Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hương
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Từ đó học sinh hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống đoàn kết.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, của chỉ điệu bộ.
3. Thái độ: hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ trang 73 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 10/3/2019. Ngày giảng: Thứ tư, ngày 13/3/2019. Tập đọc Tiết 50: CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : sông nước, xa xôi, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá, núi non,... - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cửa sông, bãi bồi, nước ngọt, sông nhớ bạc đầu, nước lợ, tôm rảo,... - Hiểu nội dung bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. - Học thuộc lòng bài thơ. 2. Kĩ năng: -Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài thơ. 3. Thái độ: - GD lòng biết ơn cội nguồn, lòng hiếu thảo cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Tranh minh hoạ trang 74 - SGK. Ảnh về những vùng cửa sông, những con sóng bạc đầu. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò B. Kiểm tra bài cũ: 5' - Gọi học sinh đọc bài: Phong cảnh đền Hùng. + Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng? - Những từ ngữ: những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là những + Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh... - Câu ca luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc. - Nhận xét – đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1') Cửa sông 2. Nội dung: Luyện đọc: 12' - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài + GV chia đoạn: 6 đoạn (Mỗi khổ thơ là 1 đoạn). - Lần 1:kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn đọc câu văn dài. Là cửa / nhưng không then khóa Mênh mông / một vùng sóng nước - Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải - Lần 2: kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK. - Lần 3:– nhận xét. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm bàn – nhận xét. - Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Tìm hiểu bài: 10' - Yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài. +Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? - Cửa nhưng không then khoá / cũng không khép lại bao giờ. + Theo em, cách giới thiệu ấy có gì hay? - Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng là một cửa nhưng khác với mọi cửa bình thường, không có then cũng không có khoá. + Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? - Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi. + Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn? - Phép nhân hoá giúp tác giả nói được "tấm lòng" của cửa sông là không quên cội nguồn. + Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói đến điều gì? - Qua hình ảnh của cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 7' - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn. + Nêu giọng đọc toàn bài thơ? - GV treo bảng phụ đã chép sẵn khổ thơ 4 + 5 – Nêu từ ngữ cần nhấn giọng? Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng. Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư. - Gọi 2 học sinh thể hiện lại. - Yêu cầu học sinh sinh nhẩm khổ thơ và học thuộc lòng. - Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn. - Gọi học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng - nhận xét. 4. Củng cố kiến thức: 4’ + Tác giả bài thơ muốn nhắn gửi ta điều gì? - Nhận xét giờ học. - Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................... Tập làm văn Tiết 49: TẢ ĐỒ VẬT ( Kiểm tra viết ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: giúp học sinh củng cố lại cách viết bài văn tả đồ vật. 2. Kĩ năng: Thực hành viết bài văn tả đồ vật có đủ 3 phần. 3. Thái độ: có ý thức làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài cho học sinh lựa chọn. - HS: có thể mang đồ vật mà mình định tả đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: 1' Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò B. Kiểm tra bài cũ: 2' - Kiểm tra giấy bút của học sinh. - Nhận xét. Phân tích đề: 7’ - Gọi học sinh đọc 5 đề kiểm tra trên bảng. + Đề bài thuộc thể loại văn gì? - Tả đồ vật. + Khi miêu tả đồ vật cần lưu ý gì? - Cần quan sát thật kĩ bằng nhiều giác quan. Đưa hình ảnh vào bài cho bài văn thêm sinh động. + Bài văn miêu tả đồ vật gồm mấy phần? - Gồm 3 phần: Mở bài; Thân bài: Kết bài. Thực hành: 26’ - Nhắc học sinh: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết vận dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh. - Lưu ý: chọn 1 trong 5 đề để viết. - Yêu cầu học sinh viết bài. 4. Củng cố kiến thức: 4’ + Một bài văn tả đồ vật gồm mấy phần nêu nội dung từng phần? - Nhận xét chung về ý thức làm bài của học sinh. - Gồm 3 phần: 1. Mở bài: giới thiệu đồ vât cần tả 2. Thân bài: - Tả bao quát: - Tả từng bộ phận: 3. Kết bài: Tình cảm của em đối với đồ vật. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................... Lịch sử Tiết 25: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I. MUC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968) đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân và dân ta. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trả lời. 3. Thái độ: hiểu thêm về lịch sử của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Lược đồ trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. Hình minh họa trong SGK - Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: 1' Kiểm tra sĩ số: 37 vắng:...0....lí do........ Hát Hoạt động của thầy Hoạt động của trò B. Kiểm tra bài cũ: 5' + Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? - Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19-5-1959, trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. + Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta? + Kể tên một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn? - Nhận xét. - Là con đương giao thông quan trọng nối liền 2 miền Nam – Bắc đất nước ta. Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay. - Nguyễn Viết Sinh,... C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1') Sấm sét đêm giao thừa. 2. Nội dung: a.Hoạt động 1: 21' 1. Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968 - Hoạt động nhóm lớn - GV chia học sinh thành 4 nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm và hoàn thành phiếu. - Các nhóm thảo luận – đại diện trình bày – nhận xét. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: .......................... Các em hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta? 2. Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này? Hãy thuật lại trận đánh tiêu biểu đó. 3. Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào? 4. Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn? Đáp án: các câu 1, 2, 3 như SGK Câu 4: Cuộc tấn công mang tính bất ngờ vì: - Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa. - Bất ngờ về địa điểm: tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch. - Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn: tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc. b. Hoạt động 2: 8' 2. Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968 Nhóm bàn - GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm bàn cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau: + Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968? - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt. - Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấpnhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. - GV tổng kết lại các ý chính về kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 - Chốt rút rag hi nhớ - HS đọc ghi nhớ 4. Củng cố kiến thức: 4' + Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn? - Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn, cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Toà Đại sứ quán Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................... Toán Tiết 123: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. 2. Kĩ năng: Vận dụng phép trừ hai số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: rèn tính cẩn thận chính xác . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Hai băng giấy chép sẵn đề bài toán ví dụ 1, ví dụ 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: 1' Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò B. Kiểm tra bài cũ: 5' - Học sinh lên bảng làm bài. - Gọi học sinh lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính: 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút 8 phút 45 giấy + 6 phút 15 giây + 12giờ 18 phút 8giờ 12phút + 8phút 45giây 6phút 15 giây 20giờ 30 phút 14phút 60 giây Hay15phút + Con cần lưu ý gì khi thực hiện phép cộng các số đo thời gian ? - Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số có đơn vi đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như cộng với các số tự nhiên - Sau khi được kết quả, một số đo có đơn - Nhận xét – đánh giá. vị thấp hơn có thể có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nó (nếu được) C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1') Trừ số đo thời gian. 2. Nội dung: Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian: 13' Ví dụ 1: - GV dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu học sinh đọc đề bài. + Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào? - Ô tô khởi hành từ Huế lúc 13 giờ 10 phút. + Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào? + Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào? - Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc 15 giờ 55 phút - Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút. + Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện phép trừ - dưới lớp trừ nháp. - 15 giờ 55 phút 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút - GV nhận xét bài làm của học sinh trên bảng lớp, sau đó giảng lại cách thực hiện phép trừ trên cho học sinh. + Vậy 15 giờ 55 phút trừ đi 13 giờ 10 phút bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút ? 15giờ 55phút - 13giờ10phút= 2giờ45 phút. + Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào? - Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị. Ví dụ 2: - GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu học sinh đọc. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Hoà chạy hết : 3 phút 20 giây Bình chạy hết : 2 phút 45 giây Bình chạy hết ít hơn Hoà : ..... giây ? + Để tìm được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây chúng ta phải làm như thế nào? - Chúng ta cần thực hiện phép tính trừ: 3 phút 20 giây trừ đi 2 phút 45 giây. - GV yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính: + Em có thực hiện được ngay tính trừ này không ? Vì sao ? - Chưa thực hiện được phép tính trừ vì 20 giây "không trừ được" 45 giây. + Hãy trao đổi với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép trừ trên. - Học sinh làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện tính trừ, sau đó một em nêu cách làm của mình trước lớp. - GV nhận xét các cách học sinh đưa ra, tuyên dương các cách làm đúng, sau đó mới hướng dẫn học sinh làm như SGK. - Theo dõi GV hướng dẫn cách thực hiện phép trừ trên, sau đó thực hiện lại : - - 3 phút 20 giây 2 phút 45giây ð 2phút 80 giây 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây + Vậy 3 phút 20 giây trừ 2 phút 45 giây bằng bao nhiêu phút bao nhiêu giây? 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây. + Bạn Hoà hay bạn Bình chạy nhanh hơn, nhanh hơn bao lâu? - Bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Hòa và nhanh hơn 35 giây. + Khi thực hiện phép tính trừ các số đo thời gian theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng thì ta làm thế nào? - Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. Luyện tập: Bài 1: 5' - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. + Bài yêu cầu gì? Tính: + Nhận xét các phép tính của bài? - Trừ số đo thời gian. - Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng phụ. - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét. - 23phút 25giây 15phút 12giây 8phút 13giây - 54 phút 21 giây 21 phút 34 giây ð 53 phút 81 giây 21 phút 34 giây 32 phút 47 giây 22giờ 15 phút 12giờ 35 phút ð 21giờ 75 phút 12giờ 35 phút 9 giờ 40 phút + Khi trừ các số đo thời gian con cần lưu ý gì? - Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. Bài 2: 5' - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự cách làm bài tập 1. 1 HS đọc đề toán trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 23 ngày 12giờ 3 ngày 8giờ 20 ngày 4 giờ - 14 ngày 15giờ 3 ngày 17giờ ð 13 ngày 39giờ 3 ngày 17giờ 10 ngày 22 giờ - 13 năm 2 tháng 8 năm 6 tháng ð 12 năm 14 tháng 8 năm 6 tháng 4 năm 8 tháng Bài 3: 5' - Gọi học sinh đọc bài toán. + Người đó đi từ A vào lúc nào? + Người đó dến B lúc mấy giờ? + Giữa đường người ấy đã nghỉ bao lâu? - Người đó đi từ A lúc 6 giờ 45 phút. - Người đó dến B lúc 8 giờ 30 phút. - Giữa đường người ấy đã nghỉ 15 phút. + Vậy làm thế nào để tính được thời gian người đó đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ? - Ta phải lấy giờ đến B trừ đi giờ khởi hành từ A và trừ đi thời gian nghỉ. - Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ. - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét. Bài giải Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là : 8giờ30phút - 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút Không tính thời gian nghỉ thì thời gian cần để người đó đi từ A đến B là : 1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút Đáp số:1giờ 30 phút 4. Củng cố kiến thức: 4’ + Nêu cách trừ số đo thời gian? - Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liềnkề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. - Nhận xét giờ học Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 11/3/2019. Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14/3/2019. Luyện từ và câu Tiết 50: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là liên kiết câu bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu. 3. Thái độ: có ý thức học tập tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: 1' Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò B. Kiểm tra bài cũ: 3' + Để liên kết một câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào? - Ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó. - Nhận xét – đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1') Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Nội dung: Nhận xét: 16' Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài. - Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn trước lớp. - Giải nghĩa từ: cố kết; lai kinh. - Yêu cầu học sinh làm các - Gợi ý học sinh dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai? - Học sinh làm bài - trình bày – nhận xét. - Các câu trong đoạn văn nói về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. - Các từ ngữ cho biết: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị Chủ Tướng tài ba, Ông, Người. + Con có nhận xét gì về các từ Hưng Đạo Vương, Quốc công Tiết chế, Vị Chủ Tướng tài ba? và các từ Ông, Người? - các từ Hưng Đạo Vương, Quốc công Tiết chế, Vị Chủ Tướng tài ba là các từ đồng nghĩa; và các từ Ông, Người là các đại từ. + những từ ngữ trên nói về ai? -...nói về Hưng Đạo Vương. + Vậy khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người để thay thế cho những từ đã dùng ở câu trước ta có thể làm thế nào? - dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa để thay thế. Vậy để biết vì sao nên dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa để thay thế cho những từ đã dùng ở câu trước chúng ta chuyển sang bài 2. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_le_thi_huon.doc