Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc

I.MỤC TIÊU:

- Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt qua khó khăn.

* HTVLTTGĐĐHCM: Rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.

* KNS: Đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập.

II.CHUẨN BỊ: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó.

III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

1.Nội dung: Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí ; Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống ; Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội ; Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt qua khó khăn.

2.Phương pháp: Trực quan, kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.

 3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đỏ vàng, thường nghèo mùn ; phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:
+ Rừng rậm nhiệt nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít ; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi ; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, rùng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ.
* HS(HTT): Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
* GDBVMT: Chúng ta cần phải bảo vệ, trồng cây, không chặt phá rừng bừa bãi.
* SDNLTK&HQ: Một số biện pháp bảo vệ rừng.
* GDBĐKH: Con người tạo ra CO2 bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch, thay đổi sử dụng đất (như khai hoang đất rừng cho hoạt động nông nghiệp và phá rừng)
- Ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây góp phần phủ xanh đồi trọc.
II.CHUẨN BỊ: Bản đồ địa lí TN VN.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết các loại đất chính ở nước ta : đất phù sa và đất phe-ra-lít ; Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít ; Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn ; Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít ; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi ; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, rùng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển ; Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ. 
	2.Phương pháp: Trưc quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía:
- Vai trò của biển đối với nước ta là:
-Nhận xét.
a.Bắc, đông và nam
b.Đông, nam và đông nam.
c.Đông, nam và tây nam.
d.Đông, nam và tây.
a. Điều hòa khí hậu.
b. Tạo ra nhiều nơi du lịch nghỉ mát.
c. Cung cấp tài nguyên.
d. Tạo điều kiện phát triển giao thông biển.
e. Tất cả các ý trên.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Muốn biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta
- YCHS đọc SGK, thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bảng sau: kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên VN.
- GV: Đất là tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng phải đi đôi với cải tạo.
+ Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương em?
* Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.
Hoạt động 2: Rừng ở nước ta
- YCHS quan sát hình 1,2,3 đọc SGK thảo luận nhóm 4 hoàn thành bảng sau: chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ.
* Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý rừng rậm nhiệt đới.rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung nhiều ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thấy ở ven biển.
Hoạt động 3: Vai trò của rừng.
- Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người? 
- Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân phải làm gì? 
- Nơi em ở cần làm gì để bảo vệ rừng? 
* Kết luận: Rừng có vai trò to lớn đối với đời sống và sản xuất.Chúng ta cần phải bảo vệ, trồng cây, không chặt phá rừng bừa bãi.
* GDBVMT: Chúng ta cần phải bảo vệ, trồng cây, không chặt phá rừng bừa bãi.
* SDNLTK&HQ: Một số biện pháp bảo vệ rừng.
* GDBĐKH: Con người tạo ra CO2 bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch, thay đổi sử dụng đất (như khai hoang đất rừng cho hoạt động nông nghiệp và phá rừng).
- Ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây góp phần phủ xanh đồi trọc.
- YCHS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe. 
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm cặp.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, tháo chua, rửa mặn.
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột.
- Phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí 
- Trồng cây, không chặt phá rừng bừa bãi,..
- HS đọc. (CHT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập.
Tên loại đất (rừng)
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Phe- ra- lít 
Vùng đồi núi
Màu đỏ hoặc màu vàng. Thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba-dan thì tơi xốp và phì nhiêu.
Phù sa 
Ở đồng bằng
Rất màu mỡ do sông ngòi bồi đắp.
Rừng rậm nhiệt đới
Đồi núi 
Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, tầng thấp.
Rừng rậm ngập mặn
Nơi đất thấp ven biển có thuỷ triều lên hằng ngày
Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt.
Cây mọc lên mặt nước.
*****************************
Thứ tư, ngày 02 tháng 10 năm 2019
Tiết 28: Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Biết:
	- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
- Làm bài 1a,b, bài 2, 3.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích ; Giải các bài toán có liên quan đến diện tích ; Làm bài 1a, b, 2, 3.
	2.Phương pháp: Luyện tập, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS điền Đ,S vào ô trống
- YCHS sửa bài 4/VBT
- Nhận xét.
a. 85km < 850 ha S
b. 51 ha > 60 000 m Đ
c. dm 7 cm = 4 dm S
Diện tích hồ Ba Bể hơn diện tích Hồ Tây là:
 670 – 440 = 230 (ha)
Đáp số: 230 ha.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em cùng làm một số bài toán với các số đo diện tích.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bảng con.
- Nhận xét.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài tập.
- Gợi ý: Đổi đơn vị rồi so sánh hai số đo.
- YCHS làm bài cá nhân.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- YCHS đọc.
- YCHS Tóm tắt, làm bài.
Tóm tắt:
Chiều dài : 6 m
Chiều rộng: 4 m 
1 m2 : 280 000 đồng
 đồng?
- Nghe.
- HS nêu.
- HS làm bảng con.
a) 5ha = 50 000 m2 b) 400 dm2 = 4 m2
 2 km2 = 2 000 000 m2 1500 dm2 = 15 m2
 70 000cm2 = 7 m2
- HS đọc.
- HS làm cá nhân.
- KQ:
 + 2 m2 9 dm2 > 29 dm2
 + 790 ha < 79 km2
 + 8 dm2 5 cm2 < 810 cm2
 + 4 cm2 5 mm2 = 4 cm2
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài cá nhân.
 Bài giải
 Diện tích của căn phòng là:
 6 x 4 = 24 (m2)
Tiền mua gỗ để lát nền phòng hết là:
280 000 x 24 = 6 720 000 (đồng)
Đáp số: 6 720 000 đồng
C.Củng cố-dặn dò:
- YC 2HS thi đua: 8m2 26 dm2 =........ m2
 20m2 4 dm2 = ..... m2
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập chung.
- 2HS thi đua.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************
Tiết 12: Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn ; Hiểu nội dung: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi1, 2, 3).
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Nhận xét.
- Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu ; bị tra lương thấp ; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.
- Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Truyện vui Tác phẩm của Si-le và tên phát xít sẽ cho các em thấy một tên sĩ quan phát xít hống hách đã bị một cụ già thông minh, hóm hỉnh, dạy cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay như thế nào?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- YCHS đọc bài. 
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
.L1: Kết hợp luyện phát âm: Si-le, Hít-le, Vin-hem Ten, Oóc-lê-ăng
.L2: Giải nghĩa từ ở phần chú giải.
- Bài văn đọc với giọng như thế nào? 
- YCHS đọc nhóm 3.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng điềm đạm, rõ ràng, to, nhấn giọng: bước vào, hô to, ngẩng đầu, lạnh lùng, lừ mắt, quốc tế, ngây mặt, những tên cướp
b)Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- YCHS đọc thầm, trả lời câu hỏi. 
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
+ Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lời tên sĩ quan bằng tiếng Đức? 
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào? 
* Rút từ: Nhà văn Quốc tế.
+ Lời giải đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với tên phát xít Đức và tiếng Đức như thế nào? 
* Rút từ: Bọn phát xít.
+ Hãy nêu nội dung của câu chuyện? 
- Nghe.
- HS đọc. (HTT)
- 3HS nối tiếp nhau đọc (2 lượt)
 + Đ 1: Từ đầu . chào ngài.
 + Đ 2: TT .. điềm đạm trả lời.
 + Đ 3: Phần còn lại.
- HS đọc. (CHT)
- 1HS đọc chú giải SGK. (CHT)
- Đọc với giọng kể tự nhiên, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- Nghe.
- HS thực hiện.
- Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu giơ thẳng tay hô to ”Hít-le muôn năm!”
- Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức.
- Vì cụ tế nhị bộc lộ thái độ bất bình với lời chào hống hách của hắn.
- Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn Quốc tế.
- Cách nói ngụ ý rất tế nhị mà sâu cay này khiến tên sĩ quan Đức bị bẽ mặt, rất tức tối mà không làm gì được.
- Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
- Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- YCHS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, tìm từng giọng đọc cho từng nhân vật.
- HDHS luyện đọc đoạn 3.
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét.
- 3HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
+ Cụ già điềm đạm thông minh, hóm hỉnh.
+ Phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghịch.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
C.Củng cố-dạên dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Những người bạn tốt.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************
Tiết 6: Kể chuyện Giảm tải
Đổi lại: Ôn tập viết chính tả
Bài: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ / Soạn tuần 4
Chính tả (Nghe-viết)
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I.MỤC TIÊU:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có iê, ia (BT 2, 3).
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, kẻ sẵn mô hình cấu tạo tiếng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS viết bảng con: gửi, hoàn cầu, kiến thiết. 
- GV nhận xét, kết luận.
- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét bổ sung.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta ôn tập tiết chính tả bài “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” và về quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
2.Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc toàn bài CT một lượt.
- Vì sao Phrăng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta? 
- Chi tiết cho thấy Phrăng Đơ Bô-en rất trung thành với quân đội ta? 
- Vì sao đoạn văn có tên “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”?
- Hãy nêu những danh từ riêng có trong bài? 
- HDHS viết chữ khó: xâm lược, phục kích, khuất phục, chính nghĩa.
- GV giải thích từ khó: 
+ Xâm lược: Xâm chiếm lãnh thổ, cướp đoạt chủ quyền của nước khác bằng vũ lực hoặc các thủ đoạn chính trị kinh tế.
+ Phục kích: Bí mật bố trí lực lượng chờ sẵn để đánh úp khi đối phương đi ngang qua.
+ Khuất phục: Làm cho phải tuân theo một thế lực nào đó.
+ Chính nghĩa: Điều chính đáng cao cả hợp lí.
- YC 1HS đọc lại từ khó. 
- Khi viết bài này cần chú ý điều gì? 
- GV đọc cho HS viết CT.
- GV đọc lại bài viết cho HS soát lỗi.
- GV nhận xét (5-7 vở).
3.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: 
- YCHS đọc YC của BT.
- Gợi ý: Ghi vần của tiếng nghĩa, chiến vào mô hình và chỉ ra sự giống và khác nhau của hai tiếng.
- YC 2HS làm việc trên phiếu, cả lớp làm vào nháp.
+ 2HS làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
+ HS sửa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
- YCHS đọc yc. 
+ GV giao việc: YCHS QS mô hình và nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng nghĩa, chiến.
- YCHS suy nghĩ làm bài và nối tiếp nhau trả lời.
- Lắng nghe. 
- HS vừa nghe,vừa theo dõi bài CT trong SGK và đọc thầm bài chính tả.
- Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.
- Bị địch bắt, bị dụ dỗ tra khảo nhưng ông vẫn không khai.
- Vì ông là người Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân yêu mến gọi anh là anh bộ đội Cụ Hồ. - Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng, Việt Nam, Pháp, Bỉ.
- HS viết bảng con.
- 1HS đọc. (CHT)
- Tên riêng là tên nước ngoài, cách viết năm là viết bằng số chứ không phải bằng chữ 
- HS viết CT.
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS đổi chéo, kiểm tra cho nhau. 
- HS đọc to lại BT.
- HS làm bài.
 Tiếng 
Âm đầu 
 Vần 
â.đệm
â.chính
â.cuối
Nghĩa
 Ngh
 ia
Chiến
 Ch
 iế
 n
.Sự giống nhau giữa hai tiếng là âm chính của mỗi tiếng đều là nguyên âm đôi ia, iê.
.Sự khác nhau là: Tiếng nghĩa không có âm cuối, tiếng chiến có âm cuối.
- HS đọc yêu cầu của BT. (CHT)
- HS làm bài (Một số HS phát biểu lớp nhận xét, bổ sung).
.Trong tiếng nghĩa không có âm cuối nên dấu thanh ghi trên chữ cái đầu đứng trước của nguyên âm đôi.
.Trong tiếng chiến có âm cuối nên dấu thanh nằm ở chữ cái đứng sau của nguyên âm đôi.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
*****************************
GDNGLL
CHỦ ĐỀ THÁNG 10: 
VÒNG TAY BẠN BÈ
TUẦN 6 - HOẠT ĐỘNG 2: TIỂU PHẨM “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU”
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
-	HS hiểu: Giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
-	Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-	Kịch bản: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
-	Đạo cụ: Mũ, áo cho các vai Dế Mèn, nhà trò, Nhện chúa.
IV\.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
GV phổ biến kịch bản tiểu phẩm cho đội kịch của lớp.
2.Trình diễn tiểu phẩm:
3.Thảo luận lớp sau khi xem tiểu phẩm:
a.Vì sao chị Nhà Trò lại run rẩy, sợ hãi?
b.Nghe chuyện, anh Dế Mèn có thái độ gì?
c.Vì sao, có lúc anh Dế Mèn hơi do dự?
d.Hành động của Dế Mèn như thế nào trước bọn Nhện độc hung hãn?
e.Em có suy nghĩ gì trước việc làm của anh Dế Mèn?
4.Nhận xét-đánh giá: 
- Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất.
- GV kết luận, căn dặn HS hãy học tập tấm gương dũng cảm của anh Dế Mèn.
*****************************
Thứ năm, ngày 03 tháng 10 năm 2019
Tiết 29: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích. Làm bài 1, 2.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết tính diện tích các hình đã học ; Giải các bài toán liên quan đến diện tích ; Làm bài 1, 2.
2.Phương pháp: Luyện tập, giảng giải, hỏi đáp, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Diện tích khu đất hình chữ nhật có chiều dài 300m, chiều rộng 100m là:
- YCHS đổi: 5 km2 = .... ha 
 12ha = .... m2
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
A. 3ha B. 30ha
C. 300ha D. 3000ha
 - HS thực hiện: 5 km2 = 500 ha 
 12ha = 120 000 m2
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ôn lại công thức, cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông qua tiết “Luyện tập chung”.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng chúng ta làm như thế nào?
- Muốn tính diện tích viên gạch ta làm như thế nào?
- Muốn tính diện tích căn phòng ta làm như thế nào?
Số viên gạch = S.Nền phòng : S.Viên gạch
Tóm tắt:
1 viên gạch, cạnh 30 cm, DT:.cm2?=.m2?
Chiều dài : 9 m
Chiều rộng: 6 m
Diện tích :m2
Cần :viên gạch?
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài tập.
- YCHS làm bài.
- Bài toán thuộc dạng nào?
Tóm tắt: 80 m 
a) Chiều dài : 
 Chiều rộng: 
 m ?
 Diện tích :..m2?
b)100 m2 : 50 kg
 .m2 :.kg ?
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- Hướng dẫn:
+ Tìm CD,CR thật của mảnh đất (đổi ra m)
+ Tìm DT mảnh đất (m2)
Bài 4: (Nếu còn thời gian) 
Hướng dẫn:
+ Tình diện tích miếng bìa.
+ Lựa chọn phương án và khoanh câu trả lời.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài.
- Lát 1 căn phòng HCN, lót gạch men hình vuông có cạnh 30 cm, CR: 6 cm, CD: 9 cm.
- Cần bao nhiêu viên gạch để lót kín nền căn phòng.
- DT viên gạch, DT căn phòng. 
- 30 x 30
- D x R
 Bài giải
Diện tích của một viên gạch là:
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng là: 
6 x 9 = 54 (m2) = 540 000 cm2
Số viện gạch cần để lát kín nền căn phòng là:
540 000 : 900 = 600 (viên gạch)
Đáp số: 600 viên gạch.
- HS đọc. (CHT)
- HS thực hiện.
- Phần a: Giải bằng cách “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Phần b: Giải bằng cách “Tìm tỉ số”.
 Bài giải
a) Chiều rộng thửa ruộng là:
 80 : 2 x 1 = 40 (m)
 Diện tích của thửa ruộng là:
 80 x 40 = 3 200 (m2)
b) 3 200 m2 gấp 100 m2 số lần là: 
 3 200 : 100 = 32 ( lần)
 Số kg thóc thu được từ thửa ruộng đó là: 
 50 x 32 = 1 600 (kg) = 16 tạ
 Đáp số: a) 3 200 m2 b) 16 tạ.
- HS tính.
 Bài giải
Chiều dài của mảnh đất là:
5 x 1 000 = 5 000 (cm) = 50 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là:
3 x 1 000 = 3 000 (cm) = 30 (m)
Diện tích của mảnh đất là:
50 x 30 = 1 500 (m2)
Đáp số: 1 500 m2
- Khoanh vào C
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập chung.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************
Tiết 12: Luyện từ và câu
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ (Giảm tải)
Đổi lại:Ôn tập Từ đồng âm/ soạn tuần 5
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.(ND Ghi nhớ)
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
* HS(HTT) làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II.CHUẨN BỊ: Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động,có tên gọi giống nhau.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: Không kiểm tra.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Các em đã được học về từ trái nghĩa ở những tiết LTVC trước.bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ đồng âm, biết nhận diện một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
2.Phần nhận xét:
- YC 1HS đọc đề bài. 
- Ghi bảng: - Ông ngồi câu cá.
 - Đoạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2019_2020_nguyen_phu_q.doc
Giáo án liên quan