Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011
I) Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết :
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
KT : đọc đúng các thông tin có trong bài.
II) Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 134, 135 SGK.
- Sưu tầm tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
III) Hoạt động dạy học :
A Kiểm tra.
B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu : HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK trả lời câu hỏi.
vào nắp hộp. + Kiểm tra nhận xét. HĐ2: HS thực hành. a) Lắp từng bộ phận : - Gọi HS đọc ghi nhớ để cả lớp nắm vững qui trình lắp mô hình. - Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. + Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, -Cần uốn nắn theo dõi kịp thời, HS chưa thực hiện được. HĐ3: Nhận xét, đánh giá. * Yêu cầu thu dọn sản phẩm. Nhận xét một số ưu điểm, của sản phẩm hoàn thành trước. 3.Dặn dò: -Nhận xét tinh thần học tập của HS . -Chuẩn bị bài sau. ********************************************************************* Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010 Toán luyện tập I) Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học. II) Các hoạt động dạy học chủ yếu: A Kiểm tra. B Dạy bài mới : Bài 1 : Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HLP và HHCN (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập. Bài 2 : GV có thể gợi ý để HS biết cách tính chiều cao HHCN khi biết thể tích và diện tích đáy của nó. Bài 3 : - GV gợi ý – HS làm bài - GVlưu ý HS khi cạnh HLP gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 4 lần. C – Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. ********************************** Chính tả nghe - viết: Trong lời mẹ hát I) Mục đích, yêu cầu : 1. Nghe - viết đúng chính tả bài thơ trong lời mẹ hát. 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. KT : nghe viết đúng. II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa. Bút dạ và 1 số tờ giấy khổ to. III) Các hoạt động dạy học : A Kiểm tra bài cũ. B Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2 Hướng dẫn HS nghe viết : - GV đọc bài chính tả trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lưòi câu hỏi : Nội dung bài thơ nói điều gì ? - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai. - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV chấm, chữa bài. Nêu nhận xét. 3 Hướng dẫn HS làm BT chính tả : - Hai HS tiếp nối đọc nội dung BT2. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn công uớc về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi : Đoạn văn nói điều gì. - GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn công ước về quyền trẻ em. - HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên, nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. GV phát phiếu cho 3, 4 HS. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét. Cả lớp và GV nhận xét, két luận HS làm bài đúng nhất. 4. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS nhớ tên cơ quan, chú ý học thuộc bài thơ Sang năm con lên 7 cho tiết chính tả tuần 34. ********************** Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : trẻ em I) Mục đích, yêu cầu: 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết 1 số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em. 2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. KT : đọc đúng các thông tin có trong bài. II) Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và 1 số tờ giấy khổ to. - Ba hoặc 4 tờ giấy khổ to. III) Các hoạt động dạy học: A Kiểm tra bài cũ. B Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu BT1, suy nghĩ, trả lời, giẩi thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng. GV chốt lại ý kiến đúng (ý c). Bài tập 2 : - HS đọc yêu cầu BT. - GV phát bút dạ và phiếu cho nhóm HS thi làm bài. - Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng. trình bày kết quả. Cả lớp GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3 : - HS đọc yêu cầu BT - GV gợi ý - HS trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm làm bài lên trên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4 : - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở GV phát phiếu cho 3,4 HS làm bài. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét những HS làm bài trên bảng trình bày két quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng. - 2, 3 HS đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa cuả chúng. - HS nhẩm học rthuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ, THTL. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Dặn HS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài ôn tập về dấu ngoặc kép ******************** Khoa học Tác động của con người đến môi trường rừng I) Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá. - Nêu tác hại của việc phá rừng. KT : đọc đúng các thông tin có trong bài. II) Đồ dùng dạy học : - Hình trang 134, 135 SGK. - Sưu tầm tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng. III) Hoạt động dạy học : A Kiểm tra. B Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu : HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK trả lời câu hỏi. Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quảcủa nhóm mình – Nhóm khác bổ sung - GVyêu cầu cả lớp thảo luận : Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị phá. - GV kết luận. Hoạt động 2 : Thảo luận * Mục tiêu : HS nêu được tác hại của việc phá rừng * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm Các nhóm thảo luận câu hỏi GV đưa ra. Bước 2 : Làm việc cả lớp Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình – Nhóm khác bổ sung. GV kết luận. C – Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. ************************************ Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010 Đạo đức Những vấn đề đạo đức ở địa phương I, Yêu cầu : - HS củng cố rèn luyện các hành vi đạo đức, biết : kính trọng lễ phép, biết ơn và giúp đỡ các đối tượng người lớn tuổi, các gia đình thương binh liệt sỹ, ... - Biết kể những việc làm tốt à học tập. - Nêu việc làm xấu à phê bình – tránh xa. II, Nội dung: HS học theo nhóm: - Kể những việc làm tốt của bản thân ( hoặc người khác ) à HS khác nhận xét, bổ sung à kết luận. - Nêu việc làm xấu à cách phê bình à cách phòng tránh à kết luận Các nhóm trình bày trước lớp GV kết luận HS tự đặt tình huống - Sắm vai xử lý tình huống - HS nhận xét bổ sung - GV kết luận - Động viên. à Kết luận: HS tự rút ra kết luận. HS khác bổ sung. HS đọc lại trước lớp. ********************************************************************* Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe - đã đọc I) Mục đích, yêu cầu : 1, Rèn kĩ năng nói : - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe đã đọc. - Hiểu câu chuyện; trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe : Nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. KT : lắng nghe bạn kể. II) Đồ dùng dạy học : Bảng lớp, tranh ảnh, sách truyện báo... III) Các hoạt động dạy học : A Kiểm tra bài cũ. B Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện : a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : - 1 HS đọc đề bài GV gạch những từ ngữ cần chú ý. - 4 HS nối tiếp đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4 cảt lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại gợi ý 1, 2 GV nhắc HS. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện : - HS trao đổi về ý nghĩa của chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - HS xung phong kể chuyện. - GV chọn 1 câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi. - Cả lớp và GV nhận xét. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS kể lại chuyện, đọc trước đề bài, gợi ý của tiết kể chuyện tuần 34. ***************** Tập đọc Sang năm con lên bảy I, Mục đích yêu cầu: 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa bài. Điều người cha muốn nói với con : Khi lớn nên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc thật sự do chính 2 bàn tay con gây dựng lên. 3. Học thuộc lòng bài thơ. KT : đọc đúng tốc độ. II, Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa III, Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ. Dạy bài mới: Giới thiệu bài Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc - 1 HS đọc bài thơ - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc. GV kết hợp uốn nắn cách phát âm, cách đọc cho HS - HS luyện đọc theo cặp - Một, hai HS đọc lại cả bài - GV đọc diễn cảm bài thơ b, Tìm hiểu bài: * GV gợi ý câu hỏi trong SGK : - Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp ? - Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? - Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ? - Bài thơ nói với các em điều gi ? HS phát biểu, GV chốt lại c, Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: - 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm : GV đọc mẫu – HS luyện đọc diễn cảm – HS thi đọc khổ1, 2 - HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ, bài thơ. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. *********************************** Toán Luyện tập chung I) Mục tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích 1 số hình đã học. KT : chữa bài đúng. II) Các hoạt động dạy học chủ yếu : A Kiểm tra. B Dạy bài mới : Bài 1 : GV có thể gợi ý để HS tính được chiều dài HCN khi biết chu vi và chiều rộng HCN đó, Từ đó tính được diện tích HCN và số kg rau thu hoạch được trên mảnh vườn HCN đó. Bài 2 : GV gợi ý để HS làm bài – HS làm bài. GV quan sát theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Bài 3 : GV hướng dẫn HS tính độ dài thật của mảnh đất. HS nhận xét : Mảnh đất gồm mảnh HCN và mảnh hình tam giác vuông, từ đó tính được diện tích cả mảnh đất. C Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. ********************************************************************* Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010 Khoa học Tác động của con người đến môi trường đất I) Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá. KT : đọc đúng các thông tin có trong bài. II) Đồ dùng dạy học : - Hình trang 136, 137 SGK. - Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay. III) Hoạt động dạy học : A Kiểm tra. B Dạy bài mới : Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu : HS nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát H1, 2 trang 136 SGK trả lời câu hỏi. GV đi đến các nhóm hướng dẫn giúp đỡ. Bước 2 : Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận. Hoạt động 2 : Thảo luận * Mục tiêu : HS biết phân tích nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận. Bước 2 : Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận. C– Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. ********************* Tập làm văn Ôn tập về tả người I) Mục đích, yêu cầu : 1. Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho 1 bài văn tả người – một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS. 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. KT : ghi được một dàn ý. II) Đồ dùng dạy học: - Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đề văn. - Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý 3 bài văn. III) Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập : Bài tập 1 : - Một HS đọc nội dung BT1 – GV dán phiếu viết 3 đề, cùng HS phân tích. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học. - Lập dàn ý. Bài tập 2 : - HS đọc yêu cầu của bài tập – cùng em trình bày miệng bài văn. - Đại diện nhóm thi trình bày dàn ý trước lớp. - Lớp trao đổi thảo luận. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị tiết sau. ******************* Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) I) Mục đích, yêu cầu : 1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép. 2. Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép. KT : ghi bài đủ. II) Đồ dùng dạy học : - Một tờ giấy khổ to ghi nội dung cần ghi nhớ. - Hai tờ ghi đoạn văn BT1, BT2. - Ba tờ giấy để HS làm BT3. III) Các hoạt động dạy học : A Kiểm tra. B Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS ôn tập : Bài tập 1 : - Một HS đọc nội dung – lớp theo dõi SGK. - Một HS nhắc lại 2 tác dụng dấu ngoặc kép... - HS làm bài - đọc thầm từng câu văn, điềm dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. - HS phát biểu ý kiến – GV nhận xét. Bài tập 2 : - HS đọc nội dung. - Cách thực hiện tiếp tương tự BT1. Bài tập 3 : - HS đọc yêu cầu – HS suy nghĩ , viết đoạn văn vào vở. - GV phát bút dạ và giấy cho 4 HS làm trên bảng – trình bày kết quả. - GV và lớp nhận xét. - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài. ********************************** Toán Một số dạng bài toán đã học I) Mục tiêu : Giúp HS : - Ôn tập hệ thống 1 số dạng bài toán đã học. - Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5. KT : chữa bài đúng. II) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Tổng hợp 1 số dạng bài toán đã học. 2. Thực hành : Bài 1 : Bài này là dạng toán “ Tìm trung bình cộng “. Trước hết yêu cầu HS tìm được số hạng thứ 3. Bài 2 : GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán “ Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó “. Bài 3 : GV gợi ý : Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị. * Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. ******************************* Bài 66 MôN THể THAO Tự CHọN. I Mục tiêu. -ôn tập hoặc kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao nhất. II Địa điểm, phương tiện. -Địa điểm: Trên sân trường hoặc nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. -Phương tiện. Gv và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi HS 1 quả cầu và đánh dấu vị trí HS kiểm tra hoặc mỗi tổ tối thiểu co 4-5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ, vạch đứng ném bóng. III Nội dung và phương pháp lên lớp. A) Phần mở đầu. -GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra. -Đứng vỗ tay và hát. -Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay. *ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do GV soạn. Mỗi động tác 2x8 nhịp do GV hoặc cán sự điều khiển. B) Phần cơ bản. a)ôn tập hoặc kiểm tra một trong hai môn thể thao tự chọn đã học. -ôn tập: Nội dung và phương pháp dạy học như bài 65. -Kiểm tra. Nội dung và phương pháp kiểm tra như sau. +Đá cầu. -ôn phát cầu bằng mu bàn chân. Đội hình tập theo 2-4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi đứng đối diện cách nhau 3-5m để phát cầu cho nhau, trong từng hàng ngang, em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m hoặc đội hình tập do GV chọn trên cơ sở thực tế của sân tập. -Kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu bằng mu bàn chân. Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt 1-3 HS. Những Hs đến lượt kiểm tra đứng sau vạch biên ngang thực hiện tư thế chuẩn bị. Khi có lệnh, phát cầu qua lưới sang sân bên kia. -Hoàn thành tốt: Có 1 lần phát cầu cơ bản đúng động tác. -Chưa hoàn thanh: Cả 3 lần phát cầu sai động tác. -Ghi chú: những trường hợp khác, do GV quyết định. +Ném bóng. -ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Có thể cho từng nhóm 2-4 HS cùng ném vào mỗi rổ hoặc chia tổ cho HS ôn tập nếu có đủ bảng rổ hoặc do GV sáng tạo. -Kiểm tra đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Kiểm tra lần lượt từng HS, mỗi HS được ném 3 lần. Khi đến lượt, từng em tiến vào vị trí đứng ném do GV quy đinh. -Hoàn thành tốt: Có 2 lần thực hiện cơ bản đúng động tác, có tối thiểu 1 bóng vào rổ. -Hoàn thành. Có 1 lần thực hiện cơ bản đúng động tác. -Chưa hoàn thành. Thực hiện cả 3 lần sai động tác. b) Trò chơi "Dẫn bóng" Nội dung và phương pháp kiểm tra như bài 65. C) Phần kết thúc -Một số động tác hồi tĩnh do GV chọn. -Trò chơi hồi tĩnh do Gv chọn. -GV nhận xét , công bố kết quả kiểm tra. -Giao bài tập về nhà. Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. ********************************************************************* Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010 Tập làm văn Tả người ( Kiểm tra viết ) I) Mục đích, yêu cầu : HS viết được 1 bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II) Đồ dùng dạy học : Dàn ý cho mỗi đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước ). III) Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài : - Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV nhắc HS 3 đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. - Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. - Các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 3. HS làm bài. 4. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết làm bài của HS và thông báo trả bài văn tả cảnh các em đã viết trong tiết học tới; bài văn tả ngưòi vừa viết sẽ được trả vào tiết 2 tuần 34. ********************************** Toán Luyện tập I) Mục tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải 1 số bài toán có dạng đặc biệt. KT : chữa bài đủ. II) Các hoạt động dạy học : A Kiểm tra. B Dạy bài mới : Bài 1 : Gợi ý : Bài này là dạng toán “ Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó “ Bài 2 : Gợi ý : Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán “ Tìm 2 số biết tổng và tỉ của 2 số đó “ Bài 3 : Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “ Rút về đơn vị “ Bài 4 : - Gợi ý : Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm HS lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi. C – Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. *********************** Lịch sử Ôn tập học kì II I, Yêu cầu: - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức lịch sử từ chiến thắng Điện Biên Phủ tới nay. - HS nắm chắc những mốc lịch sử quan trọng nhất. KT : đọc đúng các thông tin có trong bài. II, Đồ dùng dạy học: Các sơ đồ, lược đồ, câu hỏi, bảng tổng kết. Các bài : Từ bài 17 đến nay. III) Các hoạt động dạy học : A Kiểm tra bài cũ. B Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Bài mới : ? Từ học kì II chúng ta bắt đầu học những bài nào ? - HS liệt kê – HS bổ sung – GV kết luận. - Chúng ta bắt đầu học bài 17 : Chiến thắng Điện Biên Phủ. - GV đưa bảng thống kê các mốc lịch sử và các sự kiện lịch sử tiêu biểu. - HS nêu – HS nhận xét – GV bổ sung. Kết luận các ý đúng. *Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị tiết ôn tập cuối năm tuần 34. *********************************** Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010 địa lí ôn tập học kì II I)Mục tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng địa lí sau : - Nêu 1 số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu á, Âu, Phi, Mĩ, châu Đại Dương. - Nhớ được tên quốc gia đã học trong chương trình của các châu lục trên. - Chỉ được trên bản đồ Thế giới các châu lục và đại dương. KT :ghi bài đủ. II) Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Thế giới. - Quả địa cầu. III) Hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân Bước 1 : Gọi 1 số HS lên chỉ các châu lục đại dương trên bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu. GV tổ chức trò chơi : Đối đáp nhanh ( tương tự bài 7) để HS nhớ tên 1 số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào (mỗi nhóm gồm 8 HS) Bước 2 : GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm Bước 1 : HS dựa vào bảng số liệu bài 17 hãy so sánh và xếp thứ tự từ lớn đến bé về diện tích, dân số các châu lục. Bước 2 : HS đại diện trả lời – GV hoàn thiện câu trả lời cho HS. Hoạt
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2010_2011.doc