Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU:

Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:

- Xác định khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc.

* Các KNS cơ bản được giáo dục :

 - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng

 - Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: SGK

2.GV:

-Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc

- Hình trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 2: Xếp các từ có tiếng”hợp”thành hai nhóm a và b.
- Hướng dẫn tương tự BT1.
- Làm bài.
* Lời giải đúng:
a)”Hợp”có nghĩa là”gộp lại thành lớn hơn”: hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b)”Hợp”có nghĩa là”đúng với yêu cầu, đòi hỏi,  nào đó”: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp.
Bài 3: Đặt một câu với một từ ở BT1 và 1 câu với một từ ở BT2.
- Nêu yêu cầu BT3.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh tự đặt câu sau đó nêu miệng câu mình đặt được.
- Đặt câu, nêu miệng.
VD: Nhân dân ta luôn chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước. 
Bác ấy là chiến hữu của bố em. 
Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.
Loại thuốc này thật hữu hiệu.
Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc.
Ba tổ chức riêng rẽ giờ đã hợp nhất.
Bố luôn giải quyết công việc hợp tình, hợp lý.
Quyết định này rất hợp pháp.
- Nhận xét câu học sinh đặt, ghi 1 số câu đúng và hay ở bảng lớp.
- Lắng nghe.
4. Củng cố:
-Qua bài các em đã biết kiến thức gì?
-HS nêu.
5. Dặn dò:
-GV nhận xét, 
 - Về nhà học thuộc 3 câu thành ngữ BT4.
- Chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe.
Tiết 4
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu về các anh hùng danh nhân của đất nước 
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định tổ chức: 
- HS hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS (TB) kể chuyện về anh Lý Tự Trọng
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện về anh Lý Tự Trọng. 
- GV nhận xét
- HS lắng nghe. 
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học baì: “Kể chuyện đã được nghe đã đọc”
- HS nhắc nối tiếp tên bài. 
b. Dạy nội dung: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
- Hoạt động lớp
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân ở nước ta. 
- 2 học sinh lần lượt đọc đề bài. 
- Học sinh phân tích đề. 
- Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, anh hùng danh nhân của nước ta. 
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ danh nhân 
- HS (K)Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi muôn đời ghi nhớ. 
- 1, 2 học sinh đọc đề bài và gợi ý. 
- Lần lượt học sinh nêu tên câu chuyện em đã chọn. 
- Dự kiến: bác sĩ Tôn Thất Tùng, Lương Thế Vinh. 
GV - Danh nhân có thể là Bác Hồ (câu chuyện trong màn kịch Người công dân số 1)
- HS lắng ngghe. 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Học sinh kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. 
- Học sinh giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn. 
- Khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK
- 2, 3 học sinh khá giỏi giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn, nêu tên câu chuyện nhân vật - kể diễn biến một hai câu. 
- Học sinh làm việc theo nhóm. 
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. 
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình. 
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm kể câu chuyện. 
Ÿ GV nhận xét
- Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
4. Củng cố - Dặn dò 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Nhắc lại một số câu chuyện. 
- HS nhắc lại. 
- GV nhận xét, dặn HS về nhà học bài. 
- HS lắng nghe. 
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017
BUỔI SÁNG
Tiết 1
TẬP ĐỌC
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên ngưởi nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Học sinh: SGK 
 2.GV: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc nối tiếp bài: “sự sụp đổ của chế độ a – pác – thai”; trả lời câu hỏi về bài đọc.
+ Dưới chế độ a pác thai người dân da đen bị đối xử như thế nào? 
+ Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a pác thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? 
-HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi như YC của GV.
-GV nhận xét
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, 
Hôm nay các em học bài: “Tác phẩm của si-le và tên phát xít”
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Luyện đọc:
-Gọi HS đọc cả bài.
-Một HS đọc cả bài, lớp đọc thàm theo.
-Bài có thể chia thành mấy đoạn?
-HS nhận biết 3 đoạn trong bài:
+Đ1: Từ đầu đến....chào ngài.
+Đ2: tiếp theo....đến điềm đạm trả lời.
+Đ3: Còn lại.
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV đưa từ khó đọc:Si – le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xi-na, I-ta-li-a, Oóc-lê-ăng, ...
-HS theo dõi.
-GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
-HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh.
-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc.
-HS nhận xét.
-YC HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-GV đưa câu khó, HD HS đọc:
Có chứ.// Si-le đã dành cho các ngài vở/”Những tên cướp”.
-HS theo dõi.
-GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
-HS đọc câu khó.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Một HS đọc.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS.
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu cả bài, chú ý giọng đọc: giọng kể tự nhiên, nhẹ nhàng, pha chút châm biếm; đọc đúng tính cách của nhân vật: cụ già điềm đạm thông minh hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hỉnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch.
-HS lắng nghe.
*Tìm hiểu bài:
-YC HS đọc thầm trả lời các câu hỏi SGK.
-HS đọc thầm toàn bài.
- Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? Tên phát xít nói gì với những người trên tàu? 
-Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp, trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Tên phát xít bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: Hít –le muôn năm!
- Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
Vì cụ già người Pháp đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng. Hắn càng bực tức khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức một cách thành thạo đến nỗi đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không thèm đáp lời hắn bằng tiếng Đức.
+ Vì sao ông cụ không đáp lời tên sĩ quan người Pháp bằng tiếng Đức? 
Vì cụ tế nhị bộc lộ chế độ bất bình với lời chào hống hách của hắn. 
- Nhà văn Đức Si – le được ông cụ đánh giá như thế nào?
-Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược 
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét những tên Phát xít Đức xâm lược.
* Tiểu kết: Cụ già người Pháp biết rất nhiều tác phẩm của nhà văn Đức Si-le nên mượn ngay tác phẩm của vở kịch: 
“Những tên cướp”để ám chỉ bọn Phát xít Đức xâm lược. Cách nói ngụ ý rất tế nhị mà sâu cay này khiến tên sĩ quan Đức bị bẽ mặt, rất tức tối mà không làm được gì. 
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
-Ý chính: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
-GV nhận xét, chốt từng câu trả lời đúng.
-HS lắng nghe.
* Đọc diễn cảm:
-Gọi học sinh nêu lại giọng đọc
- Nêu lại giọng đọc bài thơ
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
-GV nêu giọng đọc, hướng đẫn HS đọc, đọc mẫu.
-HS lắng nghe.
-YC HS luyện đọc.
-HS đọc.
-Tổ chức HS thi đọc.
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh đọc hay.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố - Dặn dò
-Nêu nội dung chính của bài.
Học sinh nêu 
-GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài ở nhà.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
Tiết 2
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Biết: - Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
* Bài 1 (a, b), bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, Bảng con, 
2.GV: Nội dung bài tập, bảng lớp chép sẵn bài tập 2, Phiếu học tập nội dung BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
-HS nêu.km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2
+ Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? 
+ Khi viết đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị ứng với mấy chữ số? 
-YC HS lên bảng làm:
-	800000 m2 =........ ha
 27000 ha =.........km2
-1HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp:
800000 m2 = 80 ha
27000 ha = 270 km2
-GV nhận xét
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học bài: “Luyện tập” (tr 30)
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Viết các số đo (SGK) dưới dạng số đo có đơn vị là m2
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của BT1
- 1 học sinh nêu yêu cầu
-HD HS làm: 
a)
5 ha = 50000 m2
2 km2 = 2000000 m2
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
YC HS lấy bảng con làm lần lượt 2 ý của câu b.
-HS làm theo YC.
-GV lần lượt nhận xét, kết luận đáp án đúng.
b) 
400 dm2 = 4m2
1500dm2 = 15m2
-HS lắng nghe, sửa sai.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Nêu yêu cầu BT2.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài ở SGK sau đó chữa bài ở bảng.
- Làm bài vào SGK, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
2m2 9dm2 > 29dm2
 8dm2 5cm2 < 810cm2
790 ha < 79km2
 4cm2 5mm2 = 4cm2
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Theo dõi
Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu
-HD HS làm bài.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh làm bài phiếu học tập.
-HS làm bài.
-GV thu bài, chấm 1 số bài làm nhanh.
-Nhận xét đưa đáp án đúng:
Bài giải
Chiều rộng của khu đất đó là:
200 × = 150 (m)
Diện tích khu đất đó là:
200 × 150 = 30000 (m2)
30000m2 = 3 ha
 Đáp số: 30000m2
 3 ha
HS lắng nghe.
4. Củng cố - Dặn dò
-Qua bai củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
-Học sinh nêu: Chuyển đơn vị đo diện tích.
-GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
Tiết 4
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT 
I. MỤC TIÊU:
Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
* Các KNS cơ bản được giáo dục : Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2.GV: Tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định tổ chức:
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc
- Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách
-HS nêu.
-GV nhận xét
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “PHÒNG BỆNH SỐT RÉT”. ghi bảng.
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Yêu cầu học sinh quan sát và đọc lời thoại hình 1, 2 (SGK)
- Quan sát, đọc SGK 
- Trao đổi theo nhóm 2, trả lời các câu hỏi ở SGK
- Thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi
- Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? 
Cách 1 ngày là xuất hiện một cơn sốt Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn 
+ Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ 
+ Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 400C hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ.
+ Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi và bắt đầu hạ sốt.
- Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? 
-Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra.
- Bệnh số rét nguy hiểm như thế nào? 
-Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.
- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
-Do muỗi A – nô-phen mang kí sinh trùng lây truyền từ người bệnh sang người lành.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở SGK
- Quan sát tranh, vài học sinh nêu.
+ Nhóm 1: Muỗi a – nô – phen Thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà? 
-Muỗi a- nô – phen thường ẩn náu ở những chỗ ẩm thấp, tối tăm, bụi rậm... và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ngay trong các mảnh bát. chum, vại, lon sữa bò, ... có chứa nước
Nhóm 2: Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
-Vào buổi tối hoặc vào ban đêm, muỗi thường bay ra để đốt người. 
Nhóm 3: Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 
-Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc diệt muỗi ; tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp. 
Nhóm 4: Bạn có thể làm gì không cho muỗi sinh sản?
-Chôn kín rác thải và dọn sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước thả cá để chúng ăn bọ gậy, ... 
Nhóm 5: Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
-Ngủ màn, mặc quần áo dài tay buổi tối, ... ở một số nơi người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi.
- Nhận xét, chốt lại:, cách phòng bệnh sốt rét.
+ Phun thuốc trừ muỗi
+ Vệ sinh môi trường, nhà ở, diệt bọ gậy
+ Nằm màn, tẩm màn bằng chất phòng muỗi
- Lắng nghe
- Kết luận về HĐ2.
- Lắng nghe.
- Cho học sinh xem tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét.
- Quan sát
- Gọi học sinh đọc: Ghi nhớ (SGK)
- 2 học sinh đọc 
4. Củng cố - Dặn dò
-Nội dung chính của bài là gì?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
-GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
BUỔI CHIỀU
TiÕt 1
ĐỊA LÍ
ĐẤT VÀ RỪNG 
I. MỤC TIÊU
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiết đới và rừng ngập mặn:
+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
* Học sinh khá, giỏi:
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2.GV: -Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
-HS nêu. Nước không bao giờ đóng băng, nước biển lên xuống theo chế độ thuỷ triều.
- Vai trò của biển.
-HS nêu.Biển điều hoà khí hậu làm cho khí hậu nước ta về mùa hè mát mẻ hơn. Biển là đường giao thông quan trọng. Biển cung cấp khí tự nhiên, dầu mỏ, nguyên liệu làm muối, hải sản.. và có nhiều cảnh đẹp, bãi tắm để phát triển du lịch.
-GV nhận xét
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Đất và rừng”
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Đất ở nước ta
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm 2 để kể tên và chỉ vùng phân bố của 2 loại đất chính ở nước ta; hoàn thành bảng ở SGK.
- Làm việc theo nhóm 2.
- Gọi học sinh trình bày.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả trước lớp cho đến kết quả đúng.
GV nói thêm: Đất phe-ra-lít màu đỏ (đát đỏ ba-dan) được hình thành trên đá ba-dan có nhiều ở vùng Tây Nguyên. Đát pe-ra-lit có màu đỏ vàng được hình thành trên đá vôi có nhiều ở vùng núi phía Bắc.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vùng phân bố hai loại đất chính.
- Lên chỉ bản đồ.
- Gọi học sinh nêu 1 số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
- Vài học sinh nêu.
- Nhận xét, sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của học sinh.
- Theo dõi.
- Kết luận: Đất là tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất cần đi với bảo vệ và cải tạo.
- Lắng nghe.
* Rừng ở nước ta:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tương tự HĐ1
- Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh quan sát các loại rừng ở hình 2, 3 (SGK).
- Quan sát.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người?
- Thảo luận, trả lời các câu hỏi:
Rừng cung cấp gỗ, điều hoà khí hậu, là môi trường sống của nhiều loại động, thực vật.
- Nêu 1 số biện pháp để bảo vệ rừng?
-Trồng rừng, không chặt phá rừng, khai thác hợp lý.
- Kết luận về HĐ3.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học 
- 2 học sinh đọc.
4. Củng cố - Dặn dò
-Nêu đặc điểm đất và rừng ở nước ta?
Học sinh nêu 
-GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
Tiết 2
LỊCH SỬ
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 
I. MỤC TIÊU
Biết ngày 05/6/1911, tại bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
* HS khá, giỏi:
Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Học sinh: SGK, ..
 2.GV: Sưu tầm ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ 20
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp?
Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như VN. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản cũng là một nước châu Á cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng chủng tộc da vàng nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp.
+ Phong trào Đông du kết thúc như thế nào? 
Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã câu kết với chính phủ Nhật chống lại phong trào.Năm 1908, chính phủ Nhật trực xuất những người yêu nước VN và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
-GV nhận xét
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học bài: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
1.Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
YC HS đọc thầm từ: “Nguyễn Tất Thành sinh ngày...cứu dân”và trả lời câu hỏi:
HS đọc thầm SGK và trả lời.
+ Em hiểu được gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
-Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An.
-Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc một nhà nho yêu nước, đỗ phó bảng, có làm quan một thời gian, sau đọc chuyển sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của người là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực.
-Nguyễn Tất Thành lớn lên trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
-Bối cảnh đất nước bị giặc Pháp đô hộ, người dân sống trong tủi nhục, lầm than. Nhan dân đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, Giành lại độc lập cho dân tộc.
GV tiểu kết: Sống trong bối cảnh đất nước như vậy, Nguyễn Tất Thành sớm hiểu tình cảnh đất nước và nổi thống khổ của nhân dân nên sớm có ý chí đuổi thực dân Pháp, giả phóng dân tộc.
-HS lắng nghe.
YC HS đọc thầm đoạn: “Nguyễn Tất Thành kham phục...không thể thực hiện được”và trả lời câu hỏi:
HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ nghĩ thế nào về con đường yêu nước của các nhà yêu nước tiền bối? vì sao? 
Nguyễn Tất Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành cách làm của các cụ vì: cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp, cụ Phan Châu Trinh yêu cầu Phấp cho nước ta giàu có văn minh.
-YC HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2017_2018.doc
Giáo án liên quan