Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I/ MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài viết. Ôn lại cách viết hoa các huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.

- Phát triển năng lực viết chữ đẹp cho HS.

- Phẩm chất cẩn thận khi viết chính tả, yêu thương khi cộng tác nhóm.

II/ CHUẨN BỊ

- Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.

- Học sinh: sách, vở bài tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự học cá nhân trên lớp.
- Phẩm chất tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS.
II/ CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Bài 1
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Kẻ bảng, cho HS viết số vào chỗ chấm.
- Hỗ trợ khi HS gặp khó khăn
HĐ 2: Bài 2: (cột 1)	
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- GV kết luận kết quả đúng, yêu cầu HS nhắc lại cách viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
HĐ 3: Bài 3: (Cột 1)
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Đáp án đúng:
6m3 272dm3 = 6,272m3; 
2105 dm3 = 2,105m3; 
 3m3 82dm3 = 3,082m3
- GV kết luận chung.
HĐ 4: Củng cố dặn dò.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm theo nhóm bàn.
- Nhận xét bổ sung, nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích, chuyển đổi các số đo thể tích với các đơn vị đo thông dụng.
- Đọc yêu cầu bài toán.
- HS làm bài, nêu kết quả:
1m3 = 1000d m3 1dm3 = 1 000cm3
7,268m3 = 7268 d m3;4,351dm3 = 4351cm3
0,5m3 = 500 dm3 ; 0,2dm3 = 200cm3
3 m32dm3=3002dm3;1dm39cm3 = 1009cm3
- Nhận xét, bổ sung. 
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
b) 8 dm3 439cm3 = 8,439dm3
 3670 m3 = 3,670 dm3 = 3,67 dm3
 5 dm3 77cm3 = 5,077 dm3
- Nhận xét bổ xung, nhắc lại cách tính.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I/ MỤC TIÊU
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm, những phẩm chất của nam và nữ cần có. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu. Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, quan niệm bình đẳng nam nữ.
- Phát triển năng lực vận dụng vốn từ đã học, làm tốt các bài tập ứng dụng.
- HS có phẩm chất: Biết bình đẳng giữa nam – nữ. .
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm.
- Học sinh: từ điển.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1. Gọi 1 em đọc yêu cầu, hướng dẫn nêu miệng.
- Gọi nhận xét, sửa sai
* Bài 2. Yêu cầu 1 em đọc đề bài, cho lớp làm việc theo nhóm cộng tác.
- Gọi nhận xét, bổ sung, kết luận câu trả lời đúng.
* Bài 3: Hướng dẫn HS làm vở.
- Chấm bài.
HĐ 2: Củng cố - dặn dò.
Tóm tắt nội dung bài.
Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, nêu miệng. 
* HS đọc thầm truyện: Một vụ đắm tàu và làm bài theo nhóm.
- HS làm bài cá nhân – chia sẻ kết quả - đại diện nêu kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
* Đọc yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- 4, 5 em đọc trước lớp.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC TIÊU
- Giúp HS:Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình câu chuyện đã nghe đã đọc nói về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.Theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
- Phát triển năng lực kể chuyện hay, hấp dẫn cho hs.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, báo chí về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề và hướng dẫn xác định đề.
- Giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS tìm truyện ngoài sgk.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
*HĐ 2: Hướng dẫn thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Dán bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung.
HĐ 3: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
- Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện nói về vấn đề gì.
* Thực hành kể chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể trước lớp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Nhận xét theo tiêu chuẩn:
Nội dung.
Cách kể.
Khả năng hiểu câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU
- Giúp HS: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về tà áo dài Việt Nam. Hiểu ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. 
- Phát triển năng lực đọc diễn cảm cho học sinh.
- Phát triển phẩm chất tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc VN.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: nội dung bài, tranh minh hoạ.
Học sinh: sách, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
*HĐ 1: Luyện đọc
- Hướng dẫn chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- GV cho học sinh đọc thầm từng đoạn, nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời nhằm tìm hiểu nội dung bài đọc.
* Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài.
* Luyện đọc diễn cảm.
- HS đọc tiếp nối đoạn.
- Đánh giá, bình chọn nhóm đọc hay
*HĐ 3: Củng cố - dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Đọc nối tiếp lần 1.
- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài.
* Tà áo dài Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong trang phục của phụ nữ Việt Nam.
* Tà áo dài cổ truyền có nhiều nét khác với tà áo dài tân thời.
* Tà áo dài Việt Nam được coi là biểu tượng trong y phục truyền thống của nước ta.
* HS rút ra ý nghĩa (mục I).
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm (3- 4 em)
- HS nhắc lại ND bài
	 Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I/ MỤC TIÊU
- Nắm được chu trình sinh sản của ếch. Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. 
- Phát triển năng lực quan sát sơ đồ nói được chu trình sinh sản của ếch.
- Phát triển phẩm chất cho HS ham thích tìm hiểu khoa học.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Sưu tầm con ếch hoặc tranh ảnh về ếch.
HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Sự sinh sản của ếch
- Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
+Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?
+Sau cơn mưa lớn, ao hồ ngập nước bạn thường nhìn thấy gì?
+Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
+Nòng nọc sống ở đâu?
+Ếch sống ở đâu?
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: 
+Ếch là động vật đẻ trứng.
+Trong quá trình phát triển con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước (giai đoạn nòng nọc), vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn ếch).
*Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản của ếch.
- GV hướng dẫn góp ý.
Mời HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
Thi đua: Tiếp sức điền vào sơ đồ quá trình sinh sản của ếch.
*Hoạt động 3: Củng cố - Dăn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 bạn ngồi cạnh trả lời các câu hỏi trang 108 và 109 SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Hình 1: Ếch đực với hai túi kêu phía dưới miệng phong to, ếch cái không có túi kêu.
Hình 2: Trứng ếch.
Hình 3: Trứng ếch mới nở.
Hình 4: Nòng nọc con.
Hình 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra 2 chân phía sau.
Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân phía trước.
Hình 7: Ếch con.
Hình 8: Ếch trưởng thành.
HS vẽ sơ đồ trình bày quá trình sinh sản của ếch.
- HS chia sẻ theo bàn.
- Đại diện HS nêu.
- 2 HS đọc.
- HS thực hiện.
....
Ngày soạn: 2/4/2017
	Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH
I/ MỤC TIÊU
- Giúp HS: Củng cố về so sánh các số đo diện tích và thể tích.Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học. Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS.
- Phát triển năng lực tự giác học bài.
- GD ý thức tự giác trong học tập, phát triển phẩm chất cẩn thận khi tính toán.
II/ CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Kết luận và yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức.
Bài 2: Hướng dẫn làm nhóm.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV kết luận kết quả đúng.
Bài 3: Phần a
- Hướng dẫn HS làm bài cá nhân.
- GV kết luận chung.
* HĐ 2: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm:
- Nhận xét bổ sung, nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, thể tích; chuyển đổi các số đo diện tích, thể tích với các đơn vị đo thông dụng.
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Các nhóm làm bài, chia sẻ nhóm chữa bảng.
Đáp số: 9 tấn.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở chia sẻ nhóm.
- Chữa bảng.
- Nhận xét bổ xung, nhắc lại cách tính.
......
Kĩ thuật
LẮP RÔ BỐT
I/ MỤC TIÊU
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp rô bốt. Biết cách lắp và lắp được rô bốt theo mẫu. Rô bốt lắp tương đối chắc chắn.* Với học sinh khéo tay: Lắp được rô bốt theo mẫu. Rô bốt lắp chắc chắn, tay rô bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
- Phát triển năng lực thực hành lắp ghép kĩ thuật.
- Phát triển phẩm chất cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II/ CHUẨN BỊ
- Mẫu : bộ lắp ghép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài : 
 Hoạt động 1: 
- Cho học sinh quan sát mẫu và đặt câu hỏi.
Hoạt động 2: Hướng thao tác kỹ thuật.
* Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Nhận xét.
* Lắp từng bộ phận.
- Hướng dẫn lắp.
* Lắp Rô bốt.
* Hướng dẫn tháo rời các chi tiết.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp.
- Nghe, nhắc lại.
- Quan sát nhận xét mẫu.
- Trả lời câu hỏi.
- Một học sinh chọn, nhận xét.
- Quan sát hình SGK, kết hợp quan sát thao tác giáo viên.
.
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I/ MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về văn tả con vật. Cấu tạo của bài văn tả con vật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh, nhân hoá được sử dụng khi miêu tả con vật thông qua bài văn mẫu: Chim hoạ mi hót. Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích.
- Phát triển năng lực viết văn hay, sáng tạo.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ, bảng nhóm.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Bài tập 1:
- Hướng dẫn HS làm miệng, thực hiện nhanh.
- Dán bảng phụ ghi 3 phần của bài văn tả con vật.
- Cho học sinh quan sát bảng nhóm, chốt lại nội dung bài.
HĐ 2: Bài tập 2: 
- Hướng dẫn HS làm vở bài tập và làm bảng lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân chia sẻ nhóm thảo luận .
- Báo cáo kết quả.
a/ Trình tự tả con chim hoạ mi hót.
b/ Các giác quan được sử dụng khi quan sát.
c/ Những hình ảnh so sánh được sử dụng.
- 2 em nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ, làm bài vào vở, bảng nhóm.
- Dán bảng nhóm và đọc trước lớp.
- Chữa bảng, nhận xét.
.....
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I/ MỤC TIÊU
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu phẩy. Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu truyện đã cho.
- Phát triển năng lực chia sẻ hợp tác nhóm giải quyết vấn đề học tập.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
Học sinh: từ điển.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* HĐ 1: Bài 1. 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu, hướng dẫn HS nêu miệng.
- Gọi nhận xét, sửa sai, tuyên dương những em làm bài tốt.
* HĐ 2: Bài 2. 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài, cho lớp làm việc theo nhóm vào bảng phụ ghi sẵn độan văn.
- Gọi nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
- Đánh giá các nhóm có kết quả tốt.
*HĐ 3: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại 3 câu văn, chú ý dấu phẩy trong mỗi câu văn đó và xếp vào ô thích hợp.
- HS làm bài cá nhân, nêu miệng: 
-1 em đọc lại bài đã điền đúng dấu câu.
- Đọc to yêu cầu và mẩu chuyện: Truyện kể về bình minh.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình điền dấu vào ô trống, viết lại chữ đầu câu chưa viết hoa.
- Cử đại diện nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
....
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 
I/ MỤC TIÊU
- HS có hiểu biết về ngày Giỗ Tổ Hùng vương..
- Phát triển năng lực tự tin khi trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất yêu Tổ quốc Việt Nam; tự hào là con cháu của các Vua Hùng.
II/ CHUẨN BỊ: 
Tranh ảnh, t liệu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vơng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: Chuẩn bị.
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- HS tìm hiểu các thông tin theo gợi ý của GV. 
Bước 2: Tiến hành cuộc thi.
- Trưởng Ban giám khảo nói về chủ đề và thể lệ cuộc thi.
- Các cá nhân đứng vào vị trí các bàn thi.
- Ban giám khảo nêu câu hỏi. Trong vòng 30 giây, cá nhân nào giơ tay trước, cá nhân đó có quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm.Trong trờng hợp thí sinh giơ tay trớc trả lời sai thì thí sinh tiếp theo sẽ được trả lời câu hỏi đó, nếu thí sinh đều trả lời sai thì khán giả sẽ được tham gia trả lời câu hỏi. Khán giả nào trả lời đúng sẽ được tặng quà.
Bước 3: Trao giải thưởng.
- Trưởng Ban giám khảo công bố tổng số điểm đạt được của mỗi thí sinh.
- Tặng phần thưởng cho các cá nhân có số điểm cao nhất.
* Tài  liệu tham khảo:
1) Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
2) Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì?
4) Đọc câu ca dao nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
 *) C2 - D2: Nhận xét tiết học. Về học bài. CB bài sau.
Lịch sử
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I/ MỤC TIÊU
- HS biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt Nam và Liên Xô. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm khi tìm hiểu bài.
- Phát triển phẩm chất yêu quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ
HS: Ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hoà Bình).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1. Nhắc lại kiến thức cũ: 
- Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?
Hoạt động 2: YCHĐ nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi để tìm hiểu:
+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì?
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Hãy chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng?
KL: GV chốt lại các ý đúng.
Hoạt động 3: .
- GV yêu cầu HS đọc SGK, làm việc theo nhóm để tả lại không khí làm việc trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
Hoạt động 4: YCHĐ thảo luận nhóm 4.
GV yêu cầu cả lớp trao đổi thông tin, trả lời các câu hỏi sau:
+Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào với việc chống lũ, lụt hằng năm của nhân dân ta?
+Điện của nhà máy đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/62.
 * Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ - Học cá nhân – Chia sẻ nhóm 2,4 – Trình bày kết quả.
- Đọc SGK, làm việc theo nhóm 4.
- HS trao đổi thông tin.
- HS trình bày, chia sẻ câu trả lời.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
Ngày soạn: 3/4/2017
Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I/ MỤC TIÊU
- Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian; cách viết các số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
- Phát triển năng lực chyển đổi số đo thời gian.
- Rèn năng lực tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS.
II/ CHUẨN BỊ
 	- Giáo viên: nội dung bài.
 	- Học sinh: sách, vở, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Bài 1: 
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Kết luận kết quả đúng.
HĐ 2: Bài 2(cột 1)
- Hướng dẫn HS làm vở.
- GV kết luận chung.
HĐ 3: Bài 3: 
- Hướng dẫn HS làm nhóm đôi.
HĐ 4: Bài 4:(nếu còn thời gian)
- Hướng dẫn HS nêu miệng.
- Nhận xét kết quả.
* Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, hoàn thiện bảng đơn vị đo thời gian, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng trong nhóm.
- Nhận xét bổ sung.
- HS làm bài.
- Lên bảng chữa:
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS lấy đồng hồ thực và thực hành xem đồng hồ khi cho kim giờ và kim phút di chuyển.
- Làm nháp, nêu miệng kết quả.
+ Khoanh vào B.
-HS lắng nghe.
Tập làm văn
TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I/ MỤC TIÊU
- HS viết được một đoạn văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Rèn kĩ năng quan sát, dùng từ đặt câu cho HS.
- Phát triển năng lực tự học bài cá nhân trên lớp.
- Phẩm chất tự giác học tập.
II/ CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Các em có thể viết theo đề bài khác với đề bài trong tiết học trước, nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn.
- GV bao quát lớp, thu bài chấm.
HĐ 2: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Hai em đọc nối tiếp đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- Một em đọc đề trên bảng phụ.
- Một em đọc gợi ý.
- 2, 3 em đọc lại dàn ý bài.
- HS viết bài.
Địa lý
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I/ MỤC TIÊU
- Học xong bài này, học sinh: Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới. Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích). Có kĩ năng phân tích bảng số liệu và bản đồ để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
- Phát triển năng lực sử dụng bản đồ.
- Phát triển phẩm chất yêu thích môn học.
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nội dung bài, bản đồ tự nhiên Thế giới, quả Địa cầu.
- Học sinh: sách, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Vị trí địa lí của các đại dương.
- Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm nhỏ.
+ Bước 1: hướng dẫn HS quan sát lược đồ và tranh ảnh, trả lời các câu hỏi, hoàn thành bảng.
+ Bước 2: Gọi HS trả lời.
- Kết luận: sgk.
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của các đại dương.
Bước 1: Hướng dẫn HS hoàn thiện bảng số liệu.
Bước 2: Gọi HS trả lời.
- Rút ra kết luận.
* Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- HS quan sát hình 1, 2 và đọc mục 1.
- HS làm nhóm.
- Cử đại diện báo cáo và chỉ bản đồ, quả Địa cầu.
- HS làm việc theo cặp.
- Các nhóm trình bày trước lớp, kết hợp chỉ bản đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào tranh ảnh, sgk tự hoàn thiện bảng vào vở.
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT1)
I/ MỤC TIÊU
- Giúp học sinh biết: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Phát triển năng lực sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển phẩm chất biết bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ
 - GV + HS: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HĐ nhóm đôi “Tìm hiểu thông tin” (trang 44 - SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem ảnh và đọc các thông tin trong bài (mỗi em đọc 1 thông tin)
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Cho học sinh đọc phần Ghi nhớ - SGK
Hoạt động 2:HĐ cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc