Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành
1. GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp nghe.
2. HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK.
3. GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. . Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK)
4. GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu c huyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Kể chuyện tự nhiện, chân thực. II- CHUẨN BỊ - Bảng lớp viết đề tài: viết vắn tắt Gợi ý 3 về hai cách KC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. -Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học và kiểm tra xem HS chuẩn bị trước ở nhà như thế nào. Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài - Một HS đọc đề bài - HS phân tích đề. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - GV nhắc HS lưu ý: câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo: mà phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh: đó cũng có thể là câu chuyện của chính em. Hoạt động 3. Gợi ý kể chuyện - BA HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK. - GV chỉ trên bảng lớp nhắc HS lưu ý về hai cách KC trong Gợi ý 3: + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy? - Một số HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể. - HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể. GV chú ý tránh sa đà vào việc hướng dẫn lập dàn ý, làm nặng nề tiết KC. Hoạt động 4. HS thực hành kể chuyện : a) KC theo cặp : - Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. - GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn. b) Thi KC trước lớp : - Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. GV chú ý mời HS ở các trình độ khác nhau thi kể, không chỉ chọn HS khá, giỏi. - Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhận xét trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. (VD: Bạn suy nghĩ gì về hành động của bác hàng xóm trong câu chuyện? Vì sao hành động của các bạn học sinh trong câu chuyện góp phần xây dựng quê hương, đất nước?..) - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề tài, bạn kể chuyện hay nhất trong tiết học. Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.:- Dặn HS chuẩn bị trước để học tốt tiết KC :Tiết vĩ cầm ở Mỹ Lai (tuần 4) bằng cách đọc trước yêu cầu của tiết học, xem một số hình ảnh có kèm lời gợi ý trong SGK. Tập đọc LÒNG DÂN (tiếp theo) I – MỤC TIÊU 1. Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể: - Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài. - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. II- CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Một vài đồ vật dùng để trang phục cho HS đóng kịch. Ví dụ: khăn rằn (cho dì Năm), áo bà ba nông dân (cho chú cán bộ), gậy (thay cho súng của cai và lính).. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ: HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân -Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Một HS khá, giỏi đọc phần tiếp của vở kịch - HS quan sát Tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch. - Ba, bốn tốp (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần tiếp của vở kịch. GV lưu ý HS đọc đúng các từ địa phương (tía, mầy, hổng, chỉ, nè..). Chia phần tiếp của vở kịch thành các đoạn sau để luyện đọc: Đoạn 1: Từ đầu đến lời chú cán bộ (Để tôi đi lấy - chú toan đi, cai cản lại) Đoạn 2: Từ lời cai (Để chị này đi lấy) đến lời dì Năm (Chưa thấy) Đoạn 3: Phần còn lại - HS luyện đọc theo cặp ` - GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch. Giọng cai và lính: khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để doạ dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh b) Tìm hiểu bài - An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? (Khi bọn giặc hỏi An: ông đó phải tía mày không?.An trả lời hổng phải tía làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháukêu bằng ba, chú hổng phải tía) - Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? (Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chống để chú cán bộ b iết mà nói theo) - Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”? (Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng) c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV hướng dấn một tốp HS đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai mỗi HS đọc theo một vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai): HS làm người dẫn chuyện. Chú ý nhấn giọng vào những từ thể hiện thái độ. Ví dụ: Cai: - Hừm, Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mày không? Nói dối, tao bắn An: - Dạ, hổng phải tía. Cai: - (Hí hửng)/ ờ, giỏi? Vậy là ai nào? An: - Dạ, cháu.kêu bằng ba, chứ hổng phải tía Cai: Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ)// Giấy tờ đâu, đưa coi! - GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ màn kịch - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò - Một HS nhắc lại nội dung đoạn kịch - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS các nhóm về nhà phân vai dựng lại toàn bộ vở kịch, chuẩn bị tiết mục cho sinh hoạt văn nghệ của lớp, của trường BUỔI CHIỀU Lịch sử : CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết: - Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 - 1896) - Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình trong SGK - Phiếu học tập của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) - GV trình bày một số nét chính về triều đình nước ta sa u khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa - tơ - nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này các quan lại trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành 2 phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn + Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống thực dân Pháp? + Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế + ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế * Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm) - GV tổ chức cho HS thảo luận về các nhiệm vụ học tập - Gợi ý trả lời + Phái chủ hoà chủ trương với Pháp; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp + Tôn Thất Thuyết lập căn cứ kháng chiến + Tường thuật lại cuộc diễn biến theo các ý: thời gian, hành động của Pháp, tinh thầnh quyết tâm chống Pháp của phái củ chiến + Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chông Pháp * Hoạt động 3: (làm việc cả lớp) - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhấn mạnh thêm: + Tôn Thất Thuyết quyết địng đưa Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoang tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức quan trọng). + Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương”, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp + Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu; giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử (kết hợ sử dụng bản đồ) * Hoạt động 4: (làm việc cả lớp) - GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài - GV đặt câu hỏi: Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương? Hoặc: Em biết ở đâu có đường phố, trường học,... mang tên lãnh tụ của phong trào Cần Vương? IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ Hs nhắc lại nội dung bài. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I – MỤC TIÊU 1. Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh 2. Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên. II- CHUẨN BỊ - VBT Tiếng Việt 5, tập một - Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở của HS xem làm lại BT 2 của tiết TLV trước (Trình bày kết quả thống kê bằng một bảng thống kê) như thế nào. nhận xét và chấm điểm -Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 - GV mời 1 HS đọc toàn bộ nôị dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS cả lớp đọc thầm lại bài Mưa rào, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời các câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải: Câu a: Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến: Mây Gió Nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời; tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt Thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước; khi mưa xuống, gió càng mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây. Câu b: Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa. Tiếng mưa Hạt mưa Lúc đầu: lẹt đẹtlẹt đẹt, lách tách - Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt gianh đổ ồ ồ - Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi tuôn rào rào, mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây; hạt mưa giọt ngã, giọt bay, toả bụi nước trắng xoá Câu c: Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa: Trong mưa Sau trận mưa - Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy - Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú - Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa. - Trời rạng dần - Chim chào mào hót râm ran - Phía đông một mảng trời trong vắt - Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh Câu d: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào? - Bằng mắt nhìn (thị giác) nên thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa; thấy mưa rơi; những đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt. - Bằng tai nghe (thính giác) nên nghe thấy tiếng gió thổi; sự biến đổi của tiếng mưa; tiếng sấm, tiếng hót của chào mào. - Bằng cảm giác của làn da (xúc giác) nên biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới đầu mùa. GV: tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi và cảm nhận thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưaNhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực, thú vị. Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT 2 - GV kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học: quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa ( cuối các tiết TLV ở tuần 2) - Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý vào VBT. 2 HS khá, giỏi làm trên bảng. - Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm những dàn ý tốt. - HS nhận xét bài trên bảng lớp, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để HS cả lớp tham khảo. - Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến cho dàn ý của các bạn, mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa, chọn trước một phần trong dàn ý để chuẩn bị chuyển thành một đoạn văn trong tiết học tới. ÂM NHẠC Tiết 3: ÔN TẬP BÀI: REO VANG BÌNH MINH TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 I. Mục tiêu. - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động. - Bồi dưỡng hs lòng yêu hoà bình, yêu tổ quốc, tự hào gắn bó với quê hương. * TCTV: Học sinh hát. II. Chuẩn bị. - Thanh phách. - Tranh minh hoạ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: - Cho lớp hát một bài . 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới. * Hoạt động 1: Ôn tập bài: Reo vang bình minh.. - Gv mở cho hs nghe giai điệu một đoạn trong bài hát cho hs đoán tên bài. - Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: + Hát cả bài. + Hát kết hợp vỗ tay. + Hát kết hợp vận động. - Cho hs trình bày bài hát theo nhiều hình thức: + Tổ, nhóm. - Nhận xét, sửa sai. - Gv cho hs hát kết hợp vận động. * Hoạt động 2; Dạy bài TĐN số 1 - Gv treo bảng phụ bài TĐN sô 1 lên bảng. TĐN số 1: Cùng vui chơi. - Gv chỉ vào từng nốt nhạc trong bài TĐN số 1 và yêu cầu hs xác định và đọc tên nốt. - Luyện thanh. - Luyện tiết tấu. + GV ghi hình tiết tấu lên bảng gõ mẫu và hd hs gõ theo. - Cho hs xác định nhịp của bài TĐN. - Cho hs đọc tên nốt bài TĐN đến hết bài. - Chia bài TĐN ra làm 2 câu và hướng dẫn hs đọc nhạc từng câu một. - Sau khi hs đã biết đọc nhạc, Hd hs hát lời ca. - Nhận xét, sửa sai. 4. Củng cố- dặn dò. - Gv bắt nhịp cho hs hát bài: Reo vang bình minh kết hợp vận động. - Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I – MỤC TIÊU 1. Luyện tập sử dụng đúng một số nhóm từ đồng nghĩa nghi viết câu vào đoạn văn. 2. Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa, nói về tình cảm người Việt với đất nước, quê hương. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: - kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 - 3 HS làm lại BT 3, 4, 4c trong tiết TLVC trước - Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 -GV nêu yêu cầu của Bài tập. - HS cả lớp đọc thầm nội dung BT, quan sát tranh minh hoạ trong SGK, làm bài vào VBT. - 3 HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một, hai HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ thích hợp vào những ô trống: Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo. Bài tập 2 - HS đọc nội dung BT 2. - GV giải nghĩa từ cuội (gốc ) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội. Lưu ý HS: 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa (có chung ý nghĩa). Nhiệm vụ của em là phải chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó. - Một HS đọc lại 3 ý đã cho (làm người phải thuỷ chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ) - Cả lớp trao đổi, thảo luận, đi đến lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. - HS đọc nội dung BT 2. - GV giải nghĩa từ cội (gốc) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội. Lưu ý HS : 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa (có chung ý nghĩa). Nhiệm vụ của em là phải chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó. - Một HS đọc lại 3 ý đã cho (làm người phải thuỷ chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ) - Cả lớp trao đổi, thảo luận, đi đến lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. - HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ Với lớp HS giỏi, GV yêu cầu các em đặt câu (hoặc nêu hoàn cảnh) sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ trên. VD: +Làm người phải biết nhớ quê hương. Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi nữa là. +Ông tôi ở nước ngoài sắp về nước sống cùng gia đình tôi. Ông bảo: “Lá rụng về cội, ông muốn về chết nơi quê cha đất tổ” +Đi đâu chỉ vài ba ngày, bố tôi đã thấy nhớ nhà, muốn về. Bố thường bảo: “Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. Con người nhớ tổ ấm của mình là phải” Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của BT 3, suy nghĩ, chọn 1 khổ thơ trong bài sắc màu em yêu để viết thành một đoạn văn miêu tả (không chọn khổ thơ cuối) - Bốn, năm HS phát biểu dự định chọn khổ thơ nào. - GV nhắc HS, có thể viết về mầu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài: chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. - GV mời 1 HS khá, giỏi nói một vài câu làm mẫu. - HS làm bài vào VBT . - HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết được đoạn văn miêu tả màu sắc hay nhất, sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa. VD: Trong các sắc màu, màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đoá hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn ở BT 3 chưa đạt về nhà viết lại đoạn văn để đạt chất lượng cao hơn. Toán: Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Nhân, chia hai phân số. Tìm thành phần cha biết của phép nhân, phép chia. - Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số và một tên đơn vị đo. - Tính diện tích của mảnh đất II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Hoạt động 1: Ôn nhân, chia phân số. Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài - Gọi HS lên bảng làm - GV giúp HS yếu - Giúp HS cách trình bày bài . VD : , . Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần trong phép tính. Bài 2 : - HS nêu cách tìm thừa số, số bị chia cha biết - HS tự làm bài Hoạt động 3: Ôn cách viết đơn vị đo dới dạng hỗn số , tính diện tích mảnh đất Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài tơng tự nh bài tập 3 của tiết học trớc HS quan sát mẫu Nêu cách làm HS làm bài Gọi HS lên bảng làm Bài 4 SGK : Hướng dẫn HS tính: Diện tích nhà, diện tích ao, diện tích còn lại - Khoanh vào kết quả đúng. Khoanh vào B III. DẶN DÒ: Về chuẩn bị cho bài tiếp theo Kĩ thuật Bài 5 THÊU DẤU NHÂN (3 tiết) I. MỤC TIÊU HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêudấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích và tự hào với sản phẩm làm được. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu . Kích thước mũi thêu khoảng 3-4 cm). - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm. + Kim khâu len. + Len (hoặc sợi) khác màu vải. + Phấn màu,bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt các câu hỏi đinh hướng quan sát để HS nêu nhận xét đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu. - HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V (ở mặt phải và mặt trái đường thêu). - Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nếu ứng dụng của mũi thêu dấu nhân. - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn, Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - Hướng dẫn HS nội dung mục II (SGK) để nêu thêm các bước thêu dấu nhân. - Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. yêu cầu HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V (giống nhau: vạch 2 đường dấu song song cách nhau 1cm. Khác nhau: Thêu chữ V vạch dấu các điểm theo
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx