Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhớ, viết, trình bày đúng, đẹp đoạn thơ bài: Cửa sông từ Nơi biển tìm về với đất đến.

- Làm đúng bài tập chính tả ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

2. Kĩ năng: rèn ý thức viết và trình bày.

3. Thái độ: có ý thức học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1’

 Sĩ số: 27 vắng:.

 

doc51 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.
- Là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng,...
=>11 giờ 30 phút lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Toàn thắng đã về ta. Để có giờ phút vinh quang chói lọi ấy cả dân tộc Việt Nam đã phải đi trong mưa bom, bão đạn, anh dũng chiến đấu và hi sinh suốt 21 năm với ý chí quyết tâm " Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô".
- Nhận xét giờ học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................================================
Toán
Tiết 132: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh củng cố về tính quãng đường trong toán chuyển động đều.
2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng làm tính.
3. Thái độ: yêu cầu cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	Sĩ số: 27 vắng:....... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?
- Nhận xét – đánh giá.
- Lấy vận tốc nhân thời gian.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập
b. Nội dung:
Bài 1: 6' Tính độ dài quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào chỗ trống.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì? 
 Tính độ dài quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào chỗ trống.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
v
32,5km/giờ
210m/phút
36km/giờ
t
4 giờ
7phút
40 phút
s
130km
1,47km
24km
+ Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?
- Lấy vận tốc nhân thời gian.
Bài 2: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Hỏi gì?
+ Muốn tính quãng đường từ A đến B ta phải làm thế nào?
Đi từ A lúc: 7 giờ 30 phút
Đến B lúc: 12 giờ 15 phút
v: 46km/giờ
s AB:? 
- Tính thời gian ô tô đi từ A đến B 
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Quãng đường từ A đến B dài là:
46 4,75 = 218,5 (km)
 Đáp số: 218,5 km.
Bài 3: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
 v: 8km/giờ
 t: 15 phút
 s:...?km
+ Em có nhận xét gì về đơn vị vận tốc bay của ong mật và thời gian bay mà bài toán cho?
- Đơn vị chưa thống nhất, vận tốc bay của ong mật tính theo đơn vị km/giờ nhưng thời gian bay lại tính theo vị phút.
+ Vậy phải đổi các số đo theo đơn vị nào thì mới thống nhất?
- Có hai cách tính theo đơn vị phút.
+ Đổi thời gian bay 15 phút = 0,25 giờ.
+ Đổi vận tốc: 
8km/giờ = 8 km : 60 phút = km/phút.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Quãng đường ong mật bay trong 15 phút 
8 0,25 = 2 (km)
 Đáp số: 2 km
Bài 4: 8'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
v: 14m/giây
t: 1 phút 15 giây
S :...?
+ Nhắc học sinh chuyển đổi đơn vị đo của vận tốc và thời gian cho phù hợp rồi làm bài.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
1 phút 15 giây = 75 giây
Quãng đường đi được của Kăng-gu-ru là:
14 75 = 1050 (m)
 Đáp số: 1050 m
4. Củng cố, dặn dò: 1’
+ Nêu cách tính vận tốc, quãng đường?
+ Nhận xét tiết học.
V = S : t; S = V t
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................============================
Ngày soạn: 24-3-2019
Ngày giảng: Thứ Tư, ngày 27 tháng 3 năm 2019 
Kể chuyện
Tiết 27: KỂ CHUỴÊN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chọn được câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân Việt Nam hoặc kỉ niệm với thầy, cô giáo.
- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng kể chuyện.
3. Thái độ: có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng lớp viết sẵn 2 đề bài. Bảng phụ viết sẵn gợi ý 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:.......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
b. Nội dung:
Hướng dẫn kể chuyện:
Tìm hiểu đề bài: 6'
Đề bài:
1. Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
2. Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Câu chuyện này có gì khác so với câu chuyện trước?
+ Câu chuyện này có nội dung như thế nào?
- Chứng kiến hoặc tham gia.
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: trong cuộc sống, tôn sư trọng đạo, kỉ niệm, thầy giáo, cô giáo, lòng biết ơn.
- Câu chuyện mà các em kể là những câu chuyện có thật. Nhân vật trong truyện là người khác hay chính là em. Khi kể, em nhớ nêu cảm nghỉ của mình về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hay tình cảm của em đối với thầy, cô giáo như thế nào?
- Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK.
- Treo bảng phụ có ghi gợi ý 4.
- Học sinh đọc.
- GV yêu cầu học sinh hãy giới thiệu về câu chuyện em định kể.
Kể trong nhóm: 6'
- Chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm 8 em, yêu cầu các em kể lại câu chuyện mình chọn.
- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu
- Các nhóm thảo luận kể chuyện.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi gợi ý:
+ Câu chuyện em kể xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?
+ Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể?
+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?
+ Em có cảm nghĩ gì qua câu chuyện?
Kể trước lớp: 14'
- Tổ chức cho học sinh kể.
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể chuyện.
- Sau mỗi học sinh kể, GV yêu cầu học sinh dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.
- Học sinh kể chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:1’
- Các câu chuyện hôm nay các em kể có nội dung gì? Em đã làm gì để giống các nhân vật biết tôn sư trọng đạo trong các câu chuyện kể trên?
- Nhận xét tiết học.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn với thầy cô giáo: gặp thầy cô phải chào hỏi lễ phép,...
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................==========================
Toán
Tiết 133: THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Hình thành cách tính thời gian của một chuyện động đều.
- Vận dụng để giải bài toán về tính thời gian của chuyển động đều.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tính cẩn thận chính xác.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hai băng giấy chép sẵn 2 đề bài của bài toán ví dụ. Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:.......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Muốn tính quãng đường, vận tốc ta làm như thế nào?
- Nhận xét – đánh giá.
- Vận tốc: Lấy quãng đường chia thời gian.
- Quãng đường: Lấy vận tốc nhân thời gian.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Thời gian
b. Nội dung:
Hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều: 10'
Bài toán 1:
- GV dán băng giấy có đề toán 1.
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Em hiểu câu: Vận tốc ô tô 42,5km/giờ như thế nào?
- Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
+ Ô tô đi đi được quãng đường dài bao nhiêu km?
- Ô tô đi được quãng đường dài 170km.
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km, em hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó?
Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là:
170 : 42,5 = 4 (giờ)
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét để toán để rút ra quy tắc tính thời gian. 
+ 42,5km/giờ là chuyển động gì của ô tô?
+ 170km là gì của chuyển động của ô tô?
- Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.
- Là quãng đường ô tô đã đi được.
 + Trong bài toá , để tính thời gian của ô tô chúng ta làm thế nào?
- Chúng ta lấy quãng đường ô tô đã đi được chia cho vận tốc của ô tô.
=>Đó chính là quy tắc tính thời gian, muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Học sinh nhắc lại quy tắc.
- Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính thời gian.
t = s : v
Bài toán 2:
- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng.
- Gọi học sinh đọc bài toán.
Tóm tắt:
+ bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Vận tốc: 36km/giờ
Quãng đường: 42km
Thời gian: ?
+ Muốn tính thời gian đi hết quãng đường sông của ca nô chúng ta làm như thế nào?
- Muốn tính thời gian đi hết quãng đường sông của ca nô chúng ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Nhắc các em khi tính được thời gian của ca nô đi, nhớ đổi thời gian thành đơn vị giờ, phút như cách nói trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh làm bài
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
42 : 36 = (giờ)
 giờ = giờ = 1 giờ 10 phút
 Đáp số: 1 giờ 10 phút
Luyện tập 
Bài 1: 6' Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài?
+ Bài yêu cầu gì?
+ Bảng đó cho biết gì?
+ Yêu cầu chúng ta phải tìm gì?
Viết số thích hợp vào ô trống:
- Cho biết số đo của quãng đường và vận tốc của chuyển động
- Yêu cầu chúng ta tính thời gian rồi điền vào ô trống cho phù hợp.
+ Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
- Lấy quãng đường chia vận tốc.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 4 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra. 
s (km)
35
10,35
108,5
81
v (km/giờ)
14
4,6
62
36
t (giờ)
2,5
2,25
1,75
2.25
Bài 2: 5'
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt từng phần của bài toán.
Tóm tắt:
+ BT cho biết gì?
+ BT hỏi gì?
a) s = 23,1 km
 v = 13,2 km/giờ
 t = ?
b) s = 2,5 km
 v = 10km/giờ
 t = ?
+ Để tính được thời gian đi của người đi xe đạp chúng ta làm như thế nào?
- Chúng ta lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc.
- GV nhắc học sinh làm tương tự với phần b.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
a, Thời gian của người đi xe đạp đó là:
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
1,75 giờ = 1 giờ 45 phút
Đáp số : 1 giờ 45 phút
 b, Thời gian chạy người đó là:
2,5 : 10 = 0,25 (giờ)
0,25 giờ = 15 phút
 Đáp số: 15 phút
Bài 3: 5'
- Gọi học sinh đọc đề bài.
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
 Vận tốc máy bay: 860km/giờ
Quãng đường bay: 2150km
Thời gian khởi hành: 8 giờ 45 phút
+ Bài toán yêu cầu gì?
Thời gian máy bay bay đến nơi.
+ Để tính được thời gian bay đến nơi ta làm như thế nào?
+ Cần tìm gì trước và tìm thế nào?
- Để tính được thời gian bay đến nơi ta lấy thời điểm khởi hành cộng với thời gian bay. Vậy trước hết cần tính thời gian bay hết quãng đường.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Thời gian máy bay bay là:
2150 : 860 = 2,5 (giờ)
2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Thời gian máy bay tới nơi là:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
 Đáp số: 11 giờ 15 phút
4. Củng cố, dặn dò: 1’
- Nhắc lại cách tính thời gian, quãng đường, vận tốc của một chuyển động?
- Nhận xét tiết học.
- Vận tốc: Lấy quãng đường chia thời gian.
- Quãng đường: Lấy vận tốc nhân thời gian.
- Thời gian: Lấy quãng đường chia vận tốc 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................==========================
Tập đọc
Tiết 54: ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất....
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
2. Kỹ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: năm xưa, chớm lạnh, xao xác, nắng lá, phù sa, rì rầm....
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ. Thay đổi câu hỏi 2
3. Thái độ:
- Tự hào và yêu đất nước của mình. Học thuộc bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ trang 94 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn dòng thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định tổ chức:( 1') Kiểm tra sĩ số: 27 Vắng: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Gọi 2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo SGk
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? 
+ Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? 
- GV nhận xét, đánh giá bài của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:( 1')
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh? 
Bức tranh gợi cho ta nghĩ đến cuộc sống vui vẻ, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng chính là miềm vui cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi đất nước toàn thắng. Trong tiết tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hơn về cảm xúc này của tác giả.
b. Nội dung
Luyện đọc: (10')
- Hs đọc bài và TLCH
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp " nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ". 
- Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam. 
Hs quan sát tranh 
- Cảnh vật trong tranh rất sống động, vui tươi. Màu vàng, xanh của bức tranh tạo nên sự giàu có, ấm cúng. 
a, Gọi 1 Hs đọc cả bài.
1 HS đọc cả bài
GV chia bài thành 5 đoạn( Mỗi HS đọc một khổ thơ.)
Hs đánh dấu sgk
b, Nối tiếp đoạn:
 5 HS
- HS đọc nối tiếp lần 1: Hướng dẫn HS đọc từ khó, câu khó.
 Mùa thu nay / khác rồi
 Tôi đứng vui nghe /giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre /phấp phới
 Trời thu /thay áo mới
 Trong biếc/ nói cười thiết tha.
Yêu cầu HS đọc chú giải
- HS đọc thầm phần chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2: + giải nghĩa từ
5 HS 
 - Gọi HS đọc nối tiếp lần 3:
5 HS 
- GV nhận xét - tuyên dương
c, Luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo bàn.
d, GV đọc mẫu
- HS lắng nghe.
Tìm hiểu bài:( 7')
-Yêu cầu hs đọc thầm 2 khổ thơ đầu và TLCH
- HS thảo luận nhóm, đọc thầm, trả lời câu hỏi.
1. Niềm vui trong mùa xuân thắng lợi
+ Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào? 
- Giảng: Đây là những câu thơ viết về mùa Hà Nội năm 1946. Năm những người con của Thủ đô từ biệt Hà Nội đi kháng chiến, tâm trạng của họ rất lưu luyến, ngậm ngùi. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại mà vẫn thấy thềm nắng sau lưng lá rơi đầy.
- Những ngày thu đã xa đẹp khổ thơ 1
- Yêu cầu hs đọc thầm 3 khổ thơ sau và TLCH
+ Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ 3?
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng trte phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Cảnh đất nước trong mùa thu mới còn rất vui: rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha.
*Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến?
- Biện pháp nhân hoá: Mùa thu, trời đất cũng thay áo, nói cười như con người để thể hiện niềm vui, lòng tự hào.
+ Điệp từ, điệp ngữ: đây,những, của chúng ta.
2. Niềm tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc
+ Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm ?
- Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua các điệp từ, điệp ngữ: đây, những, của chúng ta.
- Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ: chưa bao giờ khuất, rì rầm trong tiếng đất, vọng nói về.
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài.
Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Đọc diễn cảm và HTL:( 10')
Đọc bài thơ.
+ Nêu giọng đọc chung của bài thơ?
+ Nêu từ ngữ cần nhấn giọng ở khổ thơ 3?
5 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc.
Giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào.
- Nhịp 3/2, 3/3, 2/3.
Nhấn giọng cuối mỗi câu thơ
 - GV đưa đoạn luyện đọc:3
 Mùa thu nay / khác rồi
 Tôi đứng vui nghe /giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre /phấp phới
 Trời thu /thay áo mới
 Trong biếc/ nói cười thiết tha.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 3 đến thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá bài của HS
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ theo hình thức nối tiếp. Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá bài của HS.
4. Củng cố, dặn dò:( 4')
+ Dựa vào tranh minh hoạ và bài thơ em hãy tả lại cảnh đất nước tự do bằng lời của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và luyện đọc các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- Học thuộc bài thơ
- Mỗi HS đọc thuộc 1 khổ.
 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
Hs nêu 
Hs theo dõi
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ===========================
Địa lí
Tiết 27: CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năn chỉ bản đồ.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. Lược đồ các châu lục và đại dương. Lược đồ tự nhiên châu Mĩ. Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'	
Sĩ số: 27 vắng:.......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Màu da chủ yếu của người dân châu Phi là gì?
- Nêu đặc điểm nền kinh tế của châu Phi?
- Da đen.
- Có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
- Nhận xét – đành giá.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Châu Mĩ
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (7’) Cá nhân
1. Vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ.
- GV đưa ra quả địa cầu, yêu cầy học sinh quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu đông và bán cầu tây.
- Học sinh lên chỉ quả địa cầu.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 trang 103 SGK, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ. Các bộ phận của châu Mĩ.
- Học sinh quan sát trả lời. 
- Gọi học sinh lên bảng chỉ quả địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ?
- Châu Mĩ nằm ở bán cầu tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này.
- Châu Mĩ bao gồm phần lục địa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ.
- Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tây giáp với Thái Bình Dương.
- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 104, đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc