Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Lịch sử (5B)

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG.

I.MỤC TIÊU:

- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.

 - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không".

- Giáo dục HS tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

Kiểm tra - Giới thiệu bài mới

- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận HS.

- GV giới thiệu bài. - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động thế nào đối với nước Mĩ?

Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: - HS đọc SGK và rút ra câu trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình.

+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. + Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam.

+ Nêu những điều em biết về máy bay B52? + Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom (gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là "pháo đài bay".

+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52 + Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.

- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp. - Mỗi vấn đề 1 HS phát biểu ý kiến, sau đó các HS khác bổ sung ý kiến.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ở châu Phi có nền kinh tế phát triển hơn cả.
- HS chỉ và nêu tên các nước: Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri.
- GV có thể hỏi thêm: Em có biết vì sao các nước châu Phi lại có nền kinh tế chậm phát triển không?
• Các nước ở châu Phi có khí hậu quá khắc nghiệt.
• Hầu hết các nước này đều là thuộc địa của các đế quốc trong một thời gian dài.
• Các nước châu Phi có nạn phân biệt chủng tộc (a-pác-thai) người da đen không có quyền lợi gì, bị coi là nô lệ, bị bóc lột tàn nhẫn
- GV kết luận : Hầu hết các nước ở châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Hoạt động 3: Ai Cập
Các yếu tố
Đặc điểm
Vị trí địa lí
Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối của ba châu lục: Á, Âu, Phi. Có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng
Sông ngòi
Có sông Nin, là một con sông lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất
Đất đai
Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ
Khí hậu
Nhiệt đới, nhiều mưa
Kinh tế
Kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi
Các ngành kinh tế : khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch...
Văn hóa - kiến trúc
Từ cổ xưa đã rất nổi tiếng với nền văn minh sông Nin
Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc cổ vĩ đại.
- GV theo dõi HS làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ khi có khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS để có bảng thống kê hoàn chỉnh như trên.
- Mỗi nhóm báo cáo về 1 yếu tố, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng rậm A-ma-dôn. 
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA.
(Đã soạn Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG.
I.MỤC TIÊU:
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
 - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không".
- Giáo dục HS tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
	Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận HS.
- GV giới thiệu bài.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động thế nào đối với nước Mĩ?
Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- HS đọc SGK và rút ra câu trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình.
+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
+ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam...
+ Nêu những điều em biết về máy bay B52?
+ Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom (gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là "pháo đài bay".
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52
+ Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Mỗi vấn đề 1 HS phát biểu ý kiến, sau đó các HS khác bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung thêm cho HS: Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam, Mĩ buộc phải kí kết với ta một Hiệp định tại Pa-ri. Song nội dung Hiệp định lại do phía ta nêu ra, lập trường của ta rất kiên định, vì vậy Mĩ cố tình lật lọng, một mặt chúng thoả thuận thời gian kí vào tháng 10 / 1972, mặt khác chuẩn bị ném bom tại Hà Nội
Hoạt động 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau:
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận và ghi ý kiến của nhóm vào phiếu học tập.
Kết quả thảo luận tốt là:
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? 
+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
+ Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.
+ Mĩ dùng máy bay B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe,
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
+ Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người đã chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ. Ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
+ Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.
+ Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan; 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội...
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- 4 đại diện của 4 nhóm HS lần lượt trình bày về từng vấn đề trên, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV hỏi HS cả lớp: 
- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Một số HS nêu ý kiến trước lớp. Ví dụ:
• Giặc Mĩ thật độc ác, để thực hiện dã tâm của mình chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.
-GV kết luận một số ý chính về diễn biến cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ?
(Gợi ý: Ta thu được chiến thắng gì? Địch bị thiệt hại như thế nào ? Chiến thắng tác động gì đến việc kí hiệp định Pa-ri giữa ta và Mĩ, có nét nào giống với Hiệp định Giơ-ne-vơ giữa ta và Pháp)
- GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
• Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
• Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài: Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không".
- Trong trận chiến này, cái gọi là "pháo đài bay" của cường quốc Hoa Kì đã bị rơi tơi tả tại thủ đô Hà Nội. Âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam cũng vì thế mà phá sản hoàn toàn. Mĩ buộc phải tiếp tục đàm phán hòa bình và kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Lế kí Hiệp định Pa-ri”.
Tiết 4: Khoa học (5B)
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA.
I.MỤC TIÊU:
	- Biết được quá trình sinh sản của thực vật có hoa.
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Hình vẽ trong SGK.
- Sư tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Sau đó nhận xét .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
b.Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ.
Sử dụng sơ đồ 1 và 2 SGK, treo trên bảng và giảng về:
Sự thụ phấn.
Sự hình thành hạt và quả.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 1).
Sơ đồ quả cắt dọc (hình 2). 
Ghi chú thích.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi 
3: Củng cố,dặn dò
Nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
Thi đua: kể tên hoa thụ phấn.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cây mọc lên như thế nào?”
Nhận xét tiết học.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
Học sinh lên bảng chỉ vào sơ đồ trình bày.
Học sinh vẽ trên bảng.
Học sinh tự chữa bài.
Các nhóm thảo luận câu hỏi.
Trong tự nhiên, hoa có thể thụ phấn được theo những cách nào?
Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhở sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác góp ý bổ sung.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP XE BEN. (Tiết 3)
(Đã soạn Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố về cộng, trừ và nhân số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) phút = ...giây.
 A. 165 B. 185.
 C. 275 D. 234
b) 4 giờ 25 phút 5 = ...giờ ... phút
A. 21 giờ 25 phút B. 21 giờ 5 phút
C. 22 giờ 25 phút D. 22 giờ 5 phút
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) giờ = ...phút ; 1giờ = ...phút
b) phút = ...giây; 2ngày = ...giờ
Bài tập3: Thứ ba hàng tuần Hà có 4 tiết ở lớp, mỗi tiết 40 phút. Hỏi thứ ba hàng tuần Hà học ở trường bao nhiêu thời gian?
Bài tập4: (HS có NL)
Lan đi ngủ lúc 9 giờ 30 phút tối và dậy lúc 5 giờ 30 phút sáng. Hỏi mỗi đêm Lan ngủ bao nhiêu lâu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải :
 a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào D
Lời giải:
a) giờ = 24 phút ; 1giờ = 105phút
b) phút = 50 giây; 2ngày = 54giờ
Lời giải: 
Thứ ba hàng tuần Hà học ở trường số thời gian là: 40 phút 5 = 200 ( phút)
 = 2 gờ 40 phút. 
 Đáp số: 2 gờ 40 phút. 
Lời giải: 
Thời gian Lan ngủ từ tối đến lúc nửa đêm là:
 12 giờ - 9 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút.
Thời gian Lan ngủ mỗi đêm là:
 2 giờ 30 phút + 5 giờ 30 phút = 7 giờ 60 phút
	= 8 giờ.
 Đáp số: 8 giờ.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI
2.1. Mục tiêu hoạt động
- HS biết được ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3.
- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường.
2.2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp học
2.3. Tài liệu và phương tiện 
- Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu;
- Giấy mời cô giáo và các bạn gái ;
- Hoa, bưu thiếp , quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp;
- Lời chúc mừng các bạn gái;
- Các bài thơ, bài hát, về phụ nữ, về ngày 8 - 3.
2.4 Các bước tiến hành 
Bước 1 : Chuẩn bị
- Trước khoảng 1 tuần, các học sinh trong lớp bàn kế hoạch và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các cá nhân, nhóm HS nam.
- Trang trí lớp học:-
+ Tên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu : “Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3”
+ Bàn giáo viên được trải khăn, bày lọ hoa
+ Bàn ghế kê ngay ngắn, tốt nhất là hình chữ U.
- Gửi lời mời hoặc nói lời mời tham dự buổi lễ tới cô giáo và các bạn gái (nên mời trước 1 - 2 ngày ; trong giấy mời hoặc lời mời phải ghi rõ thời gian địa điểm tổ chức và có thể kèm theo chương trình tổ chức hoạt động)
Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
- Trước khi buổi lễ bắt đầu, các Hs nam ra của lớp đón cô giáo cùng các bạn gái và mời ngồi vào những hàng ghế danh dự.
- Mở đầu, một đại diện HS nam lên tuyên bố lý do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to : Chúc mừng 8-3 !
- Lần lượt từng HS nam lên nói một câu chúc mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (theo phân công, mỗi em tặng hoa/quà cho một người. Trong trường hợp số HS nữ nhiều hơn số HS nam thì mỗi em nam có thể tặng quà cho 2-3 bạn gái)
- Cô giáo và các HS nữ nói lời cảm ơn các HS nam.
- Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ. Các HS nam sẽ lên hát, đọc thơ , kể chuyện, trình diễn tiểu phẩm, về chủ đề ngày 8-3. Các HS nữ và cô giáo cũng sẽ tham gia các tiết mục với các HS nam.
- Kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ Tư ngày 16 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
CHÂU PHI (TIẾP THEO)
(Đã soạn Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
(Đã soạn Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH. (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
	- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
	- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
	* GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình).
 - Kĩ năng hợp tác với bạn bè.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình.
	- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh(Irắc, Áp-ga-nix-tan).
- Thẻ màu.
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động:
- Yêu cầu HS cho biết: loài chim nào là biểu tượng hoà bình.
- Yêu cầu HS hát bài: “Cánh chim hoà bình”.
- GV gọi 1-2 HS phát biểu:
+ Bài hát muốn nói lên điều gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thông tin trong SGK và tranh ảnh.
- GV treo tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở các vùng có chiến tranh. Nếu có điều kiện GV cho HS xem băng đĩa có nói đến tội ác của chiến tranh những hậu quả, những tổn thất.
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Em thầy những gì trong các tranh, ảnh đó.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV ghi câu hỏi thảo luận treo lên bảng, phổ biến rõ nội dung các câu hỏi cần thảo luận.
Nội dung thảo luận:
1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh?
2. Những hậu quả mà chiến tranh để lại?
3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì?
- Hết thời gian thảo luận, GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Đề nghị các nhóm khác nhận xét, đưa ý kiến bổ sung.
- GV kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát: Đã có biết bao nhiêu người dân vô tội bị chết, trẻ em bất hạnh , thất học , người dân sống khổ cực, đói nghèo.v.v... Chiến tranh là một tội ác. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
- GV giới thiệu: Chiến tranh gây ra nhiều tội ác như vậy, mỗi chúng ta có những suy nghĩ và ý kiến riêng, khác nhau về chiến tranh. Các em hãy bày tỏ ý kiến để các bạn trong lớp cùng biết qua việc làm bài tập sau.
- GV treo bảng phụ (ghi sẵn câu hỏi của bài tập 1 và hướng dẫn HS làm bài: Cách thực hiện:
+ Phát cho HS thẻ quy ước (tán thành giơ màu xanh, khôn gtán thành giơ màu đỏ).
+ GV đọc từng ý kiến, yêu cầu bày tỏ thái độ.
+ GV mời HS giải thích lý do:
a) Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.
b) Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống hoà bình.
c) Chỉ có nhà nướcvà quân đội mới có trách nhiệm bảovệ hoà bình.
d) Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hoà bình:
- GV nhận xét và chốt lạikiến thức: trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Hoạt động 3 : Hành động nào đúng.
- GV giới thiệu: Lòng yêu hoà bình được thể hiện qua từng hành động và những việc làm hằng ngày của mỗi con người: Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem trong lớp mình bạn nào việc làm đúng thể hiện lòng yêu hoà bình!
- GV phát giấy nội dung bài tập cho từng cá nhân yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm: GV đọc từng ý, yêu cầu HS nếu ý đó chọn thì giơ tay. Với những ý còn có HS chọn sai, yêu cầu các HS làm đúng giải thích.
- GV kết luận: Ngay trong những hành động nhỏ trong cuộc sống , các em cần phải biết giữ gìn thái độ hoà nhã, đoàn kết. Đó là đức tính tốt. Như thế các em mới xây dựng được tình yêu hòa bình.
Hoạt động 4 :Làm bài tập 3- SGK.
- GV ghi bảng phụ có ghi nội dung bài tập số 3 trang 39 SGK:
Khoanh tròn vào số ghi trước hoạt động vì hoà bình mà em biết và giới thiệu với bạn bè về hoạt động đó.
Đi bộ vì hoà bình.
Vẽ tranh về chủ đề: “Em yêu hoà bình”
Diễn đàn “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”.
Mít-tinh lấy chữ ký phản đối chiến tranh xâm lược.
Viết thư, gửi qùa tặng ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Giao lưu với thiếu nhi quốc tế.
- GV gọi HS trình bày hiểu biết về từng hoạt động trên.
- GV hỏi: Em đã tham gia vào hoạt động nào?
Hoạt động tiếp nối:
-Yêu cầu HS về nhà: Sưu tầm tranh ảnh, bài báo, bài hát về cuộc sống của trẻ em, nhân dân những vùng có chiến tranh, các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của trẻ Vịêt Nam và thế Giới .
Vẽ tranh về chủ đề: “Em yêu hoà bình”.
- Loài chim bồ câu được lấy làm biểu tượng cho sự hoà bình.
Cả lớp hát.
- HS trả lời (VD: Bài hát thể hiện niềm mơ ước của bạn nhỏ: ước mơ cho sự hoà bình và niềm khát khao được sống trong vùng trời bình yên của trái đất hoà bình).
- HS quan sát, theo dõi tranh, ảnh ghi nhớ những điều GV nói để trả lời câu hỏi.
+ Qua tranh, ảnh em thấy cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất cực khổ, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn, mất đi người thân.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm và theo dõi.
- HS lắng nghe.
1. Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớm mà trẻ em phải gánh chịu như: mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế; sống bơ vơ mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.
2. Chiến tranh đã để lại những hậu quả lớn về người và của cải:
+Cướp đi nhiều sinh mạng VD: Cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam có gần 3 triệu người chết; 4,4 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người nhiễm chất độc màu da cam.
+Thành phố, làng mạc, đường sá... bị phá huỷ.
3. Để thế giới không còn chiến tranh, theo em, chúng ta phải:
+ Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
+ Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa...
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bảng phụ, lắng nghe GV hướng dẫn.
+ Nhận đồ dùng học tập.
Nghe GV đọc và giơ thẻ để bày tỏ thái độ.
+ Giải thích lý do cho từng ý kiến.
Tán thành: vì cuộc sống người dân nghèo khổ, đói kém, trẻ em thất học nhiều...
Không tán thành: Vì trẻ em các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo đều có quyền sống trong hoà bình...
Không tán thành: Nhân dân các nước có trách nhiệm bảo vệ hoà bình nước mình và tham gia bảo vệ hòa bình thế giới.
Tán thành.
- HS lắng nghe.
- HS nhận phiếu và làm bài tập:
- HS nghe GV đọc các ý và thể hiện kết quả làm bài.
Những HS làm đúng giải thích cho các bạn làm sai.
- HS ghi nhớ.
HS quan sát bảng phụ.
Đọc đề bài và làm bài theo cặp.
- HS nối tiếp nhau trình bày , HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS trả lời.
Tiết 2: Lịch sử
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
(Đã soạn Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 3: Hoạt động 

File đính kèm:

  • doctuần 26.doc