Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.

- Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không ? Họ phải cày ruộng cho ai? - Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác.

- GV nêu: Thế nhưng vào những năm 1930 - 1931, ở những nơi nhân dân giành được chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân. Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh còn tạo cho làng quê một số nơi ở Nghệ - Tĩnh những điểm mới gì?

- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 - 1931. - HS làm việc cá nhân, tự đọc sách và thực hiện yêu cầu. 1 HS lên ghi các điểm mới mình tìm được lên bảng lớp.

- GV hỏi : Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì? - HS nêu: Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.

- Trước thành công của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của phong trào này.

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
- HS chia nhóm, cùng trao đỏi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS trả lời.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Địa lí
Bài: 8 DÂN SỐ NƯỚC TA
I.MỤC TIÊU:
- Biết sơ lược về dân số, sự gai tăng dân số của VN.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh : gay nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sư gia tăng dân số.
* GDBVMT (Mức độ bộ phận): Giúp HS thấy mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác MT (sức ép của dân số đối với MT).
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV và HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới.
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
+ Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam. Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số Việt Nam với dân số các nước
 Đông Nam Á. 
+ Đây là bảng số liệu gì? Theo em, bảng số liệu này có tác dụng gì?
+ Bảng số liệu về số dân các nước Đông Nam á. Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đông Nam á.
+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
+ Các số liệu dân số được thống kê vào năm 2004.
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê là triệu người.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xử lí các số liệu và trả lời các câu hỏi sau 
- HS làm việc cá nhân và ghi câu trả lời ra phiếu học tập của mình.
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triệu người.
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? (Việt Nam là nước đông dân hay ít dân?)
+ Nước ta có dân số đông.
- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- 1 HS lên bảng trình bày ý kiến về dân số VN theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời cho HS.
- GV kết luận: Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới (theo tạp trí Dân số và Phát triển, năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới).
Hoạt động 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam.
- GV hỏi để hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ: 
+ Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?
- Đây là biểu đồ dân số VN qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát triển của dân số Việt Nam qua các năm.
+ Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ.
+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm, trục dọc biểu hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người.
+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
+ Số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện số dân của một năm, tính bằng đơn vị triệu người.
+ Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân nước ta từng năm.
+ Dân số nước ta qua các năm:
• Năm 1979 là 52,7 triệu người.
• Năm 1989 là 64,4 triệu người
 Năm 1999 là 76,3 triệu người
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người?
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 người.
+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên bao nhiêu lần?
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên 1,5 lần.
+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- 1 HS trình bày nhận xét về sự gia tăng dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần).
- GV có thể giảng thêm: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta là rất nhanh. Theo ước tính thì mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người. Số người này bằng số dân của một tỉnh có số dân trung bình như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Vĩnh Long,..; gần gấp đôi số dân của một tỉnh như Cao Bằng, Ninh Thuận, gấp 3 lần số dân ở một tỉnh miền núi như Lai Châu, Đắk Lắk
Hoạt động 3: Hậu quả của dân số tăng nhanh.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Mỗi nhóm có 6 - 8 HS cùng làm việc để hoàn thành phiếu.
- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS nêu các vấn đề khó khăn (nếu có) và nhờ GV hướng dẫn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.
- Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
- GV nêu: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình; mặt khác người dân cũng bước đầu ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện nuôi dạy, chăm sóc con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Củng cố, dặn dò.
	- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”.	
Thứ ba ngày27 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
Bài 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
(Đã soạn Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
BÀI 8: XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
I.MỤC TIÊU:
	- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An :
Ngày 12-9-1930 hàng vain nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềmvà các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. 
Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh.
- Giáo dục học sinh biết ơn những người đi trước và lòng tự hào dân tộc. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Các hình minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới.
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
+ Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- GV giới thiệu.
Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân NT trong những năm 1930 – 1931.
Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung SGK em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ở Nghệ An.
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe.
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
Ngày 12 - 9 - 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ, búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc !" ; "Đả đảo Nam triều !" ; "Nhà máy về tay thợ thuyền !" ; "Ruộng đất về tay dân cày !"... Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10 - 1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở. Những kẻ đứng đầu chính quyền thôn xã sợ hãi bỏ trốn, hoặc đầu hàng.
Cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào ?
-HS nêu ý: Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Cho dù chúng đàn áp dã man, dùng máy bay ném bom, nhiều người chết, người bị thương nhưng không thể làm lung lạc ý chí chiến đấu của nhân dân.
- Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ - Tĩnh những năm 1930 - 1931, hãy cùng tìm hiểu điều này. 
Hoạt động 2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
- Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không ? Họ phải cày ruộng cho ai?
- Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác.
- GV nêu: Thế nhưng vào những năm 1930 - 1931, ở những nơi nhân dân giành được chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân. Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh còn tạo cho làng quê một số nơi ở Nghệ - Tĩnh những điểm mới gì?
- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 - 1931.
- HS làm việc cá nhân, tự đọc sách và thực hiện yêu cầu. 1 HS lên ghi các điểm mới mình tìm được lên bảng lớp.
- GV hỏi : Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- HS nêu: Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.
- Trước thành công của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của phong trào này.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng trao đổi và nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 
- 1 HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến rồi đi đến thống nhất:
+ Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
+ Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- GV kết luận về ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh như trên.
Củng cố, dặn dò.
- GV giới thiệu: Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là phong trào đấu tranh lớn nhất của nhân dân ta trong những năm 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ tháng 10 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương cho phù hợp với nhiệm vụ mà Quốc tế cộng sản giao cho). Đã có nhiều áng thơ, văn hay viết về phong trào này. Chúng ta cùng nghe một đoạn thơ viết về phong trào này :
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về đoạn thơ.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau “Cách mạng mùa thu”.
Tiết 4: Khoa học (5B)
PHÒNG TRÁNH HIV/ AIDS
I.MỤC TIÊU: 
 	Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV / AIDS.
- GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
 + Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.
 	- Có ý thức tuyên truyền,vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ADS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 34 SGK phóng to, cắt rời từng câu hỏi, từng câu trả lời.
 	- Hình minh hoạ trang 35 SGK.
 	- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về phòng tránh HIV / AIDS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng kiểm tra về nội dung bài trước, sau đó nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về một căn bệnh thế kỉ, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, đó là HIV/ AIDS.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1 : Chia sẻ kiến thức.
 - Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh HIV/ AIDS.
- GV nêu: Các em đã biết gì về căn bệnh này? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn. HS dùng tranh ảnh mà mình sưu tầm được để trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 2: HIV/ AIDS là gì? Con đường lây truyền HIV/ AIDS. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
+ Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Sau đó viết vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất, đúng là nhóm thắng cuộc. 
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các em khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS thực hành hỏi – đáp về HIV/ AIDS (theo câu hỏi SGK).
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về HIV/ AIDS.
 Kết luận: GV cung cấp thêm thông tin cho HS hiểu về HIV / AIDS.
* Hoạt động 3: Cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Cho HS quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin.
- Hỏi: Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/ AIDS?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV/ AIDS
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS tự lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền và thực hiện.
- Tổ chức cho HS thi tuyên truyền.
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
- HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
- Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
- HS nhắc lại tên bài.
- Tổ trường báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- 5 HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Lời giải đúng: 
 1 . c ; 2 . b ; 3 . d ; 4 . e ; 5 . a.
- HS cả lớp nghe và thảo luận để trả lời câu hỏi các bạn đưa ra.
- Lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thông tin.
- Tiếp nối nhau, phát biểu ý kiến trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm (viết lời tuyên truyền, vẽ tranh, diễn kịch) để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/ AIDS.
- Các nhóm lên tham gia cuộc thi.
- Lắng nghe.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
NẤU CƠM (Tiết 2)
(Đã soạn Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cách so sánh số thập phân ở các dạng khác nhau.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nhắc lại cách so sánh số thập phân 
+ Phần nguyên bằng nhau
+ Phần nguyên khác nhau
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Điền dấu >, < ; = vào chỗ 
a) 6,17  5,03 c)58,9 59,8 
b) 2,174  3,009 d) 5,06  5,06
Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
5,126; 5,621; 5,216; 5,061; 5,610
Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé dần
72,19; 	72,099; 	72,91;	72,901; 	72,009
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp điền vào các chữ
 a) 4,8x 2 < 4,812	
 b) 5,890 > 5,8x 0
 c, 53,x49 < 53,249	 	 d) 2,12x = 2,1270 
Bài 5: (HScó năng lực)
H: Tìm 5 chữ số thập phân sao cho mỗi số đều lớn hơn 3,1 và bé hơn 3,2?
 4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Lời giải :
a) 6,17 > 5,03 c)58,9 < 59,8 
b) 2,174 < 3,009 d) 5,06 = 5,06
Lời giải :
 5,061 < 5.126 < 5,610 < 5,216 < 5,621. 
Lời giải :
72,9 1> 72,901 > 72,10 > 72,099 > 72,009 
Lời giải :
a) x = 0 ; b) x = 8
c) x = 1 ; d) x = 0 
Lời giải :
Ta có : 3,1 = 3,10 ; 3,2 = 3,20
- 5 chữ số thập phân đều lớn hơn 3,10 và bé hơn 3,20 là :
 3,11; 3,12; 3,13; 3,14 ; 3,15 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
1- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG. 
- HS hiểu: Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. 
- HS có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo thao khả năng của mình. 
2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG. 
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường 
3- Tài liệu và phương tiện.
- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương và cả nước;
- Những món quà của cá nhân (tập thể) HS trong buổi lễ trao quà quyên góp. 
4- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH. 
Bước 1: Chuẩn bị: 
- Trước 2-3 tuần, GV nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân đạo và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này. 
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân (có thể là sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền )
- Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống kê số lượng các món quà quyên góp. 
Bước 2: Lễ quyên góp, ủng hộ. 
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu Ban tổ chức tiếp đón các món quà quyên góp (có thể gồm GV chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó). 
- văn nghệ chào mừng
- MC mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao quà ủng hộ cho Ban tổ chức. 
- Một đại diện HS phát biểu cảm tưởng
- Trưởng ban tổ chức cảm ơn tấm lòng hảo tâm của tất cả HS trong lớp và thông báo các món quà này sẽ được thống kê chung mang tên lớp để trao tặng trong buổi lễ quyên góp của toàn trường. 
- Giới thiệu về một số hoạt động nhân đạo cảu trường, địa phương và cả nước. 
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ Tư ngày 28 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
Bài: 8 DÂN SỐ NƯỚC TA
(Đã soạn Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 4: Lịch Sử
BÀI: 8 XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
(Đã soạn Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
Bài : 4 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU: 
Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
- Biết tự hào truyền thống gia đình, dòng họ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
	- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, về nhớ ơn tổ tiên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
- Hát 
2.Kiểm tra: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) 
- Đọc ghi nhớ 
- 2 HS
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Mục tiêu: Giúp HS biết thêm một số thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
- Hoạt động nhóm (chia 2 dãy) 4 nhóm 
1/ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 
- Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được về ngày này lên tấm bìa và thuyết trình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho các bạn nghe. 
- Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh ảnh thu thập được, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương
- Đại diện nhóm lên giới thiệu.
2/ Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên? 
- Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng Vương. 
- Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì? 
- Lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng. 
3/ Kết luận: các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng Vương. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
Mục tiêu: Giúp HS biết giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình

File đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc