Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đung hình thức bài thơ 5 tiếng. Sai không quá 5 lỗi chính tả trong bài. Sai không quá 5 lỗi chính tả trong bài.

- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được 1 tên cơ quan, xí nghiệp, công ty, ở địa phương (BT3).

- Hiểu ý nghĩa của bài: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng nhóm, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:( 1')

 Sĩ số: 27 Vắng:

 

doc37 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV nhận xét chữa bài, đánh giá bài của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS và chốt cách làm.
- Trong biểu thức có các phép tính cộng trừ nhân chia ta thực hiện như thế nào?
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS và chốt cách làm.
+ Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS và chốt cách làm.
+ Nêu các bước giải bài toán tìm tỉ số phần trăm?
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS và chốt cách làm.
- Em đã vận dụng dạng toán nào để tìm số sách năm thứ nhất và năm thứ hai?
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+ bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- GV yêu cầu HS nêu dạng bài.
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Nêu các bước làm bài toán tổng hiệu.
4. Củng cố, dặn dò
+ Nêu các dạng toán liên quan đến gải toán về tỉ số phần trăm?
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- HS làm bài
1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a.	6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05
	=	6,78 – 13,741 : 2,05
	=	6,78 – 6,7 
	= 	0,08	
b.	6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
	=	6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút
	=	 	8 giờ 99 phút 
	Hay 	9 giờ 39 phút
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a.	19 ; 34 và 46
	=	(19 + 34 + 46) : 3 = 33
b.	2,4 ; 2,7 ; 3,5 và 3,8
=	(2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1 
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Ta tính tổng các số hạng rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS nêu
- Tìm tỉ số %
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số học sinh gái của lớp đó là:
19 + 2 = 21 (học sinh )
Số học sinh của cả lớp là:
19 + 21 = 40 (học sinh)
Tỉ số phần trăm của học sinh trai so với số học sinh của lớp đó là: 
19 : 40 ´ 100 = 47,5%
Tỉ số phần trăm của học sinh gái so với học sinh của lớp đó là: 
21 : 40 = 0,525 = 52,5%
Đáp số : 47,5% và 52,5%
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Tìm thương của hai số, lấy thương đó nhân nhẩm với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS nêu
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là: 
6000 20 : 100 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là: 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là: 
7200 20 : 100 = 1440 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện có tất cả là: 7200 + 1440 = 8640 (quyển)
Đáp số : 8640 quyển sách.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- ... Dạng tìm một số % của một số.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- Dạng bài tổng hiệu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là:
(28,4 + 18,6) : 2 = 23,5 (km/giờ)
Vận tốc dòng nước là:
23,5 – 18,6 = 4,9 (km/giờ)
Đáp số : 23,5 km/giờ và 4,9 km/giờ.
- HS nhận xét.
- Muốn tìm số lớn ta lấy tổng cộng hiệu tấ cả chia 2. Muốn tìm số lớn ta lấy tổng trừ hiệu tấ cả chia 2. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
====================================
Ngày soạn: `18/5/2019
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 22/5/2019
Kể chuyện
TIẾT 35: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, XH chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác XH,  theo một trình tự hợp lí, lời kể sinh động, tự nhiên, hấp dẫn, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
- Biết trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn, nói được suy nghĩ của mình về công việc đó.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số: 27 Vắng: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Hướng dẫn kể chuyện. 10’
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài 
- Gợi ý: HS cần kể những câu chuyện có thật mà em đã chứng kiến hoặc chính em tham gia. Trường mình cũng nhiều lần tham gia công tác xã hội, em có thể nhớ và kể lại một trong các lần đó.
- Gọi HS đọc phần gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Cho HS lập và bổ sung dàn ý câu chuyện định kể, GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng khi chọn câu chuyện và lập dàn ý câu chuyện chọn kể.
HS thực hành kể chuyện: 15’
a) Kể theo nhóm: 
- Tổ chức cho HS thực hành kể trong nhóm: Yêu cầu HS cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. 
- Khi HS kể, GV ghi tên HS, hoạt động, việc làm của cơ quan, tổ chức, nhân vật vào từng cột tương ứng trên bảng. 
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn để tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
- Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện đáng nhớ nhất, người kể chuyện hay nhất. 
4. Củng cố, dặn đo: 3’
- Nhận xét – Tuyên dương. 
- Dặn dò: Về kể lại những câu chuyện các bạn kể cho người thân nghe. 
- HS thực hiện theo yêu cầu, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
Đề bài 1: Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
Đề bài 2: Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu. 
VD: 1. Hội từ thiện thành phố tổ chức phát quà cho HS nghèo hiếu học. 
 2. Trường em tổ chức mít-tinh diệt lăng quăng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn phường.
- HS lập dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về việc làm tốt của từng nhân vật.
- 3 đến 5 HS thi kể và trao đổi với các bạn về cảm nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện, hoạt động của nhân vật.
- HS tham gia nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện đáng nhớ nhất, người kể chuyện hay nhất.
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
====================================
Toán
Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về :
+ Tỉ số % và giải bài toán vể tỉ số %
+ Tính diện tích và chu vi của hình tròn 
2. Kĩ năng: 
- Rèn trí tưởng tượng không gian của HS
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính chinh xác, khoa học, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ có nội dung như SGK trang 178, 179.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
	- sĩ số: 27 vắng:.................
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 5.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’) Luyện tập chung
b. Nội dung
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập, thời gian làm bài 30 phút. Sau đó GV chữa bài, rút kinh nghiệm.
- Học sinh làm bài.
Phần 1
Bài 1: Khoanh tròn vào C
Bài 2: Khoanh tròn vào C
Bài 3: Khoanh tròn vào D
Phần 2
Bài 1: Ghép các mảnh đã tô của hình vuông ta đợc một hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là:
10 x 10 x 3,14 = 314 ( cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là:
10 x 2 x 3,14 = 62,8 ( cm)
 Đáp số: a, 314 cm2 
 b, 62,8 cm
Bài 2: Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà nên ta có tỉ số giữa số tiền mua cá và số tiền mua gà là:
120% = 
Như vậy nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thỡ số tiền mua cỏ là 6 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
6+ 5 + 11 ( phần)
Số tiền mua cỏ là:
88000 : 11 6 = 48 000 ( đồng )
 Đáp số: 48 000 đồng
4. Củng cố, dặn dò: 4’
- Nhận xét giờ học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
====================================
Tập đọc
TIẾT 70: NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch bài. Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Hiểu nghĩa của các từ: Pô-pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa. Hiểu ý nghĩa: Tình cản yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. 
- Cảm nhận tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ, tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số: 27 Vắng: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 5’
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn em thích, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: 1’
Hướng dẫn luyện đọc: 12’
- Yêu cầu HS đọc toàn bài. 
- HD chia đoạn. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu Hs đọc thầm chú giải.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa từ khó (Pô-pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa, ).
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 3 + Nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc nhóm đôi. 
- Đọc mẫu với giọng đọc vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em, thể hiện đúng lời Pô-pốp.
Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10’
- Y/cầu HS đọc thầm từng khổ thơ, trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Nhân vật tôi và Anh trong bài thơ là ai?
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc?
+	 Ba dòng thô cuối là lời nói của ai?
+ Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
+ Ý chính của bài.
Luyện đọc diễn cảm: 8’ 
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn (khổ 2).
- Đọc mẫu đoạn theo hướng dẫn.
Yêu cầu nhiều học sinh luyện đọc.
- Theo dõi, giúp đỡ. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng.
- Nhận xét, đánh giá và sửa chữa.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Gọi HS nêu ý nghĩa của bài thơ. 
- Liên hệ: Người lớn rất yêu mến và trân trọng trẻ em thì trẻ em phải làm gì để đền đáp tình cảm đó?
- Nhận xét, bổ sung. 
- Học thuộc lòng bài thơ. 
- Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu của GV. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Một HS đọc. 
- 3 đoạn.
- 3 Hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 1.
+ Pô-pốp, sung sướng, sáng suốt, vô nghĩa, ngộ nghĩnh, 
- Hs đọc thầm chú giải.
- 3 Hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
- 3 Hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 3. 
- Đọc nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ Tôi là tác giả. Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp.
+  Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem ; có ở đâu đầu tôi to được thế,  ; vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
+ đầu Pô-pốp rất to-Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời 
+ Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
+	Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong ñôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Ñó là mơ ước chinh phục các vì sao.
+	Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hôn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc ngöời lớn hồn nhiên nhö trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung nhö trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chôi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.
+	Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
+ nếu không có trẻ em mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
Ý chính: Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- 3 HS tiếp nối đọc.
“- Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế? //
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật :
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!” //
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng 
Nụ cười trẻ nhỏ. //
- 1HS nêu lại
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
====================================
Địa lí
TIẾT 35: ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, tìm được vị trí trên bản đồ.
- Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số: 27 Vắng: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 5 HS: Mỗi HS nêu tên và chỉ vị trí của một châu lục và 1 đại dương trên thế giới (em cuối cùng nêu và chỉ 2 châu lục). 
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:1’
b. Trò chơi: “Đối đáp nhanh”. 9’
- Bước 1: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 8 em đứng xếp thành hai hàng dọc ở hai bên bảng. Mỗi HS được gắn cho một số thứ tự bắt đầu từ 1. Như thế hai em có số thứ tự giống nhau sẽ đứng đối diện nhau. 
- Bước 2: Em số 1 ở nhóm 1 nói tên một quốc gia ; em số 2 ở nhóm 2 có hai nhiệm vụ: nêu quốc gia đó thuộc châu lục nào (2 đ) và nói tên một quốc gia khác để cho em số 2 của nhóm 1 nêu tên châu lục của quốc gia đó. Trò chơi tiếp tục cho đến HS cuối cùng (nếu HS khác trong nhóm trả lời thay 1 đ).
- Nhận xét – Tuyên dương:đội nào cao điểm hơn sẽ thắng.
Ôn tập đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của một số nước trên thế giới. 8’
- Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc BT2 b) sau đó:
+ Nhóm 1, 3, 4 trao đổi thêm và hoàn chỉnh bảng thống kê b (các châu Á, Âu, Phi).
+ Nhóm 2, 5, 6 trao đổi thêm và hoàn chỉnh bảng thống kê b (các châu Mĩ, Đại Dương, Nam Cực).
- Giúp đỡ HS làm bài.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét chốt ý. (như BT 2 b) tiết 33)
4. Củng cố, dặn dò: 8’
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò: Ôn tập.
- 5 HS nối tiếp nhau thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 16 HS chia thành 2 đội lên tham gia trò chơi.
- HS các nhóm thực hiện trò chơi.
- HS dưới lớp tham gia nhận xét.
- HS dưới lớp tham gia chọn đội thắng.
- HS chia thành các nhóm, kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu. 
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
- HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ.
- Nhóm 3, 5 dán phiếu của mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................=================================
Ngày soạn: 18/ 5/2018
Ngày giảng:Thứ năm, ngày 23/5/2019
Tập làm văn
TIẾT 69: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: Giúp Hs:
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.
- HS hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số: 27 Vắng: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nhận xét dàn ý bài văn tả người của 3 HS.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Nhận xét kết quả bài viết của HS.10’
- Đưa bảng phụ đã ghi 3 đề kiểm tra viết.
- Xác định yêu cầu, trọng tâm của mỗi đề bài.
- Nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp.
— Ưu điểm: Hiểu bài, viết đúng yêu cầu ; bố cục bài văn cân đối, đủ 3 phần ; diễn đạt câu, ý gọn, rõ ràng ; dùng đủ các giác quan để quan sát cảnh vật, thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ, dùng hình ảnh khi quan sát cảnh. 
— Hạn chế: 
+ Bố cục chưa rõ ràng, chưa cân đối 
+ Chưa đủ ý, chưa phát hiện tả những nét đặc sắc, nổi bật của cảnh 
+ Dùng từ, viết câu chưa đạt, chưa hay
Hướng dẫn HS chữa bài. 20’
. Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn một số lỗi phổ biến.
- Yêu cầu HS: Phát hiện lỗi chính tả (dùng từ đặt câu, ý, câu). Nêu nguyên nhân mắc lỗi. Nêu cách chữa và thực hành cách chữa.
- Cho HS chữa lỗi trên bảng phụ.
- GV nhận xét và chữa lại những lỗi HS viết sai. 
. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài:
- Cho HS tự sửa lỗi.
- Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sữa lỗi.
. HD HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- Gọi HS đọc một số đoạn, bài viết hay, được biểu dương.
- Cho HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, những điều đáng học tập ở đoạn, bài viết hay.
. HD HS chọn, viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- GV yêu cầu: mỗi HS tự chọn một một đoạn văn trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
- Gọi 2-3 HS nêu đoạn cần viết lại, GV nhắc thêm về cách viết lại.
- Gọi HS đọc đoạn đã viết lại, yêu cầu phân tích, so sánh với đoạn văn cũ. GV NX một số đoạn văn HS vừa viết lại.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
 + Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh? 
- Nhận xét – Tuyên dương. 
- Dặn dò: viết tiếp đoạn văn cho hay hơn. 
- 3 HS mang vở lên cho GV nhận xét.
- 3 HS lần lượt đọc lại 3 đề bài.
- Lắng nghe và tham gia ý kiến tự nhận xét về bài viết của mình.
- HS lắng nghe và nhận bài viết của mình, soát lại các lỗi mắc phải.
- HS đọc lại bài làm, quan sát bảng và đối chiếu lỗi mắc phải ở bài viết của mình, tìm một số lỗi khác phát hiện ở bài viết của mình, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi .
- Lần lượt một số HS lên chữa từng lỗi trên bảng.
- HS tự sửa lỗi bên ngoài lề bài làm, đối với những ý, câu dài HS chữa ở cuối bài.
- HS đổi bài để rà soát việc sửa lỗi.
- Từng HS đọc đoạn, bài viết của mình theo chỉ định của GV. Lớp trao đổi, thảo luận cái hay, cái đáng học tập.
- HS chọn một một đoạn văn trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
- Vài HS đọc đoạn cần viết lại. HS viết lại đoạn văn đã chọn.
- Một số HS đọc đoạn đã viết lại và phân tích, so sánh với đoạn văn cũ.
- 1 HS nêu lại, lớp theo dõi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
......................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc