Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh củng cố kiến thức về khái niệm về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh và xếp thứ tự các phân số.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các hình minh hoạ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 28 vắng:.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trả lời. 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc. II. CHUẨN BI: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1' Sĩ số: 28 vắng:...... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 5' - Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào, trong khung cảnh ra sao? - Ngày 27 – 1 – 1973, cờ đỏ sao vàng và cờ nửa đỏ nửa xanh, giữa có ngôi sao vàng được treo đầy đường phố - Hãy nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri? + Hiệp định Pa-ri quy định: - Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam - Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam. - Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. - Nêu ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri đối với lịch sử dân tộc ta? - Nhận xét – đánh giá. - Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương ở Việt Nam. - Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1') Tiến vào Dinh Độc Lập. b. Nội dung: Hoạt động 1: (7') Cá nhân 1. Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri? - Sau hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh. - GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 (vừa giảng bài vừa chỉ trên bản đồ Việt Nam): Sau Hiệp định Pa-ri, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, nhận thấy thời cơ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã đến, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, bắt đầu từ ngày 4-3-1975. Ngày 10-3-1975 ta tấn công Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên đã được giải phóng. Ngày 25-3 ta giải phóng Huế, ngày 29-3 giải phóng Đà Nẵng. Ngày 9-4 ta tấn công vào Xuân Lộc, cửa ngõ Sài Gòn. Như vậy chỉ sau 40 ngày ta đã giải phóng được cả Tây Nguyên và miền Trung. Đúng 17 giờ, ngày 26-6-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Hoạt động 2: (12') Nhóm 2. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để cùng giải quyết các vấn đề sau: - Mỗi nhóm 8 học sinh cùng đọc SGK thảo luận để giải quyết vấn đề. + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì? - Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn cắm cờ trên Dinh Độc Lập. + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập? - Dựa vào SGK, lần lượt từng học sinh thuật trước nhóm, các học sinh trong nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến cho nhau + Xe tăng 843, của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, húc vào cổng phụ và bị kẹtlại + Xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh Độc Lập. + Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng tiến lên toà nhà và cắm cờ giải phóng trên nóc dinh. + Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không nổ súng. + Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng? - Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện. + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì? - Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công. + Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện? - Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam. + Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào? - Là 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng kiêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập. Hoạt động 3: (8') 3. Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh. - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh - Học sinh thảo luận theo nhóm bàn. + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta? - Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng,... + Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ, quân đội Sài Gòn, có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng của ta? - Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam chấm dứt 21 năm chiến tranh. Đất nước ta thống nhất. Nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của cách mạng Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi. Ghi nhớ: SGK - Học sinh đọc. 4. Củng cố, dặn dò: 1’ - Phát biểu suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975. - Là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng,... =>11 giờ 30 phút lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Toàn thắng đã về ta. Để có giờ phút vinh quang chói lọi ấy cả dân tộc Việt Nam đã phải đi trong mưa bom, bão đạn, anh dũng chiến đấu và hi sinh suốt 21 năm với ý chí quyết tâm " Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô". - Nhận xét giờ học. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ================================ Ngày soạn: 7/6/2020 Ngày giảng : Thứ năm, ngày 11/ 6 / 2020 Tập đọc Tiết 57: MỘT VỤ ĐẮM TÀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc thành tiếng: + Đọc đúng các tiếng: Các tên người, địa lí nước ngoài. Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. + Từ khó đọc: nổi lên, hỗn loạn, nức nở. + Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc hiểu: + Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn,.. + Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn. 3. Thái độ: có ý thức học. II. CHUẨN BỊ: - GV: tranh minh hoạ trang SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1' Sĩ số: 28; vắng:...... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 4' - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài: Đất nước. + Bài nói lên điều gì? - Nhận xét - đánh giá. - Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1') Một vụ đắm tàu. b. Nội dung: Luyện đọc: 11' - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 5 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến sống với họ hàng. + Đoạn 2: Tiếp đến băng cho bạn. + Đoạn 3: Tiếp đến thật hỗn loạn. + Đoạn 4: Tiếp đến thẫn thờ, tuyệt vọng. + Đoạn 5: Còn lại. - Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn đọc câu văn dài. Trên chiếc tàu rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy / có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuổi. - Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải SGK. - Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK. - Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 3 – nhận xét. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Tìm hiều bài: 10' - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1: + Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của 2 bạn nhỏ? 1. Làm quen - Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: trên đường về nhà gặp lại bố mẹ. =>Ma-ri-ô và Giu-li-ét ta là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a. Hai bạn quen nhau trên chuyến tàu ấy. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2, 3, 4: 2. Tai nạn bất ngờ + Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? - Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. + Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? - Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. + Thái độ của Giu-li-ét-ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma-ri-ô? - Giu-li-ét-ta không hài lòng. + Lúc đó Ma-ri-ô đã phản ứng như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 5: - Một ý nghĩ vụt đến-Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn-cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...,nói rồi ôm ngang lựng bạn thả xuống nước. 3. Đức tính cao thượng của Ma-ri-ô + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu bạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé? - Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hy sinh bản thân vì bạn. =>Phải đặt mình vào hoàn cảnh buộc phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết mới thấy được hành động cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô mới 12 tuổi. Lẽ ra Ma-ri-ô được xuống xuồng cứu nạn. Vì cậu nhỏ hơn, nhưng nhìn thấy vẻ mặt thẫn thờ, tuyệt vọng của Giu-li-ét-ta, một ý nghĩ vụt đến. Ma-ri-ô đã nhường sự sống cho bạn, nhận cái chết về mình. Cậu thật dũng cảm, dám hi sinh bản thân vì bạn. + Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện? - Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. - Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn, khóc nức nở khi thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần. + Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? - Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. =>Cuộc gặp gỡ giữa Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô trên một chuyến tàu về nước. Mỗi người có một cuộc đời, một hoàn cảnh riêng: một vui, một buồn. Tai hoạ đắm tàu xảy ra, chúng ta đều thấy rõ họ là những người bạn tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ, hi sinh cho nhau lúc hoạn nạn. Giu-li-ét-ta có những nét tính cánh điển hình của con gái: hồn nhiên, nhân hậu dịu dàng. Ma-ri-ô lại mang những nét tính cánh điển hình của nam giới: kín đáo, cao thượng, giàu nghị lực. Đó là những tính cách các em nên học tập. Luyện đọc diễn cảm: 6' - Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. + Nêu giọng đọc toàn bài? - GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn đọc diễn cảm – Nêu những từ cần nhấn giọng? Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé”. Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra. - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói: Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng. Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta xuống đi! Bạn còn bố mẹ...” Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng. Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: “Vĩnh biệt Ma-ri-ô!” - Gọi học sinh thể hiện lại. - Yêu cầu học sinh nhẩm lại đoạn đọc diễn cảm theo nhóm bàn. - Gọi đại diện 1 số bàn đọc – nhận xét. - Yêu cầu học sinh đọc phân vai câu chuyện. 4. Củng cố, dặn dò: 1' + Câu chuyện cho em biết điều gì? + Em học tập được gì từ các nhân vật trong truyện? + Nhận xét giờ học. - Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. - Sự hi sinh cao cả của tình bạn,... IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ============================== Chính tả Tiết 29;30: ĐẤT NƯỚC- CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI I, MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết viết bài chính tả theo yêu cầu. Hiểu nội dung đoạn viết. - Biết cách viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành. - Nghe, viết, trình bày đúng đoạn văn: Cô gái của tương lai. - Luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta. 2. Kĩ năng: Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Mùa thu nay khác rồi .... Những buổi ngày xưa vọng nói về trong bài Đất nước. Trình bày đẹp đoạn văn: Cô gái của tương lai. 3. Thái độ: Cẩn thận khi làm bài. II, CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ ghi sẵn: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa các chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên đó. - HS: VBT TV, vở chính tả. III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 1’ Sĩ số: 28. Vắng:... HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ - Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kì II. - Lắng nghe. 3. Bài mới: 27’ a. Giới thiệu bài: 1’ GV giới thiệu: Bài chính tả hôm nay các em cùng nhớ - viết 3 khổ thơ cuối bài thơ Đất nước và thực hành viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. b. Hướng dẫn viết chính tả: 14’ * Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài Đất nước. 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. + Nội dung chính của đoạn thơ là gì? - Đoạn thơ nói lên lòng tự hào khi đất nước tự do, nói lên truyền thống bất khuất của dân tộc ta. Tìm hiều nội dung đoạn văn. - Gọi học sinh đọc đoạn văn. + Đoạn văn giới thiệu về ai? - Đoạn văn giới thiệu về cô bé Lan Anh, 15 tuổi. + Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai? - Lan Anh là một bạn gái giỏi giang thông minh. Bạn được mời làm đại biều của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000. * Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện viết các từ đó. - HS tìm và nêu các từ khó. Viết từ khó: in-tơ-nét, Ốt-xtrây-li-a, trôi chảy. + Nêu cách trình bày bài viết? - Tên bài viết vào giữa ,... Viết chính tả: Hs tự viết bài ở nhà. c. Hướng dẫn làm bài tập: 16’ Bài 2. 4’ - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn Gắn bó với miền Nam. 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. Nhắc HS dùng biét chì gạch chân các cụm từ chỉ huận chương, danh hiệu, giải thưởng, nhận xét cách viết hoa về các cụm từ đó. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - HS làm việc theo cặp. 1 HS phát biểu. HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất ý kiến + Cụm từ chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. + Cụm từ chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động. + Cụm từ chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh. + Mỗi cụm từ trên đều gồm 2 bộ phận. Huân chương / Kháng chiến Huân chương / Lao động Giải thưởng / Hồ Chí Minh. Nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này. - Kết luận, treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng. 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng nội dung ghi trên bảng phụ. Bài 3. 4’ - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. + Tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn. + Dùng gạch chéo (/) phân cách các bộ phận tạo thành tên đó. + Viết lại các danh hiệu cho đúng. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng: Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng. Bài tập: (Cô gái của tương lai) Bài 2: 4' - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. + Bài yêu cầu gì? - Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn. + Đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn? Những chữ nào cần viết hoa trong các cụm từ in nghiêng? Vì sao? - Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương sao vàng, huân chương độc lập hạng 3, huân chương lao động hạng nhất, huân chương độc lập hạng nhất. - Luyện viết lại các cụm từ in nghiêng đó cho đúng chính tả. - 2 học sinh lên bảng viết. - Anh hùng Lao động. - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. - Huân chương Sao vàng. - Huân chương Độc lập hạng Ba. - Huân chương Lao động hạng Nhất. - Huân chương Độc lập hạng Nhất. - Nhận xét bài bạn viết trên bảng. + Vì sao em lại viết hoa những chữ đó? - Vì đó là chữ đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bài 3: 4' - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. + Bài yêu cầu gì? - Cho học sinh quan sát ảnh minh hoạ các huân chương. Tìm tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống: - Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ. - Lớp làm bài – đọc bài làm – nhận xét. a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng. b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội. c) Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động và sản xuất. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ + Nêu cách viết tên các danh hiệu? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - HS nêu: viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................. =============================== Toán Tiết 143: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) (Trang 151) I. MUC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết các số thập phân, các phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm. - Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài. 3. Thái độ: có ý thức học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1' Sĩ số: 28 vắng:...... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 5' - Nêu cách đọc, viết số thập phân? - Nhận xét – đánh giá. - Đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy, sau đó đọc phần thập phân. - Viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về số thập phân. b. Nội dung: Bài 1: 6' Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. + Bài yêu cầu gì? + Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân? + Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ. - Nêu cách viết dưới dạng số phân số thập phân? Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: - Những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... được gọi là phân số thập phân. - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét. a, b, Bài 2: 6’ - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. + Bài có mấy yêu cầu? Đó lá những yêu cầu nào? a, Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm. b, Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân. + Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm. - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét. a, 0,35 = 35%; 0,5 = 50%; 8,75 = 875% b, 45% = 0, 45; 5% = 0,05%; 625% = 6,25 + Nêu cách làm? a, Nhân với 100. b, Chia cho 100 Bài 3: 5’ Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân - Gọi học sinh đọc yêu cầu
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2019_2020_chu_thi_tha.doc