NHẠC
BÀI: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH
 - HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH 
I. MỤC TIÊU
- HS hát đúng giai điệu và đúng lời ca của 2 bài Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Phần mở đầu
Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động
a) Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
 Hoạt động 1: Reo vang bình minh.
HS: Hát đối đáp và đồng ca.
GV: Gọi 1 số HS lên tập biểu diễn.
H: Hãy nêu tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
HS: Hát cá nhân, hát theo nhóm
GV: Nhận xét.
Hoạt động 2: hãy giữ cho em bầu trời xanh.
HS: Hát rõ lời ca, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi.
GV: Gọi 1tốp HS lên thể hiện bài hát.
H: Trong bài hát hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình.
H: Hãy hát một câu trong bài hát khác về chủ đề hoà bình.
HS: Hát hát kết hợp một số động tác phụ họa
HS: Hát cá nhân, hát theo nhóm.
3. Phần kết thúc
HS: Cả lớp hát lại cả 2 bài hát.
HS: Hát cá nhân.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà hát lại các bài hát đã học.
----------------------–¯—-----------------------
Thứ sáu ngày dạy: 1/11/2019
Tiết 1 MÔN: TOÁN
 BÀI: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)..( Các BT cần làm: BT1, BT2, BT3).
+ HSCHT: BT1 làm câu a,c,d; BT2; BT3 làm câu a,c 
II. ĐỒ DÙNG
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài nhưng để trống tên các đơn vị ,bảng phụ ghi đáp án BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*/ Hoạt động 1: Bài cũ 
GV: Yêu cầu một số em nêu lại bảng đơn vị đo độ dài, mối liên hệ giữa các đơn vị đo
GV: Nhận xét - chốt lại
*/ Hoạt động 2: Ôn tập về các đợn vị đo dộ dài 
GV: Treo bảng đợn vị đo độ dài lên bảng( chưa ghi tên đơn vị)
HS: 2em nêu các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé- 1em lên bảng viết - HS, GV nhận xét 
H: Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau?
H: Hãy nêu mối quan hệ giữa m và km,cm, mm?
GV; Nhận xét chốt lại : hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau gấp, kém nhau 10 lần.
*/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết số đo dộ dài dưới dạng số thập phân 
* Ví dụ 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
GV: Nêu và ghi bảng : 6m4dm = .......m
GV: Yêu cầu HS tìm số thập phân thích hợp để diền vào chỗ chấm
HS: Nêu kết quả và cách làm 
GV: Nhận xét và hướng dẫn lại cách làm 
	Cách làm: 6m4dm = m = 6,4m
	 Vậy: 6m4dm = 6,4m
* Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
GV: ghi bảng: 3m5cm = ...m
GV: Tiến hành tương tự ví dụ 1
GV Chốt lại:
	Cách làm: 3m5cm = m = 3,05m
	 Vậy: 3m5cm = 3,05m
GV: Nhắc nhở HS lưu ý, phần phân số của hỗn số là nên khi viết số thập phân số 5 phải đứng ở hàng phần trăm.
*/ Hoạt động 4: Luyện tập - thực hành 
*Bài 1SGK/ 44: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
HS: Tự làm bài vào vở (Riêng HSCHT làm câu a,c,d) ; 2HS làm bảng nhóm
HS, GV: Nhận xét
H: Muốn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào?
* Bài 2SGK/44 : Viết các số đo độ dài sau dưới dạng số thập phân
HS: 2em làm ở bảng phụ - lớp làm vào vở . HS đính bài làm ở bảng - nêu cách làm 
HS, GV: Nhận xét
GV: Củng cố cách viết đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân
* Bài 3 SGK/44: Viết số thập phân thích hợp và chỗ chấm 
HS: lớp tự làm vào vở (Riêng HSCHT làm câu a,c)
GV: hướng dẫn thêm cho HSCHT cách viết. 
GV: Treo đáp án ở bảng
HS: Đổi vở kiểm tra chéo - HS nêu lại cách làm 
GV: Củng cố cách viết đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân
 */ Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò 
GV: Nêu câu hỏi củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
GV; Nhận xét giờ học 
GV: Các em về xem lại bài chuẩn bị bài sau .
----------------------–¯—-----------------------
Tiết 2 MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). - Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3)
+ HSCHT: GV giúp HS bước đầu biết cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ 
GV: Gọi 3 em lên bảng đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên 
HS, GV: nhận xét
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
GV: Ghi đề-HS nhắc lại
2. Hướng dẫn làm bài tập 
 * Bài 1 SGK/ 83: Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Em cho biết : đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp ? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó?
HS: Đọc nội dung bài tập, 3 em đọc to đoạn văn.
GV: Nhắc lại 2 kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp).
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc ( bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuỵên (hoặc vào đối tượng) định kể hoặc tả.
HS: Đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
H: Đoạn văn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
H: Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.
HS: Phát biểu ý kiến 
GV: Nhận xét chốt ý đúng.
	+ Đoạn a: mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là đường Nguyễn Trường Tộ.
	+ Đoạn b: mở bài theo lối gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương: như dòng sông, triền đê rồi mới giới thiệu con đường định tả. 
H: Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
 * Bài 2 SGK/84: Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
GV: Nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài(không mở rộng, mở rộng):
	+ Kết bài không mở rộng cho biết kết cục, không bình luận thêm.
	+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục có bình luận thêm.
HS: Đọc thầm hai đoạn văn, nêu nhận xét hai cách kết bài.
HS: Phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét chốt lại
 + Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.
	+ Khác nhau: đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: khẳng đinhj con đường là người bạn quý , gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn học sinh, ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân đã giữ cho con đường sạch đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
GV: nhận xét bổ sung chốt ý 
H: Theo em kiểu kết bài nào hay hơn?
H: Khi viết văn ta nên sử dụng kiểu kết bài nào?
 * Bài 3 SGK/84: Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộngcho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
HS: Nêu yêu cầu
HS: tự làm bài vào vở ( GV theo dõi giúp đỡ cho HSCHT viết mở bài đơn giản) 
HS: Nhiều em đọc đoạn mở bài của mình
HS, GV: Nhận xét sửa sai
HS:Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng vào vở(GV giúp đỡ cho HSCHT viết đoạn kết bài) 
HS: Đọc đoạn kết bài của mình
HS, GV: Nhận xét sửa sai
C. Củng cố-dặn dò
GV: Nhận xét giờ học. Dặn các em về tiếp tục hoàn thành bài văn tả cảnh- chuẩn bị bài sau.
----------------------–¯—-----------------------
Tiết 3: MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vươn lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
- Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân trong học tập cũng như những khó khăn trong cuộc sống.
* GDKNS: Kĩ năng v

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_hoang_cao_cu.doc