Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016

Tiết 4: Khoa học (5B)

 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.

(Tiếp theo)

I.MỤC TIÊU:

- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm;

- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.

- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Dụng cụ thí nghiệm.

 - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

 - Pin, bóng đèn, dây dẫn,

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

- Yêêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã ôn tập ở tiết trước

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

Ôn tập: vật chất và năng lượng (tt).

b.Phát triển hoạt động:

Hoạt động 2: Triển lãm.

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về việc sử dụng điện.

- Giáo viên phân công cho các nhóm sưu tầm (hoặc tự vẽ) tranh ảnh/ thí nghiệm và chuẩn bị trình bày .

- Đánh giá dựa vào các tiêu chí như: nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học,

- Trình bày đẹp, khoa học.

- Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn.

- Trả lời được các câu hỏi đặt ra.

4.Củng cố, dặn dò:

- Tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.

- HS tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.

- Nghe và nhắc lại tên bài.

- Nhóm 1: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời.

- Nhóm 2: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của chất đốt.

- Nhóm 3: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.

- Nhóm 4: Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.

- Nhóm 5: Vẽ sơ đồ và lắp một mạch điện sử dụng pin thắp sáng đèn.

- Các nhóm trình sản phẩm.

- HS nhắc lại nội dung vừa ôn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
 - Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.)
- Giáo dục HS thích tìm hiểu về tự nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
	Các hình minh hoạ trong SGK
	Phiếu học tập của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào bài 2, trang 115 Em hãy nêu những nét chính về châu Á.
+ Dựa vào bài 2, trang 115 SGK em hãy nêu những nét chính về châu Âu.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi	
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:
- HS mở SGK trang 116, tự xem lược đồ và tìm câu trả lời. Câu trả lời tốt là:
• Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái Đất (trên quả Địa Cầu)
• Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam.
• Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
• Châu Phi giáp các châu lục và đại dương sau:
Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải.
Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và tây nam giáp với Đại Tây Dương.
• Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
• Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi (lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo).
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ trên bản đồ tự nhiên thế giới vừa nêu vị trí địa lí, giới hạn các phía đông, bắc, tây, nam của châu Phi như trên.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu cần).
- GV theo dõi, nhận xét kết quả làm việc của HS và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục để: 
- HS tiếp tục làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
• Tìm số đo diện tích của châu Phi 
• Diện tích của châu Phi là 30 triệu km2
• So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác.
• Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- GV gọi HS nêu ý kiến.
- 1 HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung, cả lớp thống nhất câu trả lời như trên.
- GV chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh, sau đó kết luận: Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, có đường Xích đạo đi qua giữa lãnh thổ. Châu Phi có diện tích là 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ.
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 2 cặp cùng quan sát lược đồ và tìm câu trả lời đúng.
Câu trả lời tốt là:
 Các em hãy cùng quan sát Lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
+ Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn. 
+ Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi.
+ Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu Phi.
+ Các cao nguyên của châu Phi là: Cao nguyên Ê-to-ô-pi, Cao nguyên Đông Phi, ..
+ Kể tên, chỉ và nêu vị trí của các con sông lớn của châu Phi.
+ Các con sông lớn của châu Phi: sông Nin, Sông Ni-giê, sông Côn-gô, sông Dăm-be-di.
+ Kể tên các hồ lớn của châu Phi?
+ Hồ Sát ở bồn địa Sát.
+ Hồ Vic-to-ri-a
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trình bày, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV sửa chữa cho HS để có câu trả lời hoàn chỉnh, sau đó gọi 1 HS dựa vào các câu hỏi trên trình bày khái quát về đặc điểm địa hình và sông ngòi của châu Phi.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (yêu cầu vừa trình bày vừa chỉ trên lược đồ)
- GV nhận xét và tổng kết: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 6 HS, cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành các bài tập của phiếu.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ.
2. Hoàn thành bảng thống kê sau: 
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi,
động thực vật
Phân bố
Hoang mạc Xa-ha-ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn
Vùng Bắc Phi
Rừng rậm nhiệt đới
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn.
- Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú.
Vùng ven biển, bồn địa Côn-gô
Xa-van
- Có ít mưa
- Có một vài con sông nhỏ
- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha-ra, cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-la-ha-ri
- GV gọi nhóm đã làm bài trên giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu cần).
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS để có phiếu hoàn chỉnh. 
Đáp án: 
1) 1, 2, 3 - b, c, d (không cần xếp đúng thứ tự các ô.
 4 - a
2) Phần in nghiêng trong bảng là phần HS làm.
– GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu học tập để trả lời các câu hỏi:
- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến, sau đó thống nhất câu trả lời như sau:
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
+ Hoang mạc có khí hậu khô nóng nhất thế giới Ò sông ngòi không có nước Ò cây cối, động vật không phát triển được.
+ Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
+Xa van có ít mưa Ò đồng cỏ và cây bụi phát triển Ò làm thức ăn cho động vật ăn cỏ Ò động vật ăn cỏ phát triển.
Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa - van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn - gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả thực vật và động vật đều khó phát triển.
Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.
- Nhận xét, khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau “Châu Phi (TT)”.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.
(Đã soạn Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
	SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I.MỤC TIÊU:
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
 + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
 + Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
- Biết trình bày diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
- GV cho HS quan sát ảnh quán giải phóng tiến công vào Sứ quân Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 và hỏi: Mô tả những gì em thấy trong ảnh, bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì.
- 1 đến 2 HS phát biểu ý kiến trước lớp, ví dụ: Hình chụp bộ đội giải phóng của ta đang tấn công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. Sứ quán đang bốc cháy, khói đạn bay đầy trời, bộ đội ta cầm súng xông thẳng tới. 
- GV giới thiệu bài: Vào Tết Mậu Thân năm 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc có nội dung như sau:
- HS chia thành các nhóm nhỏ cùng thảo luận để giải quyết các yêu cầu của phiếu.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm chỉ báo cáo 1 vấn đề, sau đó các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS và thống nhất :
Đáp án : Các câu 1, 2, 3 như SGK.
Câu 4 : Cuộc tấn công mang tính bất ngờ vì :
• Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa.
• Bất ngờ về địa điểm : tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn : tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc.
Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
- HS tự suy nghĩ hoặc trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi của GV:
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
GV tổng kết lại các ý chính về kết quả và ý nghĩa của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
+ Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
Củng cố, dặn dò
 GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn, cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Toà Đại sứ Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu.
Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”.
Tiết 4: Khoa học (5B)
	ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. 
(Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm;
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Dụng cụ thí nghiệm.
	- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	- Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Yêêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã ôn tập ở tiết trước
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
Ôn tập: vật chất và năng lượng (tt).
b.Phát triển hoạt động:
Hoạt động 2: Triển lãm.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về việc sử dụng điện.
Giáo viên phân công cho các nhóm sưu tầm (hoặc tự vẽ) tranh ảnh/ thí nghiệm và chuẩn bị trình bày .
- Đánh giá dựa vào các tiêu chí như: nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học,
Trình bày đẹp, khoa học.
Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn.
- Trả lời được các câu hỏi đặt ra.
4.Củng cố, dặn dò:
Tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
HS tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
Nhóm 1: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời.
Nhóm 2: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của chất đốt.
Nhóm 3: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
Nhóm 4: Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
Nhóm 5: Vẽ sơ đồ và lắp một mạch điện sử dụng pin thắp sáng đèn.
Các nhóm trình sản phẩm.
- HS nhắc lại nội dung vừa ôn.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP XE BEN (Tiết 2)
(Đã soạn Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng ghi công thức tính? 
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) Viết phân số tối giản vào chỗ chấm: 40dm3 = ...m3
A) B) 
C) D) 
Bài tập 2: Thể tích của một hình lập phương bé là 125cm3 và bằng thể tích của hình lập phương lớn.
a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu cm3? 
b) Hỏi thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của một hình lập phương bé?
Bài tập3: (HS có NL)
Cho hình thang vuông ABCD có AB là 20cm, AD là 30cm, DC là 40cm. Nối A với C ta được 2 tam giác ABC và ADC. 
a) Tính diện tích mỗi tam giác?
b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABC với tam giác ADC?
 A 20cm B
 30cm
 D 40cm C
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
 V = a x b x c
 V = a x a x a
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : Khoanh vào D
Lời giải:
Thể tích của hình lập phương lớn là:
 125 : 5 8 = 200 (cm3)
Thể tích của hình lập phương lớn so với thể tích của hình lập phương bé là:
 200 : 125 = 1,6 = 160%
 Đáp số: 200 cm3 ; 160%
Lời giải: 
Diện tích tam giác ADC là:
 40 30 : 2 = 600 (cm2)
Diện tích tam giác ABC là:
 20 30 : 2 = 300 (cm2)
Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABC với tam giác ADC là:
 300 : 600 = 0,5 = 50%
 Đáp số: 600 cm2 ; 50%
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP CHÚC MỪNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI
1.1. Mục tiêu hoạt động
Hướng dẫn HS biết vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
1.2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện
- Bìa màu khổ A4 hoặc khổ 18cm x 26 cm, bút/sáp màu, bút viết ;
- Giấy vẽ, bút màu.
1.4. Các bước tiến hành 
- Mở đầu, GV có thể nêu câu hỏi: Sắp đến 8/3 rồi, các em có muốn tặng quà cho bà và mẹ các chị em gái ở nhà không ? Các em có muốn tặng quà gì cho bà, mẹ, chị em gái ?
- HS kể các món quà các em muốn tặng cho bà, mẹ, chị em gái.
- GV giới thiệu: Hôm nay thầy/cô sẽ hướng dẫn cho các em làm bưu thiệp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp 8/3
- GV hướng dẫn HS làm bưu thiếp: 
+ Gập đôi tờ bìa màu.
+ Mặt ngoài tờ bìa hãy dùng bút màu vẽ đường riềm. Bên trong đường riềm có thể vẽ hoặc cắt xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang trí cho đẹp. Cần lưu ý HS là các em nên trang trí bưu thiếp bằng các màu sắc, các hình vẽ những loài cây, loài hoa, hoặc con thú, đồ vật, mà mẹ, bà, chị, em gái.Ví dụ:
+ Mẹ ơi con yêu mẹ lắm ! con sẽ mãi là con ngoan của mẹ.
+ Cháu chúc bà mạnh khỏe sống lâu
+
- GV cũng có thể hướng dẫn HS vẽ tranh để tặng bà, mẹ và chị, em gái. Nội dung tranh vẽ có thể là một bó hoa, một bông hoa, một con vật đáng yêu hay một thứ gì đó mà em muốn tặng mẹ, bà, chị, em gái.Nội dung tranh cũng có thể là cảnh ngôi nhà của gia đình em, cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình em, hoặc chân dung bà, mẹ, chị,em gáiTranh vẽ nên có lời đề tặng ở dưới do tự tay các em viết.
- Cuối cùng, GV hướng dẫn HS cách đưa tặng tranh vẽ, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái ; đồng thời nhắc thêm HS rằng món quà có ý nghĩa nhất đối với bà, mẹ trong ngày lễ 8/3 này chính là thành tích học tập, rèn luyện của các em
Thứ Tư ngày 9 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
CHÂU PHI
(Đã soạn Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
(Đã soạn ba hai ngày 8 tháng 3 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 2).
I. MỤC TIÊU:
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
	- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.	
	+ Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
	(* GDKNS:
+ Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
+ Kĩ năng hợp tác nhóm. 
+ Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.)
- Yêu Tổ quốc Việt Nam. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam 
- Giấy rôki, bút dạ.
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 10.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b- Hoạt động 1: Làm BT1 - SGK
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (6 nhóm): Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong BT 1.
- Từng nhóm thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận nội dung hoạt động 1.
c- Hoạt động 2: Đóng vai ( BT 3, SGK)
- Cho HS thảo luận nhóm 7 theo yêu cầu: đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hoá, KT, LS, danh lam thắng cảnh,
- Mời đại diện các nhóm HS lên đóng vai. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình qua những việc làm cụ thể.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau:
- 2 HS nêu.
- Nghe và nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS đóng vai trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
Tiết 2: Lịch sử
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
(Đã soạn Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP CHÚC MỪNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI
(Đã soạn Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2016 )
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN.
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép trừ hai số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
+ Làm được bài tập 1, 2.
- GD HS tích cực, tự giác học tập. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
2 giờ 15 phút + 7 giờ 43 phút
6 phút 27 giây + 13 phút 55 giây
2 ngày 21 giờ + 3 ngày 12 giờ.
16 giờ 35 phút + 8 giờ 15 phút.
- GV nhận xét .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
* Ví dụ 1:
- Cho HS thực hiện và tự

File đính kèm:

  • doctuần 25.doc