Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016

XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH

I.MỤC TIÊU:

- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.

 - Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,

- Giáo dục HS yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hằng ngày.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 Bản đồ Hành chính Việt Nam.

 Ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

Kiểm tra - Giới thiệu bài mới

- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS. - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?

- GV giới thiệu bài:

+ Năm 1979 Nhà máy thuỷ điện nào của đất nước ta được xây dựng? + Đó là Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

+ Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, một thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì? + Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Điện giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân. Chính vì thế ngay sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Trước ngày chính thức khởi công xây dựng nhà máy, toàn Đảng, toàn dân đã tập trung sức người, sức của để xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc và khu nhà ở, bệnh viện, trường học,. . . cho 35 000 công nhân và gia đình họ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trước.
* Lắp thân rô-bốt.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 (SGK) và trả lời câu hỏi.
- GV cử 1 em lắp mẫu.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS lắp cho đúng.
c- Lắp rô-bốt.
- Cho HS quan sát lại H1 và tiến hành lắp từng bộ phận để hồn chỉnh rô-bốt.
- GV theo dõi nhắc nhở HS:
+ Khi lắp rô-bốt và giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào thân rô-bốt phải dựa vào hình 1b.
- Kiểm tra sản phẩm.
d- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết xếp vào hộp.
4- Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau “Lắp rô-bốt (tiết 2).
- 2 HS nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- HS nêu.
- Lắp 6 bộ phận: chân, tay, đầu, thân, ăng ten và trục bánh xe.
- 2 HS lên chọn.
- HS cả lớp quan sát, 1 HS lên bảng lắp.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát.
- HS quan sát và trình bày.
- 1 HS lắp mẫu:
+ Lắp đầu rô-bốt.
+ Lắp tay rô-bốt.
+ Lắp ăng ten.
+ Lắp trục bánh xe.
- HS quan sát hình 1.
- HS tháo rời chi tiết.
Tiết 3: Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
I.MỤC TIÊU:
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
 + Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ) hoặc trên quả Địa cầu.
 - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
	Bảng số liệu về các đại dương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết gì về châu Đại Dương?
+ Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực
- GV giới thiệu.
Hoạt động : Vị trí của các đại dương.
Tên đại dương
Vị trí (nằm ở bán cầu nào?)
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn ở bán cầu Tây, một phần nhỏ ở bán cầu Đông
- Giáp các châu lục: châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực, châu Âu.
- Giáp các đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Nằm ở bán cầu Đồng
- Giáp các châu lục: châu Đại Dương, châu Á, châu Phi, châu Nam Cực.
- Giáp các đại dương : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
Đại Tây Dương
Một nửa nằm ở bán cầu Đông, một nửa nằm ở bán cầu Tây
- Giáp các châu lục: châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Bắc Băng Dương
Nằm ở vùng cực bắc
- Giáp các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ.
- Giáp Thái Bình Dương
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo.
- 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của đại duơng.
+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m), độ sâu lớn nhất (m) của từng đại dương.
+ Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, độ sâu trung bình 3963 m, độ sâu lớn nhất 7455 m,.
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Các đại dương xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là :
• Thái Bình Dương.
• Đại Tây Dương.
• Ấn Độ Dương.
• Bắc Băng Dương.
+ Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
+ Đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất là Thái Bình Dương.
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Thi kể về các đại dương
+ GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị trưng bày các tranh ảnh, bài báo, câu truyện, thông tin để giới thiệu với các bạn.
- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được thành báo tuờng.
- GV cùng HS cả lớp đi nghe từng nhóm giới thiệu kết quả sưu tầm.
- Lần luợt từng nhóm giới thiệu trước lớp.
- GV và cả lớp bình chọn nhóm sưu tầm đẹp, hay nhất và trao giải.
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
- GV dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Địa lí địa phương: Tỉnh Cà Mau”.
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ.
(Đã soạn Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I.MỤC TIÊU:	
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
 - Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,
- Giáo dục HS yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hằng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Bản đồ Hành chính Việt Nam.
	Ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?
- GV giới thiệu bài: 
+ Năm 1979 Nhà máy thuỷ điện nào của đất nước ta được xây dựng?
+ Đó là Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
+ Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, một thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì?
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Điện giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân. Chính vì thế ngay sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Trước ngày chính thức khởi công xây dựng nhà máy, toàn Đảng, toàn dân đã tập trung sức người, sức của để xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc và khu nhà ở, bệnh viện, trường học,. . . cho 35 000 công nhân và gia đình họ.
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? ở đâu? Hãy chỉ vị trí Nhà máy trên bản đồ? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6 - 11 - 1979 tại tỉnh Hoà Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành. Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy này.
Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS, cùng đọc SGK, sau đó lần lượt từng em tả trước nhóm, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau:
- Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- Họ làm việc cần mẫn, kể cả vào ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả...
- Em có nhận xét gì về hình 1?
- Ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình khi vượt mức kế hoạch; đã nói lên sự tận tâm, cố gắng hết mức, dốc toàn tâm toàn lực của công nhân xây dựng nhà máy cho ngày hoàn thành công trình.
Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta? 
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Điện của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- GV giảng thêm: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ giảm xuống 1,5m vào mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe doạ vỡ đê. Bên cạnh đó vào mùa hạn hán, hồ Hoà Bình lại có thể cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc. Với chiều dài 210 km, sâu 100 m, hồ Hoà Bình còn là con đường thuỷ mà tàu bè hàng nghìn tấn có thể chạy dễ dàng từ Hoà Bình lên Sơn La. Hiện nay, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình chiếm 1/5 sản lượng điện của toàn quốc.
Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS trình bày các thông tin sưu tầm được về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, kể tên các nhà máy thuỷ điện hiện có ở nước ta.
- GV tổng kết bài: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình vĩ đại trong 20 năm đầu xây dựng đất nước của nhân dân ta. 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau “Lịch sử địa phương: Quá trình hình thành tỉnh Cà Mau”.
Tiết 4: Khoa học (5B)
	SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ. 
I.MỤC TIÊU:
	- Biết trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ, hươu.
	- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).
	- Giáo dục HS ý thức giữ gìn bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Hình minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Sự sinh sản của thú.
- GV nhận xét HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
b.Phát triển hoạt động:
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 theo yêu cầu của GV :
+ Hai nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ.
+ Hai nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu, nai, hoẵng.
® GV giảng thêm cho học sinh: Thời gian đầu, hổ con đi theo học cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó cùng hổ mẹ săn mồi.
Chạy là cách tự vệ tốt nhất của các con hươu, nai hoẵng non để trốn kẻ thù.
* Hoạt động 2: Trò chơi săn mồi.
Tổ chức chơi:
+ Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con.
+ Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con.
Cách chơi: “Săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu, nai.
Địa điểm chơi: Động tác các em bắt chước.
4.Củng cố-dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Ôn tập: Thực vật, động vật”.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
- Nhóm trưởng điều khiển, thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK.
Đại diện trình bày kết quả.Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1a: Cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau.
 Để quan sát hổ mẹ săn mồi như thế nào.
+ Hình 1b: Hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
Học sinh tiến hành chơi.
Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP RÔ - BỐT (Tiết 1)
(Đã soạn Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách đổi các đơn vị đo.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét một số bài .
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 12m2 45 cm2 =.....m2
A. 12,045 B. 12,0045
C. 12,45 D. 12,450
b) Trong số abc,adg m2, thương giữa giá trị của chữ số a ở bên trái so với giá trị của chữ số a ở bên phải là:
A. 1000 B. 100
C. 0,1 D. 0, 001
c) = ...
A. 8,2 B. 8,02
C8,002 D. 8,0002
Bài tập 2: 
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 135,7906ha = ...km2...hm2 ...dam2...m2
b) 5ha 75m2 = ...ha = ...m2
c)2008,5cm2 = ...m2 =....mm2
Bài tập4: 
 Một mảnh đất có chu vi 120m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta trồng lúa đạt năng xuất 0,5kg/m2. Hỏi người đó thu được bao nhiêu tạ lúa?
Bài tập4:(HScó NL)
Buổi tối, em đi ngủ lúc kim phút chỉ số 12, và kim giờ vuông góc với kim phút. Sáng sớm, em dậy lúc kim phút chỉ số 12 và kim giờ chỉ thẳng hàng với kim phút. Hỏi:
Em đi ngủ lúc nào?
Em ngủ dậy lúc nào?
Đêm đó em ngủ bao lâu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Lời giải: 
a) 135,7906ha = 1km2 35hm2 79dam2 6m2
b) 5ha 75m2 = 5,0075ha = 50075m2
c)2008,5cm2 = 0,20085m2 =200850mm2
Lời giải: 
Nửa chu vi mảnh đất là:
 120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài mảnh đất là:
 60 : (3 + 1 ) 3 = 45 (m)
Chiều rộng mảnh đất là:
 60 – 45 = 15 (m)
Diện tích mảnh đất là:
 45 15 = 675 (m2)
Ruộng đó thu được số tạ thóc là:
 0,5 675 = 337,5 (kg) = 3,375 tạ
 Đáp số: 3,375 tạ
Lời giải: 
 a) Buổi tối, em đi ngủ lúc 9 giờ tối.
 b) Sáng sớm, em dậy lúc 6 giờ sáng.
 c) Đêm đó em ngủ hết số thời gian là:
 12 giờ - 9 giờ + 6 giờ = 9 (giờ) 
 Đáp số: a) 9 giờ tối.
 b) 6 giờ sáng. 
 c) 9 giờ 
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU VỚI HỌC SINH , ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
1- Mục tiêu hoạt động. 
HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS những trường khác, địa phương khác. 
2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp . 
3- Tài liệu và phương tiện. 
- Giấy vẽ, bút màu, giá vẽ 
- tư liệu về truyền thống nhà trường và các HS tiêu biểu 
- tư liệu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa, truyền thống cách mạng, thành tựu phát triển kinh tế, các danh nhân, các nét văn hóa đặc trưng, các bài dân ca, các sản phẩm nổi tiếng của địa phương. 
- Các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm  về chủ đề “Hòa bình và hữu nghị”. 
4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
Tập các tiết mục hát, múa, tiểu phẩm, đọc thơ và trang phục, đạo cụ biểu diễn. 
Bước 2: Giao lưu 
Chương trình giao lưu với HS trường khác, địa phương khác có thể bao gồm các nội dung sau: 
-Phần chào hỏi, giới thiệu về lớp, trường mình (tên trường, truyền thống thành tích, các HS tiêu biểu của trường, lớp mình), về địa phương mình ( về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa, về truyền thống cách mạng, về các nét văn hóa đẹp và các sản phẩm nổi tiếng của địa phương). 
ở phần này, đại diện HS của hai lớp/ trường sẽ thực hiện tiết mục chào hỏi, giới thiệu vê lớp, trường, địa phương mình dưới các hình thức tùy chọn. 
- Phần trao tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 lớp/ trường
Đại diện HS hai lớp/ trường sẽ trao tặng hoa và những món quà nhỏ làm kỉ niệm cho nhau. 
- Phần thi vẽ tranh: 
Mỗi lớp/ trường sẽ cử một HS đại diện lên thi vẽ tranh về chủ đề “Hòa bình hữu nghị” trong thời gian 5- 7 phút. 
Tiêu chí chấm thi vẽ tranh là: đảm bảo thời gian, nội dung tranh phù hợp với chủ đề và có tính nghệ thuật. 
- Phần thi tiểu phẩm. 
Mỗi lớp/ trường sẽ lần lượt trình diễn một tiểu phẩm ngắn (khoảng 10-15 phút về chủ đề “Hòa bình hữu nghị”.
Tiêu chí chấm thi tiểu phẩm gồm: kịch bản hay, đúng chủ đề, diễn xuất tốt đảm bảo thời gian quy định. 
- Phần biểu diễn văn nghệ 
HS của hai lớp/ trường sẽ lần lượt trình bày đan xen các tiết mục hát, múa, đọc thơ về chủ đề hòa bình, hữu nghị. 
Chương trình văn nghệ sẽ kết thúc bằng màn hát đồng ca bài hát “Trái đất màu xanh” củ HS cả hai lớp/ trường. 
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ Tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
(Đã soạn Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
	XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
(Đã soạn Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* GSKNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
- Biết giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Sưu tầm một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài trước.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44/ SGK.
Giáo viên chia nhóm học sinh .
Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
Tại sao các bạn nhỏ trong tranh say sưa ngắm nhìn cảnh vật?
Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
Kết luận: Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã quy định.
v	Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 4/ SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh mình.
- Kết luận: việc làm đ, e là đúng.
v	Hoạt động 4: Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
- Tổ chức cho HS bài tập theo nhóm đôi.
Kết luận:
Các ý kiến c, đ là đúng.
Các ý kiến a, b là sai.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4.Hoạt động tiếp nối :
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Nhận xét tiết học, Chuẩn bị:“Tiết 2”.
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
Từng nhóm thảo luận.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Học sinh trình bày trước lớp.
Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Học sinh đọc câu Ghi nhớ trong SGK.
Tiết 2: Lịch sử
	XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
(Đã soạn Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU VỚI HỌC SINH , ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
(Đã soạn Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2016 )
Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán. 
- Làm được bài tập 1, 2 (cột 1), 3, 4.
- Giáo dục HS tính toán nhanh, chính xác, khoa học và vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng chữa bài 3 cột 2 và bài của tiết toán trước.
- GV nhận xét HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn ôn tập:
- GV ghi phép tính:
 a + b = c
+ Em hãy nêu các thành phần của phép tính?
+ (a + b) cịn được gọi là gì?
(GV ghi như SGK)
+ Hãy nêu tính chất giao hốn của phép cộng?
GV ghi: a + b = b + a
+ Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
GV ghi: (a + b) + c = a + (b + c)
+ Hãy lấy 1 số bất kỳ cộng với số 0, em hãy nêu nhận xét?
GV ghi: a + 0 = 0 + a
c.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu dự đoán và giải thích vì sao em lại dự đoán x có giá trị như thế?
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét HS.
4.Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau “Phép trừ”.
- HS làm bài và nhận xét bài bạn làm.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
- HS nối tiếp nhau nêu:
+ a, b: số hạng
 c: tổng

File đính kèm:

  • doctuần 30.doc