Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU.

- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; Tìm được vần thích hợp để điền vào ba chỗ trống trong đoạn thơ.

- Phát triển năng lực biết tự đánh giá kết quả học tập.

- GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT, bảng con, phấn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếc cào không dùng để nhai như răng của người và động vật được.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
+Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
- HS trao đổi nhóm. Một số HS giải thích. Lớp nhận xét, bổ sung.
Lời giải đúng:
+ Nghĩa của từ răng ở BT1 và BT 2 giống nhau :đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ Nghĩa của từ mũi ở BT 1 và BT 2 giống nhau:cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Nghĩa của từ tai ở BT 1 và BT2 giống nhau: cùng chỉ bộ phận mọc ở 2 bên, chìa ra như cái tai.
- HS làm bài tập luyện tập.
- HS làm vở. 1HS làm trên bảng phụ. Nhận xét, thống nhất ý kiến.
- HS Làm bảng nhóm.Nhận xét,bổ sung.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
Kể chuyện
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC TIÊU.
- HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện; Hiểu nội dung chính của từng đoạn; Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên,biết yêu quý từng ngọn cỏ,lá cây; Rèn kĩ năng nói cho HS.
- Phát triển năng lực kể chuyện ngắn gọn, tự học cá nhân.
- Phát triển phẩm chất yêu thiên nhiên và không làm việc sai trái.
II. CHUẨN BỊ.
- HS : Chuẩn bị câu chuyện 
- GV : Bảng lớp viết sẵn đề bài, viết vắn tắt gợi ý 3 cách kể chuyện. Tranh minh hoạ câu chuyện. Băng giấy. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Bài mới:
- GV kể lần1, ghi lên bảng tên một số loại cây: cam thảo, sâm nam, đinh lăng, cho HS quan sát tranh ảnh ,vật thật một các loại cây trong chuyện. Giải nghĩa một số từ khó (trưởng tràng,dược sơn)
HĐ2: Hướng dẫn HS kể::
- GV hỗ trợ: Dán băng giấy ghi nội dung chính của từng tranh.
- Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Tổ chức cho HS tập kể ,trao đổi trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể nối tiếp từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bạn kể. GV nx đánh giá. Chốt ý nghĩa câu chuyện.
HĐ3: Củng cố-Dặn dò:
Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC sau.
- HS nghe, quan sát tranh.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS đọc các yêu cầu trong sgk.Nêu nội dung chính của mỗi bức tranh.
Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng cho học tròvề cây cỏ nước Nam.
Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên
Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
Tranh4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
Tranh 5: Cây cỏ nước Nam đã góp binh sĩ thêm khoẻ mạnh.
Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuôc Nam.
- HS tập kể trong nhóm.Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS liên hệ phát biểu.
 Buổi chiều
Tập đọc
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU.
- Đọc trôi chảy,lưu loát bài thơ,ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do; Hiểu ý nghĩa bài: Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-ai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. Đọc thuộc hai khổ thơ.
- Phát triển năng lực tự học cá nhân trên lớp.
- Giáo dục: Cảm nhận được sự gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên, yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Bảng phụ ghi khổ thơ đầu.
- HS: VBT. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Bài cũ: Gọi HS đọc bài “Những người bạn tốt”Trả lời câu hỏi 1,2,3 
HĐ2:Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
 2. Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc bài. NX.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
*Lưu ý HS đọc đúng một số tiếng ba-la-lai-ca; sông Đà; bỡ ngỡ, công trình.
 - GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả.
 3. Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk t.70
*Hỗ trợ: Giải thích”biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”:Con người đắp đập ngăn sông,tạo thành hồ nước mênh mông tựa biển giữa một vùng đất cao .
 4 .Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép khổ thơ1 hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ thơ1 trong nhóm, thi đọc diễn cảm và đọc TL trước lớp. NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
HĐ3: Củng cố-Dặn dò:
- Liên hệ GD: Em cảm nhận được điều gì khi đọc bài thơ? Nhận xét bổ sung chốt ý nghĩa bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện đọc học thuộc cả bài thơ ở nhà.
- 3 HS lên bảng,đọc,trả lời câu hỏi.
- Lớp NX,bổ sung.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS quan sát tranh,NX.
- 1HS khá đọc toàn bài.
- Luyện đọc tiếng từ và câu khó.
Đọc chú giải trong sgk.
- HS nghe, cảm nhận.
- HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk, NX bổ sung, thống nhất ý đúng.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đoc diễn cảm trước lớp.Nhận xét bạn đọc.
HS liên hệ phát biểu, nêu ý nghĩa bài thơ.
HS phát biểu theo ý hiểu.
	Khoa học
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. MỤC TIÊU.
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết; Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không bị muỗi đốt.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Phát triển phẩm chất HS có ý thức trong việc không cho muỗi sinh sản và đốt người;Tích cực học tập và tìm hiểu.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Hình trang 24,25 sgk. Tranh ảnh về loài muỗi
 - HS: VBT, thẻ màu. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
 HĐ1: Kiểm tra
 - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
HĐ2: Thực hành làm bài tập trong SGK .
- GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
* Kết luận:
- Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
 HĐ3: Quan sát và thảo luận 
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
* Kết luận:
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi và diệt bọ gậy tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
HĐ4: Củng cố - dặn dò :
- Gọi 2 HS nêu lại tác nhân,đường lây truyền bệnh.
- Chuẩn bị bài sau:Phòng bệnh viêm não.
- HS nghe giới thiệu bài.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- Làm việc cá nhân: GV yêu cầu HS đọc kĩ thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
- Đáp án:
1 - b; 2 - b; 3 - a; 4 – b; 5 - b.
- HS thảo luận câu hỏi sau đó đại diện trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- Cả lớp quan sát các hình 2,3,4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói về nội dung từng hình.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy?
* 2 HS nêu lại tác nhân, đường lây truyền bệnh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Ngày soạn: 16/10/2016
 Buổi sáng
	Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2016
Toán
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
- HS biết cấu tạo của số thập phân có phần nguyên và phần thập phân; Rèn kĩ năng đọc viết số thập phân dạng đơn giản thường gặp.
- Phát triển năng lực biết phối hợp với bạn làm việc nhóm.
- P/c mạnh dạn nêu ý kiến, rèn tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, khoa học.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Bút dạ, bảng phụ.
- HS: Sách vở, bảng con 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Bài cũ :
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài
 - Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS HĐ2: Giới thiệu cấu tạo của số thập phân có phần nguyên và phần thập phân
 + Kẻ bảng như sgk.Yêu cầu HSNX
+ Giới thiệu 2m7dm=2m được viết thành 2,7m: đọc là hai phẩy 7 mét, có phần nguyên là 2 phần thập phân là 7.
GV chốt ý,rút nhận xét trang 36 
HĐ3: Luyện tập
- HS làm các bài tập trong sgk tr37
Bài 1(T37): Cho HS đọc trong nhóm đôi. GV viết các số lên bảng gọi một số HS đọc nêu phần nguyên và phần thập phân của từng số thập phân trong BT 1
Bài 2(T37): Tổ chức cho HS viết 1 số vào bảng con, nhận xét. Các số còn lại cho HS viết vào vở. Gọi HS chữa bài trên bảng. GV nhận xét, cho HS đọc lại các số viết được.
Bài3: YC HS viết các số 
 HĐ4:Dặn HS về nhà làm BT3 sgk tr 37
- 1HS lên bảng.làm bài.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS theo dõi,nhận xét.
- Đọc các phân số.
- Đọc lại nhận xét trong sgk.
- HS đọc trong nhóm,đọc trước lớp.
- HS nhắc lại viết và đọc các số thập phân.
- Nhắc lại nhận xét trong sgk.
Lời giải: 5=5,9 :năm phẩy chín 	
82=82,45 tám hai phẩy bốn mươi lăm 
810=810,225 tám trăm mười phẩy hai trăm hai mươi lăm.
.
Kĩ thuật
NẤU CƠM (T1)
I. MỤC TIÊU.
- Vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
- Phát triển phẩm chất tự phục vụ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung, phiếu học tập.
- HS: Gạo tẻ, nồi nấu cơm thường. Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
T1: Tìm hiểu cách nấu cơm và HD nấu cơm bằng bếp đun.
1. Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình
- GV yêu cầu HS nêu một các cách nấu cơm trong gia đình.
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS: Có 2 cách nấu cơm chủ yếu là nấu cơm bằng soong và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
2. Tìm hiểu các nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 lết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 và liên hệ thực tế nấu cơm ở gia đình.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét và HD cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
3. Nhận xét- dặn dò: GV NX sự chuẩn bị của HS.
- 3 HS nêu.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
- HS nhắc lại cách nấu cơm
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU.
- Xác định các phần mở bài,thân bài,kết bài trong bài văn tả cảnh; Hiểu mối liên hệ giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn; Viết câu ngắn gọn, rõ ràng.
- Phát triển năng lực tự học cá nhân và chia sẻ nhóm cộng tác.
- Phát triển p/c về ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp. GDMT: Cảm nhận vẻ đẹp của vịnh Hạ Long. 
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Nội dung bài, bảng phụ.
- HS: vở bài tập Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
 Hỗ trợ của GV Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Giới thiệu bài: - Giới thiệu nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm Bài tập NX.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc thầm bài. văn, thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, treo bảng phụ ghi lời giải đúng.
* GDMT: Hạ Long là một vùng thên nhiên tuyệt đẹp chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn.
Bài 2:Yêu cầu HS đọc lướt các đoạn văn chọn câu thích hợp.Gv nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: Tổ chức cho HS chọn viết câu mở đoạn vào vở, 2 HS viết vào bảng nhóm. Gọi HS đọc, GV nhận xét, nhận xét bài trên bảng nhóm. Tuyên dương những HS có câu hay và đúng.
HĐ3: Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS đọc thầm bài văn, thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk.
a) Mở bài: Câu mở đầu
 Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo ,mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
 Kết bài: Câu văn cuối.
b) Các đoạn trong phần thân bài:
+ Đoạn 1:Tả sự kì vĩ của cảnh Hạ Long.
+ Đoạn 2:Tả vẻ duyên dáng của vịnh HL.
+ Đoạn 3:Tả những nét riêng biệt,hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
c) Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu cho mỗi đoạn,nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn,nối kết các đoạn với nhau.
- HS nêu câu mở đoạn mình chọn.Nhận xét,bổ sung thống nhất ý đúng.
+ Đoạn 1: điền câu b
+ Đoạn 2: điền câu c
- HS viết câu văn vào vở. 2 HS viết vào trên bảng nhóm.
- Nhận xét chữa bài.
- HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh.
 Buổi chiều
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. MỤC TIÊU.
- HS nhận biết được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong câu văn có dùng từ nhiều nghĩa; Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm trong học tập.
- Phát triển phẩm chất về tính cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Bảng phụ.
 - HS: Bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
 HĐ1: Bài cũ: 
HS1:Tìm VD với 1 từ ở BT 2 tiết trước
HS2: Nhắc lại ghi nhớ về từ nhiều nghĩa. GV nhận xét.
HĐ2: Tổ chức cho HS làm các bài tập luyện tập:
Bài 1((T73): Gọi HS đọc yêu cầu BT. Tổ chức cho HS làm cá nhân vào vở BT, 1 HS làm trên bảng phụ: Dùng bút chì nối từ chạy trong các câu cột A với nghĩa thích hợp ở ncột B.
Bài 2(T73): HS đọc các câu,suy nghĩ ghi lựa chọn vào bảng con.
- Dòng b:Sự vận động nhanh.
Bài 3(T73): Tổ chức cho HS làm tương tự như BT 2.
Bài 4(T73): Tổ chức cho HS làm vào vở BT, 2 HS viết câu vào bảng nhóm.
VD:a)+ Nghĩa 1: Em bé đang tập đi.
 + Nghĩa 2:Nam thích đi giày.
HĐ 3: Hoạt động cuối:	
-Dặn HS VN làm lại bài tập 4 vào vở.
- 2HS lên bảng
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS đọc yêu cầu bài làm vào vở. Đọc kết quả. Nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.
Lời giải đúng:
+ C1:d Sự di chuyển nhanh bằng chân
+ C2: c Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
+ C3: a Hoạt động của máy móc
+C4: b Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
- HS ghi câu trả lời vào bảng con. Nhận xét, thống nhất ý kiến.
- HS đặt câu vào vở.Đọc câu,nhận xét bài trên bảng nhóm.
b)+ Nghĩa 1: Chúng em đứng nghiêm chào cờ.
 + Nghĩa 2: Hôm nay trời đứng gió
....
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
KẾT BẠN CÙNG TIẾN
I/ MỤC TIÊU: 
- Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến”, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
II/ CHUẨN BỊ:
Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến”
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 3: Kết bạn cùng tiến (Tiết 3)
Bước 1: Chuẩn bị.
- Trước 1 tuần, GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc kết “Đôi bạn cùng tiến”
- Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến” tổ chức vào buổi sinh hoạt lớp sắp tới:
+ Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet .
+ Chọn bạn kết đôi với mình.
+ Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học này và trình bày trên giấy HS, có trang trí đẹp.
Ví dụ: Đôi bạn cùng tiến: Linh và Kiên Trong năm học:........
 Chúng tôi sẽ cùng nhau phấn đấu: .....
 Kí tên:
 ( “Đôi bạn cùng tiến” có thể cùng học giỏi, cùng có những khó khăn, cùng sở thích, ngồi cùng bàn, gần nhà nhau)
Bước 2: Ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.
- Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình. 
- Biểu diễn các tiết mục xen kẽ sau mỗi phần giới thiệu.
Bước 3: Nhận xét - Đánh giá.
- GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”. Chúc các đôi bạn trong lớp đạt được chỉ tiêu phấn đấumình đã đặt ra.
* Nhận xét tiết học. CB bài sau.
....
	Lịch sử
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
I. MỤC TIÊU.
- Biết Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3/2/1930.Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng; Bước đầu biết Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại,đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự đúng đắn,giành nhiều thắng lợi to lớn.
- Phát triển năng lực biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Phát triển p/c tin tưởng, tự hào về Đảng, Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ.
- GV:Ảnh trong sgk.
- HS: Sách, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Bài cũ: 
+HS1: Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
+H S2: Quyết tâm ra đi tìm đường của NTT biểu hiện ra sao sao?
HĐ2:Bài mới: Giới thiệu bài
- Tìm hiểu về việc thành lập Đảng bằng hình thức thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Tìm hiểu lí do tổ chức hội nghị thành lập Đảng?
+ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận,GV nhận xét bổ sung.
* Kết luận:Từ tháng 6 đến tháng 9/1929 ở VN lần luợt xuất hiện 3 tổ chức Cộng Sản Đảng. Ngày 3/2/1930 Hội nghị Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức Đảng
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc thành lập Đảng bằng thảo luậncả lớp. Gọi một số HS phát biểu. Nhận xét, bổ sung.
* Kết Luận:Ý nghĩa cảu việc thành lập Đảng:cách mạng VN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo,đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta theo con đường đúng đắn.
HĐ 3: Hoạt động cuối:	Hệ thống bài 
- 2HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhậnn xét bổ sung
HS theo dõi
* HS học tập theo nhóm CT.
- HS thảo đọc sgk, thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.
- Nhắc lại kết luận.
- HSthảo luận trả lời.Nhận xét bổ sung..
HS nhắc lại KL trongsgk
Ngày soạn: 17/10/2016
 Buổi sáng
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2015
Toán
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN-ĐỌC,VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU.
- Biết tên các hàng của số thập phân; Đọc viết số thập phân;chuyển các số thập phân thành hỗn sốcó chứa phân số thập phân.
- Phát triển năng lực biết phối hợp với các bạn trong học tập. 
- Phát triển p/c mạnh dạn nêu ý kiến, tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, k/học
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Bút dạ bảng, bảng phụ.
 - HS: Sách, vở, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Bài cũ :
+ 1HS lên bảng bài tập 3 tiết trước.
+ Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS.
HĐ2: Giới thiệu bài
HĐ3: Tổ chức cho HS làm các bài luyện tập
Bài 1(T38)): Tổ chức cho HS trao đổi đọc nhóm đôi.GV ghi các phân số lên bảng.Gọi HS đọc và nêu giá trị của từng chữ số trong các hàng của từng số.
Bài 2(T38): GV đọc các số HS viết vào bảng con (ý a,b) .
 Bài 3(38): HS làm bài vào vở
HĐ4 : Hệ thống bài
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài 3, trong sgk.
- 1HS lên bảng. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS theo dõi, nhận biết.
- Đọc KL trong sgk
HS đọc trong nhóm, đọc trên bảng, nêu giá trị các chữ số trong số thập phân.
a. 2,35: Đọc là: hai phẩy ba mươi lăm.Số 2,35 có phần nguyên là 2,phần thập phân là 
b. 301,80:Đọc là:ba trăm linh một phẩy tám mươi.Số 301,80 có phần nguyên là 3;phần thập phân là 
- HS viết bảng con.
- HS viết số vào vở.
- HS nhắc lại KL trong sgk.
..
.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I. MỤC TIÊU.
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài)thành đoạn tả cảnh sông nước; Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh; Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn cảnh.
- Phát triển năng lực tự học cá nhân trên lớp.
- GD yêu cảnh vật thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Bảng phụ, bài văn mẫu.
 - HS: Bài chuẩn bị trứơc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Bài cũ: 1 HS đọc dàn bài tả cảnh sông nứơc tiết trước. 
Giới thiệu bài: Giới thiệu, nêu yêu cầu của bài.
HĐ2: HS viêt đoạn văn tả cảnh sông nước.
+ Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
+ GV treo bảng phụ có dàn ý mẫu bài văn tả cảnh sông nước.
+ Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn tả cảnh sông nước theo các gợi ý trong sgk.
+ Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở. Một số HS viết đoạn văn vào bảng nhóm.
+ GV chấm vở. Cho HS nhận xét bài trên bảng nhóm.
*Hỗ trợ: GV đọc đoạn văn mẫu cho HS học tập:
 Mỗi chiều, em ngồi trên thảm cỏ ven sông để hóng gió. Con sông hệt như một con rắn khổng lồ, xám đục màu phù sa. Buổi sángdòng sông thong dong sưởi nắng ấm. Đến trưa sông cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi. Chiều lộng gió, sông cuộn mình hối hả, cuốn phăng từng mảng lục bình, nâng các ghe xuồng lướt phăng theo chiều gió. Bao đời nay, tính tình của sông vẫn như thế. Nhởn nha vào sáng sớm, lười nhác lúc ban trưa và hấp tấp, hối hả khi xế chiều. 
HĐ 3: Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài.
Dặn HS về .
Một số HS đọc dàn ý tả cảch sông nước tiết trước.
- HS theo dõi.
* HS học tập theo nhóm CT.
 - HS đọc thầm yêu cầu đề bài. 
- Đọc các gợi ý trong sgk.
- HS viết đoạn văn vào vở nối tiếp đọc đoạn văn trước lớp. Nhận xét, chữa, bổ sung đoạn văn trên bảng nhóm.
- Nhận xét đoạn văn mẫu.
- Nhắc lại cách viết đoạnvăn trong bài văn tả cảnh.
......
Địa lý
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp HS: Xác định và mô tả được vị trí nước ta

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_t.doc