Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU

- Rèn kĩ năng điền vế để tạo thành câu ghép.

- Phát triển năng lực hợp tác khi làm việc nhóm.

- Phát triển phẩm chất tự giác học tập.

II. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ bài 2, phiếu bốc thăm.

 - Học sinh: sách, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
- GV kết luận chung.
Bài 4:
- Hướng dẫn làm vở
- Chấm, chữa bài.
*HĐ 2: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
* Liên hệ đi ATGT
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở.
- 2 em nêu bài giải.
- Nhận xét bổ sung, nhắc lại cách tính.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm bài cá nhân vào vở, bảng phụ→chia sẻ nhóm 2→ trình bày bài làm.
 Bài giải
Thời gian để cá heo bơi 2 400m là: 2400 : 72 000 = (giờ)
 giờ = 2 phút
 Đáp số: 2 phút
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở, nêu kết quả và giải thích cách làm.
C1: 15km = 15000 m
Vận tốc chạy của ngựa là:
15 000 : 20 = 750(m/phút)
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75(km/phút)
 0,75km/phút = 750m/phút
- Nhận xét bổ sung, nhắc lại cách tính.
* Đọc yêu cầu, xác định cách làm.
- Làm bài vào vở, chữa bài.
 Bài giải:
 Đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Sau 2,5 giờ xe máy đi được quãng đường là: 42 x 2,5 = 105 (km)
Xe máy còn cách A là: 135 - 105 = 30 (km)
 Đáp số: 30 km.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu qua các bài tập đọc đã học qua 3 chủ điểm. Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của bài "Tình quê hương", tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Rèn kĩ năng tìm câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. 
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức tìm câu ghép chính xác.
- Phát triển phẩm chất tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, phiếu bốc thăm.
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1. Giới thiệu nội dung học tập của tiết 3.
*HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5) 
 Cách kiểm tra:
- Từng em lên bốc thăm.
- Cho HS đọc theo yêu cầu ghi thăm.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 2. Hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- Gọi học sinh lên báo cáo.
*HĐ 3. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
* Nối tiếp nhau đọc bài văn + chú giải.
2 em đọc câu hỏi trong bài.
- Cá nhân tự làm bài theo yêu cầu.
- Nối tiếp nhau trình bày lần lượt các câu hỏi trong sgk.
- Cả lớp nhận xét.
Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu qua các bài tập đọc đã học. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu học kì II. Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích, giải thích được lí do yêu thích câu văn hoặc chi tiết đó.
- Phát triển năng lực phân tích văn miêu tả.
- Phát triển phẩm chất ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm bài 2, phiếu bốc thăm.
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
*HĐ 1. Giới thiệu nội dung học tập của tiết 4.
* HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5)
 Cách kiểm tra:
- Từng em lên bốc thăm.
- Cho HS đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung.
*HĐ 3. Bài tập 
Bài tập 2. Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các bài tập đọc là văn miêu tả.
Bài tập 3. Chia nhóm lập dàn ý, chọn chi tiết hoặc câu văn yêu thích.
*HĐ 4. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc bài cũ.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Mở Mục lục sách tìm nhanh các bài và nêu miệng trước lớp.
* Đọc yêu cầu bài tập 3.
- Xác định và nêu tên bài văn mà các em chọn để lập dàn ý.
- Làm nhóm, 1 nhóm làm bảng nhóm, báo cáo kết quả.
- Nhận xét đánh giá.
- Đại diện các nhóm nhìn bảng đọc lại.
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.
Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.
- Phát triển năng lực viết chữ đẹp cho hs.
- Phát triển phẩm chất ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ viết nội dung bài chính tả.
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
*HĐ 1. Giới thiệu nội dung học tập của tiết 5.
*HĐ 2. Nghe - viết.	
- Đọc bài chính tả: Bà cụ bán hàng nước chè. Trên bảng phụ
+ Nhắc nhở trước khi viết.
- Chấm chữa bài.
*HĐ 3. Bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
- Gọi học sinh lên báo cáo.
*HĐ 4. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc thầm lại bài viết, tóm tắt nội dung bài.
- Đọc thầm lần 2, xác định từ khó viết.
- Viết bài vào vở.
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Các nhóm làm vở nháp.
- Cử đại diện lên báo cáo.
- Viết lại bài vào vở.
Khoa học
 SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT 
I. MỤC TIÊU
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử; Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. Có kĩ năng vẽ các con vật và tô màu.
- Phát triển năng lực trả lời câu hỏi ngắn gọn, đúng nội dung cần trao đổi.
- Phát triển ý thức bảo tồn các loại động vật quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ
- GV + HS : Sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
+GV kết luận: SGV trang 177.
Hoạt động 2: Quan sát
+Mời một số HS trình bày
+Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
* Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
- HS đọc SGK
+Được chia làm 2 giống: đực và cái.
+Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+Gọi là sự thụ tinh.
+Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
- HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
- HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
............
Ngày soạn: 18/3/2017
	Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2017
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Luyện tập tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều.
- Phát triển năng lực tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Phát triển ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
*HĐ 1. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: 
- Hướng dẫn tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời, cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- Vẽ sơ đồ và giải thích.
- Kết luận kết quả đúng.
Bài 2: 
- Hướng dẫn làm nhóm.
- GV kết luận kết quả đúng, yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- Hướng dẫn HS làm bài cá nhân.
- Lưu ý cách tính để học sinh nhận rõ các bước tính.
- Chấm, chữa bài.
*HĐ 2. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở nháp.
- 2 em nêu bài giải.
- Nhận xét bổ sung, nhắc lại cách tính.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Các nhóm làm bài, nêu kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở, chữa bài.
 Bài giải:
Đáp số: 16 giờ 7 phút.
.....
Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
- Phát triển năng lực vận dụng lý thuyết vào thực hành lắp ghép.
- Phát triển tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ
- Mẫu máy bay : bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ 2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : lắp xe máy bay
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình lắp.
- Nhận xét.
b. Thực hành lắp. 
- Chọn chi tiết.
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp ráp máy bay trực thăng.
c. Đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét, bình chọn.
HĐ 3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp.
- Nghe, nhắc lại.
- 2 học sinh.
- Hoạt động theo nhóm.
- Nhóm trình bày sản phẩm.
- Đánh giá theo mục 3 SGK.
.
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu qua các bài tập đọc đã học qua 3 chủ điểm. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những ví dụ đã cho.
- Phát triển năng lực sử dụng các biện pháp liên kết câu.
- Phát triển ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, phiếu bốc thăm.
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu nội dung học tập của tiết 6.
b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5) 
* Cách kiểm tra:
- Từng em lên bốc thăm.
- Cho HS đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung.
* Bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm việc độc lập.
- Gọi học sinh lên báo cáo.
3/ Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc bài cũ.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
* Nối tiếp nhau đọc bài văn.
2 em đọc câu hỏi trong bài.
- Cá nhân tự làm bài theo yêu cầu.
- Nối tiếp nhau trình bày lần lượt các câu hỏi trong sgk.
- Cả lớp nhận xét.
......
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 7)
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu qua các bài tập đọc đã học qua 3 chủ điểm. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những ví dụ đã cho.
- Phát triển năng lực sử dụng các biện pháp liên kết câu.
- Phát triển ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, phiếu bốc thăm.
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
*HĐ 1. Giới thiệu nội dung học tập của tiết 7.
* HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5) 
 * Cách kiểm tra:
- Từng em lên bốc thăm.
- Cho HS đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung.
 * Bài tập.
- Hướng dẫn HS làm nhóm cộng tác 4.
- Gọi học sinh lên báo cáo.
* HĐ 3. Củng cố, dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
* Nối tiếp nhau đọc bài văn + chú giải.
- Cá nhân tự làm bài theo yêu cầu →chia sẻ nhóm 4→trình bày kết quả.
- Nối tiếp nhau trình bày lần lượt các câu hỏi trong sgk.
- Cả lớp nhận xét.
....
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Chủ đề: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ (Tiết 1)
TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
- HS có một số hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa của một số dân tộc, quốc gia trên thế giới.
- Phát triển năng lực năng lực nhận biết quốc kì của từng quốc gia.
- Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tôn trọng và học hỏi tinh hoa văn hóa các dân tộc khác.
II. CHUẨN BỊ
Hình Quốc kì, các miếng bìa ghi tên các nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	*Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc trên thế giới (Tiết 1)
Bước 1: Chuẩn bị.	
- Nội dung thi: Tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa (quốc kì, thủ đô, di sản thế giới, phong tục tập quán, .) của một số dân tộc, quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực.
- Hình thức thi: Theo các Đội, mỗi Đội thi gồm 3 HS.
Bước 2: Thực hiện cuộc thi.
- Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu Ban giám khảo.
- Các Đội thi đứng vào các vị trí quy định.
a) Phần thi gắn hình quốc kì với tên quốc gia.
- Mỗi đội có 5 lá quốc kì và 5 miếng bìa, mỗi miếng bìa có ghi tên 1 quốc gia. Hết 5 phút đội nào chưa gắn xong cũng phải dừng lại.
b) Phần thi gắn hình di sản thế giới với tên quốc gia có di sản đó.
- Mỗi Đội có 5 hình hoặc 5 miếng bìa đề tên di sản thế giới. Mỗi Đội là 5 phút phải gắn được hình di sản thế giới với tên quốc gia có di sản đó.
 	Cách tính điểm: Mỗi hình đúng được 1 điểm. Sai không trừ điểm.
c) Phần thi trả lời câu hỏi.
- Thời gian 2 phút, mỗi câu đúng được 1 điểm.
Bước 3: Đánh giá.
- Người dẫn chương trình công bố các giải thưởng, từ giải thấp nhất đến giải cao nhất và mời Ban giám khảo và các đại biểu lên trao phần thưởng cho các Đội.
 *) C2 - D2: Nhận xét tiết học. Về học bài. CB bài sau.
.
Lịch sử
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Biết ngày 30 - 4 - 1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
Ngày 26/04/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quan đội và chính quyền sài gòn trong thành phố.
Những nét chính về sự kiện quan giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.
- Phát triển năng lực trao đổi, thảo luận có sự hợp tác trong nhóm.
- Phát triển phẩm chất yêu quê hương, nhớ ơn những anh hùng đã hi sinh để giải phóng đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- HS: Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975.
- GV: Lược đồ chỉ các đại danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn.
GV nêu câu hỏi: “Sự kiện quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?”
® GV nhận xét và nêu lại các hình ảnh tiêu biểu.
GV tổ chức cho HS đọc SGK, đoạn còn lại.
Thảo luận nhóm, chọn ý, diễn lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
GV chốt + Tuyên dương nhóm diễn hay nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975.
- Chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975 có tầm quan trọng như thế nào?
® GV nhận xét + chốt.
Là 1 trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
Đánh tan chính quyền Mĩ – Nguỵ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
Từ đây, Nam - Bắc được thống nhất.
* Củng cố - dặn dò. 
1 học sinh đọc SGK.
HS thảo luận nhóm đôi.
Mỗi em gạch dưới các chi tiết chính bằng bút chì ® vài em phát biểu.
HS đọc SGK.
Thảo luận nhóm, phân vai, diễn lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
Học sinh trả lời.
HS nhắc lại (3 em).
Học sinh nêu.
Ngày soạn: 18/3/2017
Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017
Toán
	ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức và kĩ năng về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
- Phát triển năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Phát triển sự yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm bài 2.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: Hướng dẫn nêu miệng.
Bài 2: Hướng dẫn làm nhóm đôi.
- Gọi các nhóm chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm nhóm bốn.
- GV kết luận chung.
Bài 5: Hướng dẫn HS làm nhóm.
- Gọi đại diện nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
Hướng dẫn HS làm theo nhóm cộng tác 2.
*HĐ 2. Củng cố - dặn dò.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- 2 - 3 em đọc và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
- Nhận xét, nhắc lại.
* Đọc yêu cầu.
- Làm nhóm , 1 nhóm làm bảng nhóm, trình bày kết quả.
+ Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Làm nhóm, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở →chia sẻ nhóm 2→trình bày kết quả. Kết quả là:
a) 3999; 4856; 5468; 5486
b) 3762; 3726; 2763; 2736
* Đọc yêu cầu.
- Làm nhóm, báo cáo kết quả.
- Cử đại diện nêu lại dấu hiệu chia hết.
.....
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 8)
(Kiểm tra viết)
I/ MỤC TIÊU.
- Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
- Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Phát triển ý thức yêu quý bạn bè hơn.
II/ CHUẨN BỊ
 GV: Bảng phụ.
 HS: Sách, vở viết.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1: HS viết bài
- Treo bảng phụ đề bài SGK - 106
- Yêu cầu HS nêu và đọc lại đề bài
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- GV yêu cầu HS thực hiện các phần ghi tên lời phê và các mục trước khi viết bài
*HS viết bài
- Thu bài, chấm chữa.
- Gv nhận xét một số ưu khuyết điểm trong giờ viết bài.
HĐ 2. Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- HS nêu yêu cầu của đề bài 
- HS chú ý lắng nghe
- Đọc yêu cầu, xác định đề bài.
- HS thực hiện các mục ghi trước khi làm bài kiểm tra viết
- Viết bài vào vở.
- Kiểm tra, soát lỗi chính tả bài viết.
- HS thực hành viết bài văn
- Thu bài theo tổ
Thực hiện bài tập về nhà.
........
Địa lý
CHÂU MĨ (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
- Phát triển năng lực hợp tác khi làm việc trong nhóm.
- Phát triển sự yêu thích bộ môn ham tìm hiểu thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ Thế giới.
- HS: Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+ Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+ Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu?
- GV kết luận: (SGV – trang 141)
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm 7
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- GV bổ sung và kết luận: (SGV - trang 142).
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
- GV kết luận: (SGV - trang 142)
 * Củng cố - dặn dò. 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
+ Đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Từ các châu lục đến sinh sống.
+ Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miền đông.
- HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
Đạo đức
THỰC HÀNH: EM YÊU TRƯỜNG LỚP EM
I. MỤC TIÊU
- Hướng dẫn HS thực hành kĩ nằng đạo đức qua bài Em yêu trường lớp em.
- Phát triển năng lực thực hiện đúng các hành vi đạo đức.
- Phát triển phẩm chất cho HS yêu trường lớp, quý trọng và bảo vệ trường lớp.
II. CHUẨN BỊ
- GV + HS: Tranh vẽ, băng hình về các hoạt động trường lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm
- GV cho HS giới thiệu các sản phẩm đã sưu tầm được.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh ... và kết luận"
Hoạt động 2: Vẽ tranh về các hoạt động ở trường lớp.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm để các em vẽ.
- Gv hướng dẫn vẽ. 
* GV đánh giá tranh của các nhóm và kết luận.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu trường lớp em. 
- Cho HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu trường lớp em. của mình trước lớp.
- GV nhận xét và nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, phù hợp với khả năng của mình.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan