Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. Đọc đúng và diễn cảm một đoạn theo HD của GV.

- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu & nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Trả lời câu hỏi 1,2,3.

- GD lòng nhân hậu.

II. ĐỒ DÙNG : Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ :

- 2 HS đọc thuộc bài thơ Về ngôi nhà đang xây, trả lời các câu hỏi về ND bài đọc.

- GV nhận xét chung.

2. Bài mới :

a, Giới thiệu bài : trực tiếp

HĐ1. luyện đọc.

- HS đọc cả bài - 1lần

- Chia bài làm 4 đoạn (Đoạn 1: Từ đầu đến mà còn lo cho gạo củi. Đoạn 2: Tiếp đến càng nghĩ càng hối hận. Đoạn 3: Phần còn lại).

- HS nối nhau đọc toàn bộ bài văn, cả lớp theo dõi, đọc thầm.

- Lần 1: Từng tốp HS nối nhau đọc 4 đoạn, sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.

- Lần 2: HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải.

- GV giải thích thêm một số và HD đọc câu: Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc.

- HS đọc trong nhóm.

- 1HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các đồ dùng bằng chất dẻo. Vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
- GDHS ý thức giữ vệ sinh môi trường, không lạm dụng túi nhựa
* KNS: Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin; Kĩ năng lựa chọn; Kĩ năng bình luận về sử dụng vật liệu.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn
- HS : Một vài đồ dùng bằng nhựa ( thìa, bát, áo mưa, ống nhựa).
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ :- HS lên bảng trả lời câu hỏi bài Cao su .
2. Bài mới :	 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ 1: Quan sát & thảo luận. 
- HS quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát hình tr. 64 SGK để tìm hiểu về tính chất các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp.
- HS nhận xét. GV kết luận: 
+ Hình 1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
+ Hình2 : Các ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được không thấm nước.
+ Hình 3: áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước.
+ Hình 4:Chậu, xô nhựa không thấm nước.
HĐ2: Thực hành xử lí thông tin & liên hệ thực tế.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi tr. 65 SGK.
- Một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- GV kết luận: Chất dẻo không có sẵn trong thiên nhiên, nó được làm ta từ than đá & dầu mỏ.Chất dẻo có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ.Các đồ dùng bẵng chất dẻo dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như các đồ dùng khác cho hợp vệ sinh.Ngày nay các đồ dùng bằng chất dẻo có thể thay thề cho các đồ dùng làm bằng gỗ, thuỷ tinh & kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp & rẻ.
- GV liên hệ việc sử dụng túi nhựa ( ni lông) gây ô nhiễm môi trường và GDHS sử dụng tiết kiệm nhựa:
 + Túi nhựa sau khi đựng đồ xong nó có tự phân huỷ không? 
 + Khi sử dụng túi nhựa xong em vứt chúng ở đâu?...
3. Củng cố dặn dò 
- Kể tên các đồ dùng bằng chất dẻo? Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo? 
- 2, 3 HS nêu nội dung bài hoc.
- GV nhận xét giờ học.
Toán
 Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm ( tiếp) 
I. Mục đích - yêu cầu :
- HS biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Làm đúng các bài tập 1(a,b) ; bài 2 ; 3. Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : KT cách tính tỉ số phần trăm. Cho VD.
2. Bài mới :	 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm 
- Giới thiệu cách tính 52,5 % của 800
- HD HS ghi tóm tắt các bước thực hiện: 100% số HS toàn trường là 800 HS
 1% số HS toàn trường là...HS?
 52,5 % số HS toàn trường là ...HS?
- Từ đó đi đến cách tính:
 800 : 100 x 52,5 = 420 hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
- Một vài HS phát biểu lại quy tắc: Muốn tìm 52,5 % của 800 ta có thể lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5 hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100.
HĐ 2: Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm: 
- GV đọc đề bài & HD HS: Lãi xuất tiết kiệm trong 1 tháng là 0,5 được hiểu là cứ gửi 100 đồng thì sau 1 tháng có lãi 0,5 đồng. Do đó gửi 1 000 000 đồng sau một tháng được lãi bao nhiêu đồng?
- GV hướng dẫn các bước làm và cách trình bày bài.
HĐ3. Thực hành
Bài 1: HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS nhận xét & bổ sung, tự chữa bài của mình.
- GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: HS nêu nội dung bài. 
-1 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
- HS chữa bài trên bảng, đối chiếu chữa bài của mình.
Bài 3: HS đọc đề và làm bài.
-1 HS làm bài trên bảng lớp. 
- HS nhận xét, chữa bài. GV hệ thống kiến thức và kgen ngợi HS làm tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV cùng HS tổng kết tiết học.
- Dặn về chuẩn bị bài sau 
Buổi chiều Toán*
Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS về cách tìm tỉ số phần trăm của hai số; biết tìm một số phần trăm của một số và cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- HS vận dụng giải bài toán có liên quan .
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số a và b .
2. Bài mới : 
 a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
Bài 1:	Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân rồi tỉ số phần trăm:
a, 	 b, 	c, 
- HS nêu nội dung bài và cách làm bài.
- HS làm vào vở. HS chữa bài. GV nhẫn xét bài và hệ thống kiến thức.
Bài 2 : Tính tỉ số phần trăm của các số đo sau đây :
a, 17,1 kg và 45kg. b, 4,2 tạ và 52,5kg.
c, 65km và 32,5km. d, 25m và 3,2dam.
- HS làm bài, chữa bài. GV hệ thống kiến thức.
Bài 3 : Tính nhẩm 10% của các số :
a, 437kg	b, 6,475tạ	c, 8,16km2	d, 1630 m2
- HS nêu nội dung bài, nêu cách tính.
- HS làm bài, chữa bài. 
- GV hệ thống kiến thức.
Bài 4 : Một kho chứa 4,5 tấn thóc. Người ta dùng 5% để ủng hộ người nghèo; 10% số còn lại dùng làm quỹ khuyến học. Hỏi :
a, Người ta đã dùng tất cả bao nhiêu ki lô gam thóc để ủng hộ người nghèo và làm quỹ khuyến học?
b, Tỉ số phần trăm số thóc đã dùng so với số thóc lúc đầu có trong kho?
- HS chữa bài. GV nhẫn xét bài và hệ thống kiến thức.
 Bài 5 : a, Tìm tất cả các số thập phân khác 0 thoả mãn: Có phần nguyên là số có 1 chữ số; phần thập phân chỉ gồm có hai chữ số giống nhau mà tổng hai chữ số đó bằng chữ số phần nguyên.
- GV HDHS làm bài
- HS làm bài, chữa bài .
( Vì phần nguyên là số có 1 chữ số và bằng tổng của hai chữ số giống nhau nên phần nguyên phải là số chẵn khác 0, vậy phần nguyên là 2, 4, 6, 8. Do đó các số thập phân thoả mãn là : 2,11; 4, 22; 6,33; 8,44.
 3. Củng cố dặn dò. 
- GV cùng HS chốt lại nội dung đã học .
- GV nhận xét giờ học .
Tiếng Việt*
ôn tập: Tổng kết vốn từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố, mở rộng cho học sinh về từ ghép, từ láy. 
- HS tìm được các từ ghép chỉ màu sắc, biết viết đoạn văn có chứa các từ ghép, từ láy. Bài làm rõ ràng, câu văn rõ nghĩa và có cảm xúc.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại khái niệm từ ghép, từ láy.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Tìm từ chỉ màu trắng thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: 
Tuyết rơi ................. một màu (trắng xóa)
Vườn chim chiều xế ...................... cánh cò (trắng phau)
Da .................... người ốm o (trắng bệch)
Bé khỏe đôi má non tơ ............... (trắng hồng)
+ HS suy nghĩ làm bài vào vở. Gọi HS nêu miệng. 
+ GV- HS nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
vàng hoe, vàng ệch, vàng khè, vàng ối, vàng rộm, vàng xuộm.
a) Tờ giấy cũ .... (vàng khè)
b) Nước da .... (vàng ệch)
c) Lúa chín ..... (vàng xuộm)
d) Vườn cam chín ... (vàng ối)
e) Nong kén tằm ... (vàng rộm)
g) Nắng sớm ... (vàng hoe)
+ HS suy nghĩa làm bài vào vở.
+ Gọi 2 HS lên bảng chữa bài (mỗiHS điền 3 phần)
+ GV- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3 : Viết đoạn văn ngắn khoảng 4- 6 câu tả cánh đồng lúa chín quê em, có sử dụng từ chỉ màu vàng khác nhau.
- HS nêu miệng một số từ chỉ màu vàng khác nhau, sau đó viết đoạn văn ngắn với các từ tìm đó.
- HS làm bài vào vở, lưu ý HS viết đoạn văn phải có câu mở đoạn, câu kết đoạn.
- Gọi HS trình bày miệng đoạn văn.
- GV- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ láy tả một cơn gió mát.
- HS tìm và nêu các từ láy tả cơn gió mát ( lồng lồng, hiu hiu, vi vu, xào xạc,...)
- HS viết đoạn văn có sử dụng các từ láy đó.
- HS trình bày miệng.
-HS nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất. GV khen ngợi HS học tốt, tích cực.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu một vài ví dụ về từ ghép, từ láy. HS nêu cách viết đoạn văn.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 16: sông quê
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được nội dung đoạn viết. Học sinh biết viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết.
- Học sinh viết, trình bày đoạn văn: Sông quê trong vở luyện viết lớp 5. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ. KT sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài: Sông quê
? Nêu đặc điểm của dòng sông quê? (Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè sông đỏ lựng phù sa, có lũ dâng; mùa đông có bãi cát non nổi lên ...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (sông lớn, đỏ lựng, con lũ, nổi lên, xới đất, trỉa ngô, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ các học sinh.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ : chữ đứng, chữ nghiêng thanh đậm hoặc viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em viết đúng, chữ viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 30 / 11 / 2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2016
 Tập đọc
 Thầy cúng đi bệnh viện
I. Mục đích - yêu cầu :
- HS đọc đúng và diễn cảm bài văn Thầy cúng đi bệnh viện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. Trả lời các câu hỏi SGK.
- Giáo dục HS không mê tín dị đoan.
II. Đồ dùng :
III.Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ :- 2 HS nối tiếp đọc, nêu nội dung từng đoạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền. 
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới :	
 a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ1.Luyện đọc
- HS đọc toàn bài, nêu các phần của truyện.
- HS đọc tiếp nối từng phần truyện:
+ Phần 1, gồm đoạn 1: từ đầu đến học nghề cúng bái.
+ Phần 2, gồm đoạn 2: từ Vậy mà... đến không thuyên giảm.
+ Phần 3, gồm đoạn 3,4: từ Thấy cha...đến vẫn không lui.
+ Phần 4, gồm các đoạn 5,6 còn lại. 
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu.
- HS đọc trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm. HS nêu giọng đọc toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài & trả lời từng câu hỏi SGK.
- HS nhận xét, GV chốt nội dung từng câu hỏi.
- Em có suy nghĩ gì khi đọc xong câu chuyện này?
- GV ghi nội dung chính lên bảng: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. 
- 2, 3HS nêu lại.
HĐ3. HD đọc diễn cảm toàn bài. HD kĩ phần 3, 4. 
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- GV đọc mẫu. HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung và GV khen ngợi những HS tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài. Qua bài hôm nay em rút ra được điều gì? Quê em có tục lệ nào cần lên án?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.	
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục đích yêu cầu
- HS tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1). Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).
- Củng cố cho HS một số từ ngữ thuộc chủ đề nhận hậu.
- HS yêu thích môn học và vận dụng từ ngữ vào hoạt động nói và viết.
II. Đồ dùng: Giấy khổ to, bút dạ.
- Phiếu học tập dành cho HS. (BT1)
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ:- HS nhắc khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Lấy ví dụ.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới :	
a, Giới thiệu bài. Trực tiếp
b, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1 HS đọc Y/c của bài tập.
- HS làm bài theo nhóm 4, mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với một trong các từ đã cho trên giấy khổ to; lên dán bảng, đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
 Từ
 Đồng nghĩa
 Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người.
Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,.
Trung thực
Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, thẳng thắn, chân thật.
Dối trá, gian dối, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,.
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ,
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược , nhu nhược.
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó,.
- lười biếng, lười nhác, đại lãn,.
Bài 2: 1 HS đọc Y/c của bài tập.
- GV gợi ý để HS làm bài: Để làm được bài tập cần nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.
- HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi: Cô Chấm có tính cách gì?
- GV ghi bảng.
- HS tìm những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho từng nét tính cách của cô Chấm, mỗi nhóm tìm từ minh hoạ cho một tính cách.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ?
- GV cựng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 78: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu :
- HS biết tìm tỉ số phần trăm của một số. 
- HS vận dụng giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số (HS hoàn thành bài 1, 2). Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ :- KT về cách tính một số phần trăm của một số.
- HS nêu, GV củng cố kiến thức.
2. Bài mới :	
a, Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b, Thực hành
Bài 1: HS nêu nội dung bài.
( HS làm phần a, b. HS làm xong làm cả bài.)
- HS làm vào vở.
- 2HS làm trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: HD: Tính 35 % của 120 .
- HS làm bài cá nhân. 
	Bài giải
Số gạo nếp bán được là:
120 x 35 = 42 ( kg)
Đáp số: 42 kg
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV hệ thống kiến thức liên quan: Cách tìm % của một số.
Bài 3: HS nêu nội dung bài.
- GV cho 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- HS nêu cách làm và tự làm bài.
- HS chữa bài.
- GV nhận xét một số bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4: HS làm cá nhân
- GV HD : Tính 1% của 1200 cây rồi tính nhẩm 5 % của 1200 cây.
- HS nêu cách làm và tự làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét một số bài: Cách làm; cách trình bày bài và đưa câu hỏi hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò: 
- 2,3 HS nhắc lại nội dung luyện tập.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Ôn tập
I. Mục đích yêu cầu
- HS Biết hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố và trung tâm công nghiệp, cảng biển nước ta.
- GDHS yêu quý quê hương đất nước.
II. Đồ dùng
- GV: Bản đồ trống Việt Nam. Bản đồ: phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là hoạt động thương mại? Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của đất nước ta?
- HS nêu. GV nhận xét chung và khen ngợi HS học tốt. 
2. Bài mới :	
a, Giới thiệu bài. Trực tiếp
b, Các hoạt động:
Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
- 4 HS đọc nối tiếp 4 yêu cầu trong SGK.
- GV phát phiếu cho HS thảo luận. HS làm việc theo nhóm với các nội dung.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Trong các câu dưới đây câu nào đúng câu nào sai?
+ Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta ? Những thành phố nào có cảng biển lớn vào bậc nhất nước ta?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xột và đưa kết luận chung.
Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- GV treo bản đồ yêu cầu HS chỉ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn tuyến đường sắt Bắc –Nam, quốc lộ 1A.
- HS chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét. 
- GV nhạn xét và hệ thống kiến thức liên quan. GV khen ngợi những HS tốt, tích cực trong giờ học..
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung phần đã ôn tập trong bài.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 1/ 12 / 2016
Ngày dạy :Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2016
Tập làm văn.
tả người ( Kiểm tra viết )
I. Mục đích - yêu cầu:
- Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
- Nắm chắc cấu tạo bài văn tả người. Bài văn trình bày đủ 3 phần, câu văn rõ ràng, giàu cảm xúc. Củng cố cho HS về văn tả người.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực làm bài.
II. Đồ dùng: 
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:Trực tiếp
b, Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Một số HS nói đề tài chọn tả.
c. HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào vở TLV.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. GV bao quát chung và giúp đỡ các em để các em hoàn thành bài viết theo yêu cầu.
- Hết thời gian GV thu bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về đọc trước nội dung tiết TLV tới Làm biên bản một vụ việc.
LUYệN Từ Và CÂU
Tổng kết vốn từ
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho HS kiến thức về các nhóm từ đồng nghĩa. 
- HS biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa. Đặt được câu theo yêu cầu.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng :- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là đồng nghĩa, trái nghĩa ? Lấy ví dụ.
- HS nêu, nhậ xét. GV nhận xét chung
2. Bài mới :	
 a, Giới thiệu bài : TRực tiếp
b, HD HS luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1. 
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập 
- Thảo luận nhóm đôi 3 phút.
- HS nêu kết quả.
- HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
 Câu a: Các nhóm đồng nghĩa:
+ Đỏ - điều – son + Hồng - đào
+TRắng – bạch + Xanh – biếc –lục
Câu b: + Bảng màu đen gọi là bảng đen...
- GV cùng HS hệ thống nội dung và kiến thức của bài.
 Bài tập 2 : HS đọc bài theo nhóm bàn.
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bài và nhận xét, củng cố kiến thức. GV treo bảng phụ ghi những nhận định quan trọng của Phạm Hổ.
Bài tập 3: HS đọc nội dung BT3.
- HD HS làm bài. Lưu ý HS chỉ cần đặt một câu ở mỗi nội dung.
- HS đọc bài làm trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bà và nhận xét chung. GV khen ngợi những HS làm bài tốt, tích cực trong giờ học..
3. Củng cố dặn dò : 
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán.
Tiết 79: giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. HS làm các bài tập:1, 2. HS làm xong làm bài tập 3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng: Tìm: 15% của 320 =?
- GV nhận xét, củng cố lại cách tính.
2. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài:Trực tiếp
HĐ1: Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
* Ví dụ:
- GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi HDHS : + 52,5% số HS toàn trường là 420 HS.
 + 1% số HS toàn trường làHS?
 + 100% số HS toàn trường làHS?
- HS thực hiện cách tính.
- GV: Hai bước trên có thể viết gộp thành:
 420 : 52,5 100 = 800	Hoặc 420 100 : 52,5 = 800
- HDHS rút ra quy tắc: Muốn tìm một số biết 52,5% của số đó là 420 ta làm như thế nào?
- GV chốt kiến thức, HS nêu lại.
Bài toán: GV nêu và hướng dẫn HS giải.
- HS tự làm ra nháp, 1 HS lên bảng làm, chữa bài. 
- GV củng cố kiến thức toàn bài.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1 (78): 1 HS nêu yêu cầu.
- GV HD HS tìm hiểu bài toán.
- HS làm vào nháp. 1 HS lên bảng chữa bài. GV củng cố kiến thức toàn bài.
Bài 2

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc