Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016

Tiết 4: Khoa học (5B)

 BÀI 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO

I. Yêu cầu

HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh bệnh viêm não

II. Chuẩn bị

Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31

III. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định - Hát

2. Bài cũ: “Phòng bệnh sốt xuất huyết” - HS trả lời câu hỏi

- Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? + Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành.

GV nhận xét.

3. Bài mới

* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp:

+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi -HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.

 GV nhận xét chốt lại đáp án: 1 – c; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a -HS trình bày kết quả :

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:

+Chỉ và nói về nội dung của từng hình

+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não -HS trình bày

-H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)

-H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não

-H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà

-H4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung gian truyền bệnh. Bệnh có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2 , 3, 4 trang 29 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
-Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nam đang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
-Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm )
-Hình 4:Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi :
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi, bọ gậy ?
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)
- GV kết luận: Cách phòng bệnh số xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày .
Hoạt động 3: Ghi nhớ kiến thức
Nhiều HS trả lời các câu hỏi
- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?
- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh 
- Cách phòng bệnh tốt nhất?
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...
4. Tổng kết - dặn dò
- Dặn dò: Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh viêm não
- Nhận xét tiết học 
Tiết 2: Kĩ thuật
 Bài: 5 	 NẤU CƠM (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách nấu cơm.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
- Liên hệ giáo dục HS: + Khi nấu cơm bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
 + Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
 - Dụng cụ chuẩn bị nấu cơm.
 - Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định:
2-Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau:
 + Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
 + Khi tham gia giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào?
- Nhận xét.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng.
b-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
- Yêu cầu HS nêu cách nấu cơm ở gia đình mình.
- Tóm tắt các ý trả lời của HS.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
+ Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 kết hợp với quan sát H1, 2, 3 SGK và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình hoàn thành phiếu học tập. 
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Yêu HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Liên hệ giáo dục HS: + Khi nấu cơm bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
 + Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
4-Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm vàđọc trước bài “Nấu cơm (Tiết 2)”và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc rau ở gia đình.
- 3 HS trả lời câu hỏi của GV nêu ra.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- HS chia nhóm, cùng nhau trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- 1– 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
- Vài HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
Tiết 3: Địa lí
	Bài: 7 ÔN TẬP
I.Mục tiêu:	Học xong bài này, HS biết:
Xác định và mô tả được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ.
Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
Nêu tên và chỉ được vị trí của một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
-Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
-Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
-GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: .
b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
-GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, GV gọi HS mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV chốt lại.
c.Hoạt động 2: GV tổ chức trò chơi “Đôí đáp nhanh”.
-GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi như SGV/94.
-GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể: tổng số điểm của nhóm nào cao hơn là nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét chung.
d.Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
-GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu hai trong SGK.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng
e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-Yêu cầu HS về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học.
-GV nhận xét tiết học.
-HS nhắc lại đề.
-HS làm việc trên bản đồ.
-HS tham gia trò chơi.
-HS làm việc theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
BÀI 13: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
(Đã soạn Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
Bài 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
 + Biết lý do tổ chức hội nghị thành lập Đảng : thống nhất ba tổ chức Cộng sản.
 + Hội nghị ngày 3 – 2 – 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản và đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
 + Nêu những điều em biết về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành? 
+ Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
 - GV giới thiệu: ngày 3-2-1930 chính là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm.
- GV giới thiệu: sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghiã Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghiã Mác-Lênin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.
- GV nêu yêu cầu: thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
 + Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mạng Việt Nam?
 + Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
 + Ai có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành 1 tổ chức duy nhất? Vì sao? 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của mình trước lớp.
- GV nêu nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV kết luận: cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Thế nhưng để 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng cách mạng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất 3 tổ chức thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm được điều đó và lúc đó chỉ có Người mới làm được 
Hoat động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm hiểu những nét cơ bản về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo các câu gợi ý sau:
 + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
 + Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?
 + Nêu kết quả của hội nghị
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- 1 HS khác trình bày lại về hội nghị thành lập Đảng. 
- GV hỏi: tại sao chúng ta tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật?
- GV nêu: để tổ chức được hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn ngàn khó khăn nguy hiểm, cuối cùng hội nghị đã thành công. Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của việc thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất ở nước ta.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV yêu cầu HS liên hệ: kể việc gia đình, địa phương em làm gì để kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và tìm hiểu về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 
- 3 HS lên bảng và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- HS nêu theo hiểu biết.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp, nêu ý kiến:
+ Nếu để lâu, sẽ làm lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt được thắng lợi.
+ Để tăng thêm sức mạnh của cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản.... 
+ Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được điều này vì người là 1 chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế.
- 3 HS lần lượt nêu ý kiến, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS chia thành các nhóm 4 HS, cùng đọc SGK, trao đổi và rút ra những nét chính ghi vào phiếu:
+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930, tại Hồng Kông. 
+ Hội nghị làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 
+ Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. 
- 1 nhóm HS trình bày những nét cơ bản của hội nghị, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 HS trình bày, lớp theo dõi.
- HS: vì thực dân Pháp luôn tìm cách dập tắt các phong trào cách mạng Việt Nam. 
- 3 HS nêu trước lớp. 
Tiết 4: Khoa học (5B)
	BÀI 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. Yêu cầu
HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh bệnh viêm não 
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát 
2. Bài cũ: “Phòng bệnh sốt xuất huyết” 
- HS trả lời câu hỏi
- Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? 
+ Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành. 
GV nhận xét. 
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: 
+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi
 -HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng 
+ Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Ÿ GV nhận xét chốt lại đáp án: 1 – c; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a
 -HS trình bày kết quả :
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não 
-HS trình bày
-H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
-H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não 
-H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà
-H4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi :
+Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Lớp bổ sung
* GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đọc mục bạn cần biết 
3. Tổng kết - dặn dò
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A” 
- Nhận xét tiết học 
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật 
 Bài: 5 	 NẤU CƠM (tiết 1)
(Đã soạn Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 2: Ôn Toán
Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : 
- Giải thành thạo 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ (có mở rộng)
- Nhớ lại dạng toán trung bình cộng, biết tính trung bình cộng của nhiều số, giải toán có liên quan đến trung bình cộng. 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nhắc lại 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ, dạng toán trung bình cộng đã học.
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau 
a) 14, 21, 37, 43, 55	b) 
Bài 2: Trung bình cộng tuổi của chị và em là 8 tuổi. Tuổi em là 6 tuổi. Tính tuổi chị .
Bài 3: Một đội có 6 chiếc xe, mỗi xe đi 50 km thì chi phí hết 1 200 000 đồng. Nếu đội đó có 10 cái xe, mỗi xe đi 100 km thì chi phí hết bao nhiêu tiền ?
Bài 4: (HScó năng lực)
 Hai người thợ nhận được 213000 đồng tiền công. Người thứ nhất làm trong 4 ngày mỗi ngày làm 9 giờ, người thứ 2 làm trong 5 ngày, mỗi ngày làm 7 giờ. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu tiền công ?
- Đây là bài toán liên quan đến tỷ lệ dạng một song mức độ khó hơn SGK nên giáo viên cần giảng kỹ cho HS 
- Hướng dẫn các cách giải khác nhau và cách trình bày lời giải.
 4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Lời giải :
a) Trung bình cộng của 5 số trên là :
 (14 + 21 + 37 + 43 + 55) : 5 = 34
b) Trung bình cộng của 3 phân số trên là :
 () : 3 = 
 Đáp số : 34 ; 
Lời giải :
 Tổng số tuổi của hai chị em là :
 8 2 = 16 (tuổi)
 Chị có số tuổi là :
 16 – 6 = 10 (tuổi)
	Đáp số : 10 tuổi.
Lời giải :
 6 xe đi được số km là :
 50 6 = 300 (km)
 10 xe đi được số km là :
 100 10 = 1000 (km)
 1km dùng hết số tiền là :
 1 200 000 : 300 = 4 000 (đồng) 
 1000km dùng hết số tiền là : 
 4000 1000 = 4 000 000 (đồng)
 Đáp số : 4 000 000 (đồng)
Lời giải :
Người thứ nhất làm được số giờ là :
 9 4 = 36 (giờ)
Người thứ hai làm được số giờ là :
 7 5 = 35 (giờ)
Tổng số giờ hai người làm là :
 36 + 35 = 71 (giờ)
Người thứ nhất nhận được số tiền công là :
 213 000 : 71 36 = 108 000 (đồng)
Người thứ hai nhận được số tiền công là :
 123 000 – 108 000 = 105 000 (đồng)
 Đáp số : 108 000 (đồng)
 105 000 (đồng)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KẾT BẠN CÙNG TIẾN
1- Mục tiêu hoạt động
Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến” giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp,ở trường.
2- Quy mô hoạt động. 
Tổ chức theo quy mô lớp. 
3- Tài liệu và phương tiện 
Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet 
4- Các bước tiến hành. 
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước một tuần, GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc kết “Đôi bạn cùng tiến” (Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những niềm vui, những khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt ở lớp, ở trường, ở nhà )
- Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến” tổ chức vào buổi sinh hoạt lớp sắp tới. 
+ Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet 
+ Chọn bạn kết đôi với mình
+ Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học này và trình bày trên giấy HS, có trang trí đẹp.
Bước 2: Ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình 
- Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ của mình. 
- MC mời các bạn trong lớp kể những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” đã sưu tầm. 
Bước 3: Nhận xét - đánh giá 
GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”. CHúc các đôi bạn trong lớp đạt chỉ tiêu phấn đấu mình đã đặt ra. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ Tư ngày 21 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
	Bài: 7 ÔN TẬP
(Đã soạn Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 4: Lịch Sử
Bài 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
(Đã soạn Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
Bài:4 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
- Biết tự hào truyền thống gia đình, dòng họ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Tranh trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
- Hát 
2.Kiểm tra:
- Nêu những việc em đã làm để vượt qua khó khăn của bản thân. 
- 2 HS nêu.
- Những việc đã làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn (gia đình, học tập...) 
- Lớp nhận xét 
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Phân tích truyện “Thăm mộ”
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu truyện “Thăm mộ”.
Cách tiến hành:
- Hoạt động nhóm
- Nêu yêu cầu:
- Thảo luận nhóm 4
+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? 
- Ra thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng. Làm sạch cỏ và thắp hương trên mộ ông. 
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? 
- Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà, cha mẹ. 
+ Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
- Học sinh trả lời 
® Giáo viên chốt: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 
Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là biết ơn tổ tiên.
Cách tiến hành:
- Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. 
- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do. 
Þ Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc a , c , d , đ
- Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Em đã làm được những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào? 
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân 
- Trao đổi trong nhóm (nhóm đôi) 
- Một số học sinh trình bày trước lớp. 
- Nhận xét tiết học
Dặn dò: 
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. 
Tiết 2: Lịch sử
Bài 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
(Đã soạn Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KẾT BẠN CÙNG TIẾN
(Đã soạn Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 )
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
( Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường )
Tiết 2: Kỹ thuật 
 Bài: 5 	 NẤU CƠM (tiết 1)
(Đã soạn Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 3: Địa lí 	
	Bài: 7 ÔN TẬP
(Đã soạn Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 4: Khoa học
BÀI 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
(Đã soạn Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 2C
Tiết 1+2: Ôn Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC BÀI: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu
 - Đọc trơn toàn bài. 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
II. Đồ dùng dạy – học
 SGK
III. Hoạt động dạy – học 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc bài : Người mẹ hiền 
GV nhận xét.
3. Bài ôn
GV đọc diễn cảm một lần
- Cho HS đọc từng câu 
- Cho HS nối tiếp đọc từng đoạn
- Thi đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm
GV nhận xét.
- Thi đọc cả bài
GV nhận xét.
- Thi đọc phân vai
- Cả lớp đồng thanh
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài 
hát
- 1 HS đọc bài
- HS lắng nghe
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu
- HS đọc đoạn 
- HS đọc đoạn trong nhóm
HS nhận xét
- Các nhóm thi đọc 
HS nhận xét
- HS thi đọc cả bài
HS nhận xét
 - Mỗi nhóm 5HS
HS bình chọn nhóm đọc hay nhất 
- Cả lớp đọc bài
Tiết 3: Ôn Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu 
- Biết thực hiện phép tính dạng 26 + 5
- Củng cố về giải bai to

File đính kèm:

  • doctuần 7.doc
Giáo án liên quan