Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân
I. MỤC TIÊU: Học sinh:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng (BT1).
- Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng (BT2; BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu kẻ bảng đơn vị đo khối lượng ,bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Bài cũ: - Gọi HS làm BT tiết 21 – Vở BTT
- Nhận xét
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về đo khối lượng qua bài Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng.
ợ, con mà chú lại bảo “cha đi vui”? ? Nêu nội dung đoạn 3? d) Đoạn 4: “Vì lí tưởng cao đẹp, chú Mo-ri-xơn thanh thản ra đi. từ hành động của mình, chú mong muốn điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua phần còn lại của bài”. - Gọi 1 em đọc đoạn 4. ? Chú Mo-ri-xơn tự thiêu ở đâu,vào thời điểm nào ? GV: Lúc này sẽ gây sự chú ý đến đặc biệt cho tất cả mọi người, chú muốn nhiều người biết đến cái chết của chú. ? Giây phút ra đi là lúc chú thấy lòng mình ra sao ? ? Tự đốt thân mình, chú khát khao mong muốn điều gì ? ? Trong đêm tối, ngọn lửa từ tấm thân của chú Mo-ri-xơn nói lên điều gì? GV: Quyết định tự nhiên, chú Mo-ri-xơn mong muốn và tin tưởng ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở VN... Từ đó cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác. Cái chết của chú Mo-ri-xơn là cái chết vô cùng cao đẹp, cái chết ươm mầm cho sự sống hòa bình sau này. ? Nêu nội dung đoạn 4? ? Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? ? Bài thơ ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 1 nhóm đọc toàn bài ? Bài này cần đọc với giọng như thế nào? - GV treo bảng phụ, đọc mẫu đoạn 3; 4. Yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng. - GV hướng dẫn cách đọc vắt dòng, ... - Yêu cầu HS đọc theo nhóm - 1 em đọc - 4 đoạn, tương ứng với 4 khổ thơ - 4 HS đọc - HS tìm: Ê-mi-li, Pô-tô-mác, Lầu Ngũ Giác, Oa-sinh-tơn, ... - 4HS đọc , kết hợp giải nghĩa từ - 4 HS đọc, lớp nhận xét. - HS lắng nghe - 1 em đọc to. cả lớp đọc thầm. - Mong con sau này khôn lớn, con thuộc đường khỏi lạc. - Đây là câu mà chú Mô-ri-xơn như vừa nói với con, vừa nói với chính mình. chú mong con sau này phải nhận ra và đi theo con đường chính nghĩa, không được lạc vào con đường phi nghĩa. - Bé chưa biết gì, rất hồn nhiên, thơ ngây, tíu tít hỏi cha: Đi đâu cha? Xem gì cha? - Đau đớn, xúc động thể hiện ở câu trả lời: Không con ơi! Chỉ có Lầu Ngũ Giác Ý1: Tâm trạng đau đớn của chú Mô-ri-xơn trên đường đi. – 1 em đọc bài - Tội ác bay chồng chất => Tội ác quá lớn; không đo, không đếm được. - B52, napan, hơi độc - SGK - Đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em, giết những đồng xanh, dòng sông, ... - ... hoàn toàn vô tội, đó là những con người lương thiện, những cảnh vật êm ả thanh bình. - Chú lên án cuộc chiến tranh ở VN vì đây là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, phi nghĩa. - Nghệ thuật điệp từ: “Giết”, “chỉ biết”; có tác dụng vạch mặt tội ác của Giôn-xơn, đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn... Ý2: Tố cáo tội ác của chính quyền Giôn-xơn. - Ê-mi-li con ôi! Trời sắp tối rồi, cha không bế con về được nữa. - Ôm lấy mẹ mà hôn (dặn con yêu thương mẹ thay cha). Nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”. - Chú muốn vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú. Vì chú cảm thấy thanh thản khi tự nguyện chọn cái chết vì lí tưởng cao đẹp; khẳng định việc làm của mình là một việc làm đúng đắn. Ý3: Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn. – 1 em đọc Địa điểm: Lầu Ngũ Giác Thời điểm: ban đêm. - Lòng ta sáng nhất. => ánh sáng của niềm tin. - Mong muốn cho ngọn lửa sáng loà sự thật. - Đó là sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Ý4: Mong muốn cao đẹp của chú Mo-ri-xơn. - HS tự nêu ý kiến. VD: - Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa. - Hành động của chú thật cao cả, đáng khâm phục. *. Nội dung: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo-ri-xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. - 1 nhóm đọc, lớp lắng nghe, phát hiện giọng đọc. - HS luyện đọc diễn cảm và thuộc lòng đoạn 3; 4 theo nhóm bàn - 3 HS thi đọc, lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố - tổng kết: Trong cuộc chiến tranh ở VN, quân đội Mĩ đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân trên toàn thế giới và cả chính những công dân Mĩ như anh lính Hơ-bớt, anh Mai-cơn, Tôm-xơn qua câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” mà các em đã biết và cả chú Mo-ri-xơn, trong bài tập đọc hôm nay. Những hành động cao đẹp đó của họ đã giúp cho nhân dân VN có thêm ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. nhân dân VN luôn luôn trân trọng và biết ơn họ. - Dặn dò: Về nhà đọc thuộc hai khổ thơ cuối. Tìm hiểu trước bài : “Sự sụp đổ của chế độ a-pai-thai”. Bổ sung, điều chỉnh: . TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. - Cả lớp làm bài tập 1, 3. HSKG có thể làm thêm các bài còn lại II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Bài cũ: ? Nhắc lại hai bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng - Gọi HS làm BT3 – SGK - Chữa bài, nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: * Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập - Gọi HS đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? ? Em có nhận xét gì về các đơn vị đo trong bài ? - GV hướng dẫn HS làm bài Bài 2: Tóm tắt: Chim sâu: 60g Đà điểu: 120 kg Đà điểu nặng gấp ... lần chim sâu? Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS quan sát hinh vẽ và nêu cách tính - Yêu cầu HS làm bài vào vở, chữa bài (Khuyến khích HS khá giỏi làm thêm BT 4) 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - 1 em đọc 2 tấn: 50 000 cuốn vở 1 tấn 300kg và 2 tấn 700kg: ...cuốn vở? - Số giấy tính bằng 2 đơn vị đo - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm: Bài giải 1tấn 300kg =1300kg 2tấn 700kg = 2700kg Số giấy vụn cả hai liên đội thu được: 1300 + 2700 = 4000 (kg) hay 4 tấn Số vở sản xuất được là: 50 000 ( 4: 2) = 100 000 (cuốn vở) Đáp số: 100 000 cuốn vở Bài giải Đổi: 120 kg = 120 000 g Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là: 120 000 : 60 = 2 000 (lần) Đáp số: 2 000 lần - 1 em đọc. - HS nêu: Tính diện tích hình chữ nhật ABCD, tính diện tích hình vuông CNME. Sau đó cộng hai số đo diện tích này lại thì ra diện tích mảnh đất. - HS làm bài, 1 em làm bảng chữa bài. Bổ sung, điều chỉnh: .KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc đúng với chủ điểm Hòa bình (ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh). - Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập. III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Sách, báo gắn với chủ điểm Hòa bình . IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A. Bài cũ : - Gọi HS kể lại chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” theo lời một nhân vật trong truyện. - GV nhận xét B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Các em sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện đã sưu tầm được về đề tài ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh trong tiết Kể chuyện đã nghe, đã đọc hôm nay. 2. Phát triển bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài - GV ghi đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ quan trọng . - GV lưu ý HS : Để kể chuyện hay, hấp dẫn, các em cần đọc gợi ý 1, 2 trong sgk GV nhắc HS: SGK có một số câu chuyện các em đã học( Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy) về đề tài này, cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK , em mới kể những câu chuyện đó. - Gọi HS đọc gợi ý SGK - Cho HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. HĐ2: Hướng dẩn HS kể chuyện a) Kể chuyện trong nhóm: - GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 4 và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. b) Kể chuyện trước lớp: - GV cho HS thi kể chuyện. - GV nhận xét và khen những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện, trả lời đúng câu hỏi của nhóm bạn đưa ra. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị tiết kể chuyện sau. - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm theo: Đề bài : kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh - 2 HS nối tiếp nhau đọc. - HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể trước lớp. - HS kể theo nhóm và trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể và nêu ý nghĩa của chuyện đồng thời trả lời câu hỏi về câu chuyện do nhóm bạn hỏi, lớp nhận xét, chọn bạn kể chuyện hay nhất. Bổ sung, điều chỉnh: . LỊCH SỬ: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết : - Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp . - Có thái độ kính trọng và ghi nhớ công lao của cụ Phan Bội Châu. - Yêu tổ quốc, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập. III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ thế giới. - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du. - Phiếu học tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: A. Bài cũ: ? Từ cuối thế kỷ XIX, ở VN đã xuất hiện những ngành kinh tế nào? ? Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Tìm hiểu về Phan Bội Châu: * Phương pháp: Động não, đàm thoại - Yêu cầu HS đọc SGK và bằng vốn hiểu biết của mình, hãy trả lời những câu hỏi sau: + Phan Bội Châu sinh và mất năm nào? + Ông quê ở đâu? + Hoàn cảnh gia đình ông như thê nào? + Khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông luôn suy nghĩ điều gì? - GV tổ chức cho HS trình bày, GV trình chiếu kq, mở rộng, bổ sung để HS rõ hơn về Phan Bội Châu. GV: Sớm có lòng yêu nước, ông luôn day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc, HĐ2: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Phong trào Đông du do ai lãnh đạo? ? Mục đích của phong trào này là gì? ? Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp? - Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập sau: Điền vào bảng những sự kiện chính của phong trào Đông du: Thời gian Hoạt động của phong trào Năm 1904 Năm 1905 Năm 1908 Năm 1909 - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV cho HS tìm hiểu thêm về các khái niệm: Hội Duy Tân, Đông du ? Ở Nhật, những thanh niên VN học tập trong điều kiện như thế nào? ? Tại sao trong điều kiện như vậy nhưng họ vẫn hăng say học tập? ? Phong trào có ảnh hưởng như thế nào tới làn sóng cách mạng của nước ta đầu thế kỷ XX? ? Tại sao chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người VN và PBC? GV: Vì thế, phong trào Đông du tan rã. ? Nêu ý nghĩa của phong trào Đông du? GV: Phong trào Đông du diễn ra từ năm 1905 đến năm 1909 do PBC tổ chức. Phong trào nhằm mục đích đào tạo những người yêu nước, có kiến thức về KHKT để về giúp đất nước. Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật để chống phá phong trào. Năm 1908, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước VN ra khỏi Nhật Bản Năm 1909, phong trào Đông du tan rã. 3. Củng cố: ? Nêu những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu? ? Nêu tên một số trường học, đường phố mang tên ông? - Dặn dò, nhận xét tiết học - HS thảo luận nhóm bàn, trả lời các câu hỏi: + Ông sinh năm 1867, mất năm 1940 + Ông quê ở xã Xuân Hòa – Nam Đàn – Nghệ An. + Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, ông là người thông minh, học giỏi. + Ông là người có chí đánh đuổi thực dân Pháp. HS ghi bài: Phan Bội Châu sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn – Nghệ An. Ông là người có chí đánh đuổi thực dân Pháp. - HS đọc và trả lời: + Do Phan Bội Châu lãnh đạo. + Nhằm đào tạo những người yêu nước, có kiến thức về KHKT được học ở Nhật Bản để đưa họ về giúp ích cho đất nước. + Vì Nhật Bản là một nước châu Á, cùng chung màu da và có nền văn hóa gần giống VN. Trước đây, Nhật Bản cũng là một nước phong kiến lạc hậu như VN, do tiến hành cải cách nên trở thành nước cường thịnh, hy vọng Nhật sẽ giúp đỡ để đánh Pháp - HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập, 1 nhóm làm bảng nhóm: Thời gian Hoạt động của phong trào Năm 1904 Lập Hội Duy Tân Năm 1905 PBC vận động thanh niên sang Nhật học. Năm 1908 Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người VN yêu nước và PBC. Năm 1909 Phong trào tan rã - HS đọc chú thích SGK - khó khăn thiếu thốn nhưng họ vẫn hăng say học tập. - Vì họ muốn tiếp thu được nhiều kiến thức khoa học tiên tiến để trở về cứu nước. - Nhân dân ủng hộ phong trào này ngày càng nhiều, hàng trăm thanh niên nô nức sang Nhật học. - Vì thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật để chống phá phong trào Đông du. - Tuy thất bại nhưng phong trao Đông du đã đào tạo được nhân tài cho đất nước, đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Giúp nhân dân ta hiểu rằng: không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình. - Phong trào Đông du do Phan Bội Châu tổ chức nhằm đào tạo nhân tài cứu nước. Tuy thất bại nhưng phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. - PBC la người anh hùng đầy nhiệt huyết. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông là một tấm gương sáng làm cho nhiều thế hệ trân trọng. Ông là một người có lòng yêu nước nông nàn song chưa tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn. - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, đường Phan Bội Châu – Vinh, .. Bổ sung, điều chỉnh: . GDNGLL: DẠY BÙ Thứ năm, ngày 04 tháng 10 năm 2018 TOÁN: ĐỀ- CA- MÉT VUÔNG, HÉC- TÔ - MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Đọc viết đúng các số đo diện tích có đơn vị là đề -ca- mét vuông; héc- tô-mét vuông. - Nắm được mối quan hệ giữa và đề- ca- mét vuông với mét vuông; đề- ca- mét vuông với héc- tô- mét vuông - Biết chuyển đổi số do diện tích (trường hợp đơn giản) II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu, Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam, 1hm (thu nhỏ) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và 4. - Nhận xét B. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: ? Nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học? - GV giới thiệu đơn vị đo diện tích mới: 2. Các hoạt động: HĐ1: Giới thiệu đề-ca-mét vuông. - GV trình chiếu hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1 dam và yêu cầu HS tính diện tích hình vuông có cạnh 1 dam ? Vậy dam2 là gì? GV: Đề -ca- mét vuông viết tắt là dam2 ? Hãy cho biết 1 dam = ... m? ? Hãy tính diện tích hình vuông trên theo đơn vị mét vuông? ? Vậy 1 dam2 = m2? HĐ1: Giới thiệu héc-tô-mét vuông. - GV trình chiếu hình biểu diễn hình vuông có cạnh 1hm. ? Hãy tính S hình vuông có cạnh = 1hm. ? Vậy hm2 là gì? - GV: Héc -tô-mét vuông viết tắt là hm2 ? Hãy cho biết 1 hm = ... dam? ? Hãy tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo là dam2? ? Vậy 1hm2 = dam2? ? Vậy 1 hm2 = ... m2? - Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa hm2 và dam2 ; dam2 và hm2. HĐ2: Luyện tập * Phương pháp: Động não, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu: Đọc các số đo diện tích - GV viết các số đo diện tích lên bảng, yêu cầu HS viết đọc. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV đọc các đơn vị đo diện tích cho HS viết. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Gv cho hs tiếp tục làm các phần còn lại của bài. - GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - m2 ; km2 ; dm2 ; cm2 ; mm2 - S = 1 x 1 = 1 (dam2). - Đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam. - 1 dam = 10 m - S = 10 x 10 = 100 (m2) - 1 dam2 = 100m2 - HS quan sát. - S = 1 x 1 = 1 (hm2). - Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm. - 1 hm = 10 dam - S = 10 x 10 = 100 (dam2) - 1hm2 = 100 dam2 - 1 hm2 = 10 000 m2 (HS giải thích) - HS nêu mối quan hệ. * HS nêu yêu cầu - HS đọc các số đo diện tích trên bảng * HS đọc: Viết các số đo diện tích - HS lần lượt viết các số đo diện tích vào vở: 271 dam2 ; 18 954 dam2 ; 603hm2 ; 34 620 hm2 * HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - 2 HS làm bảng , lớp làm vào vở BT - HS đọc kết quả, GV nhận xét, bổ sung: a) 2 dam2 = 200 m2 ; 12hm2 5 dam2 = 1025 dam2 30 hm2 = 3000 m2 200m2 = 2 dam2 3 dam215m2 = 315m2 Bổ sung, điều chỉnh: . KHOA HỌC: THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiếp) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. * KNS: Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. - Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện. - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sưu tầm tranh ảnh về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Phiếu học tập (SGK), máy chiếu. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tác hại của thuốc lá, rượu bia, ma túy ? Tại sao chúng ta không nên sử dụng các chất gây nghiện ? B. Bài mới: 1. Giới thiệu: Các em đã biết được tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma túy. Khi gặp các chất gây nghiện, các em cần có thái độ như thế nào ? Phần tiếp theo của bài Thực hành: Nói "Không!" với các chất gây nghiện sẽ giúp các em có thái độ xử lí thích hợp. 2. Hướng dẫn HS thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ3: Trò chơi "Chiếc ghế nguy hiểm" - Cách tiến hành: + Trang trí chiếc ghế, đặt giữa cửa lớp và giới thiệu: Đây là chiếc ghế đã bị nhiễm điện cao thế, ai đụng vào ghế hoặc đụng vào những người bị nhiễm điện sẽ bị điện giật chết.. Các em đi từ ngoài vào lớp tránh đụng ghế cũng như đụng vào người chạm vào ghế. ? Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ? Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm và thận trọng để không dụng ghế ? - GV nhận xét, kết luận: Trò chơi giúp ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc nếu họ thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí vì tò mò xem nó nguy hiểm như thế nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng ma túy. HĐ4: Đóng vai - Cách tiến hành: + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: ? Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì thì các em sẽ nói gì ? + Ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng và kết luận: - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cấu bốc thăm chọn tình huống: . Tình huống 1: Bị ép hút thuốc. . Tình huống 2: Bị ép uống rượu, bia. . Tình huống 3: Bị ép dùng thử hê-rô-in - Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết" trang 23 SGK. 4. Củng cố GDHS: Các em luôn nói "Không!" với các chất gây nghiện, dù chỉ một lần dùng thử. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Trang trí chiếc ghế. - HS ra hành lang để đi vào lớp. - HS trả lời các câu hỏi. - Thực hiện theo yêu cầu. - Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời. + Hãy nói rằng bạn không muốn làm việc đó. + Hãy giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy nếu bị rủ rê. + Hãy tìm cách ra khỏi nơi đó nếu bị lôi kéo. - HS chia nhóm và thảo luận theo tình huống đã phân công. - Các nhóm trình diễn, lớp nhận xét. - 2 – 3 HS đọc Bổ sung, điều chỉnh: . TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS về thể loại văn tả cảnh: lập dàn ý, viết đoạn văn với một đề cho trước. - Rèn cách dùng từ, cách đặt câu cho HS. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh 2. Hướng dẫn HS luyện tập: HĐ1: Lập dàn ý: - GV ghi để bài lên bảng: Chọn một trong hai đề còn lại trong tiết kiểm tra tuần trước để lập dàn ý chi tiết - Yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết vào vở Tiếng Việt, 1 em làm bảng phụ. - Chữa bài trên bảng phụ - Gọi 1 số HS dưới lớp đọc bài, lớp nhận xét, bổ sung Dàn ý tham khảo cho đề bài: Tả cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời: a) Mở bài: - Sáng chủ nhật vừa rồi, em cùng bố đi thăm cánh đồng lúa quê em. - Cánh đồng lúa vào buổi sáng thật là đẹp. b) Thân bài: - Không khí buổi sớm thật là trong lành và mát mẻ. - Ông mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, chiếu rọi những tia nắng mỏng manh xuống cánh đồng lúa chín, dường như ông còn đang ngái ngủ sau một giấc ngủ dài. - Nhìn ra xa, cánh đồng lúa chín vàng trông như một tấm thảm khổng lồ trải trên cánh đồng. - Những hạt sương
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_vu_thi_tran.doc