Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 25

I/Phần trắc nghiệm : Điểm

Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo 1 câu trả lời A, B, C, D ( là đáp số, kết quả tính.)

Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Caâu 1: Taùm traêm hai möôi saùu phaåy boán xaêng-ti-meùt khoái laø:

A. 4,628cm3 B. 826,4cm3 C. 862,4cm3 D. 82,64cm3

Caâu 2. Dieän tích hình tam giaùc coù ñoä daøi ñaùy 3,6 dm vaø chieàu cao 2,4 dm:

 A. 4,32 dm2 B. 8,64 dm2 C. 5,32 dm2 D. 7,64 dm2

 

doc26 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Giới thiệu bài mới: 
“Bảng đơn vị đo thời gian”.
3. Các hoạt động dạy và học: 
v	Hoạt động 1: Hình thành bảng đơn vị đo thời gian.
Giáo viên chốt lại và củng cố cho cụ thể - 1 năm thường = 365 ngày,
1 năm nhuận = 366 ngày.
4 năm đến 1 năm nhuận.
Nêu đặc điểm?
1 tháng = 30 ngày (4, 6, 9, 11)
1 tháng có 31 ngày (1,3, 5, 7, 8, 10, 12).
Tháng 2 = 28 ngày.
Tháng 2 năm nhuận = 29 ngày.
- GV có thể nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào 2 nắm tay. Đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28 , 29 ngày 
- GV cho HS đổi các số đo thời gian (phần VD)
v Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
Nêu yêu cầu cho học sinh.
- Chú ý : 
+ Xe đạp khi mới được phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước (bánh trước to hơn )
+ Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ 
Bài 2:
Giáo viên chốt lại cách làm bài.
3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng
giờ = 60 x = phút = 45 phút
Bài 3:
- Cho HS hoạt động cá nhân
Nhận xét bài làm.
- Luyện thêm 3b: HS làm bài VBT
5. Củng cố - dặn dò: 
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian.
Chuẩn bị bài sau: Cộng số đo thời gian
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe 
Tổ chức theo nhóm.
Mỗi nhóm giải thích bảng đơn vị đo thời gian.
Các nhóm khác nhận xét.
Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
Học sinh lần lượt đọc bảng đơn vị đo thời gian.
Lần lượt nêu mối quan hệ giữa các đơn vị 
1 tuần = 7 ngày, 1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút.
1 phút = 60 giây.
HS đổi các số đo thời gian (phần VD)
HS làm BT1: Nêu miệng ôn tập về thế kỉ
Kính viễn vọng: năm 1671, thế kỉ 17
Bút chì: năm 1794, thế kỉ 18
Đầu máy xe lửa: năm 1804, thế kỉ 19
Xe đạp: năm 1869, thế kỉ 19
Ô tô: năm 1886, thế kỉ 19
Máy bay: năm 1903, thế kỉ 20
Máy tính điện tử: năm 1946, thế kỉ 20
Vệ tinh nhân tạo : năm 1957, thế kỉ 20
Nêu yêu cầu đề.
Học sinh làm bài cá nhân.
Sửa bài.
3 năm rưỡi = 3,5 năm = 42 tháng 
¾ giờ = 45 phút ; 6 phút = 360 giây
½ phút = 30 giây ; 0,5 ngày = 12 giờ 
1 giờ = 3600 giây
Bài 3 : 2 HS làm bài trên bảng lớp làm VBT
a) 72 phút = 1,2giờ. ; 270 phút =4,5giờ
b) 30 giây = 0,5 phút ;135 giây = 2,25 phút .
Luyện toán:
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Xác định được một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; Đổi đơn vị đo thời gian.
- HS cần làm các bài tập tại lớp: BT1, 2, 3 vở BT
II/ Đồ dùng dạy học: HS chuẩn bị VBT
III/ Các hoạt động dạy và hoc:
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
I/ Hướng dẫn HS luyện tập VBT:
Bài 1: Viết số La Mã thích hợp vào ô trống trong bảng thống kê một số sự kiện lịch sử. 
- GV cho HS hoạt động cá nhân: GV kẻ bảng như SGK cho 1 HS lên bảng làm lớp làm VBT
-Cho HS nhận xét bài làm trên bảng.
GV kết luận chung
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Cho HS trao đổi nhóm đôi sau đó cho 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chung
Bài 3: Cho HS tự làm, GV chấm bài nhận xét
 II/ Củng cố: Cho HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- Dặn dò: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS làm bài tập trên bảng,lớp làm VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn
-2 HS làm bài trên bảng, lớp làm VBT
 = 45 phút ; 
1,4 giờ = 84 phút
366 phút = 6 giờ 6 phút; 
180 phút = 3 giờ
450 giây = 7phút 30giây ;.....
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian
Kể chuyện:
VÌ MUÔN DÂN
I.Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
 - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đạo nghĩa 
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Giâý khổ to viết các từ ngữ cần giải thích – quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong tranh.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường mà em chứng kiến hoặc tham gia.
2. Giới thiệu bài mới: Vì muôn dân.
3. Các hoạt động dạy và học: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
Giáo viên kể lần 1: sau đó mở bảng phụ dán giấy khổ to đã viết sẵn từ ngữ để giải thích cho học sinh hiểu, giải thích quan hệ gia tộc giữa Trần Quốc Tuấn – Trần Quang Khải và các vị vua nhà Trần lúc bấy giờ.
Giáo viên kể lần 2 – 3: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.
Học sinh kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường mà em chứng kiến hoặc tham gia.
- HS lắng nghe
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát tranh và lắng nghe kể chuyện.
Đoạn 1: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu thân phụ của Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng trối trăn những lời cuối cùng cho con trai.
Đoạn 2 – 3: Cảnh giặc Nguyên ồ ạt xâm lược nước ta. Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ở Bến Đông, tự tay dội nước thơm tắm cho Trần Quang Khải.
Đoạn 4 – 5: Vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và các bô lão trong điện Diên Hồng.
Đoạn 6: Cảnh giặc Nguyên tan nát thua chạy về nước.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
+ Yêu cầu 1:
Giáo viên nêu yêu cầu, nhắc học sinh chú ý cần kể những ý cơ bản của câu chuyện, không cần lặp lại nguyên văn của lời thầy cô.
Giáo viên nhận xét, khen học sinh kể tốt.
+ Yêu cầu 2:
- Giáo viên nhận xét.
+ Yêu cầu 3:
Giáo viên gợi ý để học sinh tự nêu câu hỏi – cùng trao đổi – trình bày ý kiến riêng.
Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
Nếu bạn là Trần Quốc Tuấn thì bạn sẽ nghe lời cha hay làm như Trần Quốc Tuấn? Vì sao?
Câu chuyện khiến cho bạn có suy nghĩ gì?
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương.
Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
6 học sinh nối tiếp nhau dựa theo 6 tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh thi đua kể lại toàn bộ câu chuyện (2 – 3 em).
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu – cả lớp suy nghĩ.
Học sinh tự nêu câu hỏi và câu trả lời theo ý kiến của cá nhân.
+ Câu chuyện ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống.
Học sinh trả lời
Thư tư ngày 4 tháng 2 năm 2015
Tập đọc:
CỬA SÔNG
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
 - Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.
 - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ
 - GDMT: GV giúp HS cảm nhận được "ấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ : Dù giáp mặt cùng biên rộng ... Bỗng nhớ một vùng núi non. Từ đó giáo dục ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
 + GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về phong cảnh cửa sông. Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho học sinh.
 + HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
	Giáo viên nhận xét
2. Giới thiệu bài mới: “Cửa sông.”
3. Các hoạt động dạy học: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- GV gọi học sinh đọc toàn bài 1 lượt 
- GV chia bài thơ: chia làm 6 đoạn theo 6 khổ thơ.
-Gọi học sinh đọc cá nhân nối tiếp từng khổ thơ 
Giáo viên nhắc học sinh chú ý đọc ngắt giọng đúng nhịp thơ trong bài.
từ ngữ học sinh còn hay lẫn lộn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?
- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
* Giáo viên chốt: Cửa sông là nơi gia nhau giữa sông và biển. Nơi ấy tôm cá tụ hội, nơi những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi con tàu kéo còi giã từ đất liền và nơi để tiễn người ra khơi.
+ Phép nhân hoá trong khổ thơ , tác giả đã nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc toàn bài thơ trao đổi tìm nội dung chính của bài thơ.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài thơ, xác lập kỹ thuật đọc: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp.
Cho học sinh các tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
5. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài
Chuẩn bị: “Nghĩa thầy trò”.
Nhận xét tiết học 
2 – 3 học sinh đọc bài“ Phong cảnh đền Hùng.”
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
-1học sinh khá đọc, lớp đọc thầm.
-Học sinh dùng viết chì đánh dấu đoạn đọc.
-Học sinh đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm theo.
+Gọi học sinh đọc còn yếu đọc kết hợp luyện đọc từ ngữ khó; câu khó: then khoá, mênh mông, cần mẫn, 
+Học sinh tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ.
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh đọc thầm khổ thơ 1, trả lời câu hỏi.
- Tác giả đã dùng cac từ ngữ "Là cửa nhưng không then khoá cũng không khép lại bao giờ".
Tác giả đã giới thiệu hình ảnh một cửa sông thân quen và độc đáo.
- Cửa sông là nơi giữ lại phù sa được bồi đắp bãi bồi, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi sông và biển hoà lẫn vào nhau.
Cửa sông “giáp mặt” với biển rộng, lá xanh “bỗng nhớ một vùng nước non.”
-Tác giả muốn gửi lòng mình vào cội nguồn, không quên cội nguồn, nơi đã sinh ra và trưởng thành.
-Học sinh các nhóm thảo luận, tìm nội dung chính của bài.
ND: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
 Nơi biển/ tìm về với đất/
	Bằng/ con sóng nhớ/ bạc đầu
	Chất muối/ hoà trong vị ngọt
	Thành vùng nước lợ nông sâu//
Học sinh đọc thuộc lòng 2,3 khổ thơ
Học sinh nhận xét.
- Học thuộc lòng cả bài ở nhà
Toán:
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I.Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS cần làm các bài tập tại lớp: Bài 1 (dòng 1,2); bài 2.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, SGK .
+ HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 2,3.
GV nhận xét
2. Giới thiệu bài mới:
“ Cộng số đo thời gian”.
3. Các hoạt động dạy và học: 
v	Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng.
VD1 : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
GV theo dõi và thu bài làm của từng nhóm. Yêu cầu từng nhóm nêu cách làm (Sau khi kiểm tra bài làm)
GV chốt lại.
Đặt tính thẳng hàng thẳng cột.
VD2 :22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây 
GV chốt:
Kết quả có cột đơn vị nào lớn hoặc bằng 60 phút, .... là phải đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước. 
- GV cho HS nêu cách đổi 
83 giây =1 phút 23 giây
-GV cho HS rút ra quy tắc :
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: 2 dòng đầu
 y/c học sinh vận dụng quy tắc làm bài
GV để HS tự tìm ra kết quả 
- Hỏi lại cách đặt tính và thực hiện như thế nào ?
-GV nhận xét chữa bài 
- Luyện thêm 2 dòng còn lại
Bài 2 :Học sinh đọc đề
- Muốn biết Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?- 
4. Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị: “Trừ số đo thời gian”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh sửa bài. Nêu cách làm.
- HS theo dõi
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh làm việc nhóm đôi.
Thực hiện đặt tính cộng.
Lần lượt các nhóm được yêu cầu trình bày bài làm
 3 giờ 15 phút
+ 2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
Cả lớp nhận xét
Lần lượt các nhóm đôi thực hiện
Đại diện trình bày.
22 phút 58 giây
+ 23 phút 25 giây
45 phút 83 giây
 = 46 phút 23 giây
Cả lớp nhận xét và giải thích kết quả nào Đúng – Sai
 + Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị 
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 phút thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. 
Bài 1:
Học sinh đọc đề.
Học sinh lần lượt làm bài.
+ 
+
 7 năm 9 tháng 3 giờ 05 phút 
 5 năm 6 tháng 6 giờ 32 phút 
 12 năm 15 tháng 9 giờ 37 phút.
(15 tháng = 1 năm 3 tháng = 13 năm 3 tháng) 
. b/ 7 ngày 35 giờ ; 9 phút 28 giây
- HS làm VBT cá nhân, 2 HS lên bảng
Bài tập 2 : Học sinh giải tập 
Thời gian lâm đi từ nhà đến Viện bảo tàng lịch sử là :
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện bảo tàng là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút .
Đáp số : 2 giờ 55phút
Tập làm văn:
TẢ ĐỒ VẬT ( Kiểm tra viết )
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Dựa trên kết quả những tiết ôn luyện về văn tả đồ vật, học sinh viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
2. Kĩ năng: -Học sinh viết bài văn đúng thể loại.
3. Thái độ: -Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
 + GV: Một số tranh ảnh về đồ vật: đồng hồ, lọ hoa 
+ HS: Vở TLV
III. Các hoạt động dạy và hoc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Ôn tập văn tả đồ vật.
Giáo viên gọi học sinh kiểm tra dàn ý một bài văn tả đồ vật mà học sinh đã làm vào vở ở nhà tiết trước.
2. Giới thiệu- ghi đề: 
- GV viết 5 đề bài lên bảng
- HS tự chọn đề bài thích hợp nhất để làm bài KT.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
Yêu cầu học sinh đọc các đề bài trong SGK.
Nhắc nhở học sinh viết bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập.
Học sinh làm bài vào VBT.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
Học sinh nêu dàn ý một bài văn tả đồ vật mà học sinh đã làm vào vở ở nhà tiết trước.
- HS theo dõi – xác định nhiệm vụ học tập
-1 học sinh đọc 5 đề bài.
- Học sinh làm bài viết.
Luyện Tiếng việt:
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I.Mục tiêu:
 -Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng cả việc lặp từ ngữ.
 -Biết sử dụng cách lập từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập, ở mục III.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2. Bảng phụ, bảng nhóm 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: Luyện thêmcho HS
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2
Giáo viên phát giấy cho 3 – 4 học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng (tài liệu HD).
v Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ ”.
- Nhận xét tiết học
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài cá nhân, các em gạch bằng bút chì mờ dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
a/Từ trống đồng và Đồng Sơn dùng làm lặp từ.
b/ Anh chiến sĩ – nét hoa văn dùng lặp từ - 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 2.
Học sinh làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống.
Đoạn 1 điền từ : thuyền .
Đoạn 2 điền từ : chợ cá song , cá chim tôm.
Học sinh đọc lại ghi nhớ .
Học bài.Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”.
Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2015
TOÁN
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được phép trừ hai số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS cần làm các bài tập tại lớp: Bài 1 ; bài 2.
II. Chuẩn bị:
 - Học sinh: Bảng con
	- Giáo viên: Bảng phụ để học sinh làm bài tập 3
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Cho HS sửa bai VBT
Giáo viên nhận xét.
2.Giới thiệu bài mới: Trừ số đo thời gian
v	Hoạt động 1: Thực hiện phép trừ.
Thực hiện ví dụ : Cho Học sinh thực hiện và tự nêu cách tính .
15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút 
- GV trình bày lên bảng
Thực hiện ví dụ 2 :
3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây 
Hỏi: em có nhận xét gì về số bị trừ và số trừ?
Giáo viên theo dõi và thu bài làm của từng nhóm.
Yêu cầu nêu cách làm (Sau khi kiểm tra bài làm).
Giáo viên chốt lại.
Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột.
Trừ riêng từng cột.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: Cho HS làm bảng con 
- Gọi HS trình bày cách làm
Bài 2:Cho HS làm vào vở 
Lưu ý cách đặt tính.
2/Củng cố dặn dò 
Cho HS nêu cách trừ số đo thời gian 
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học
Học sinh lần lượt sửa bài và nêu cách cộng 
Cả lớp nhận xét.
- 1 HS KG :nêu cách thực hiện
- 
 15 giờ 55 phút 
 13 giờ 10 phút
 02 giờ 45 phút 
 - HS thảo luận: 
- Ở đơn vị giây số bị trừ bé hơn số trừ
- HS nêu cách tính:
- cả lớp làm vào nháp
 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây 
đổi thành 
- 
 2 phút 80 giây 
 2 phút 45 giây
 0 phút 35 giây 
Bài tập 1 : Học sinh tự thực hiện và đưa bảng 
HSY nêu cách thực hiện
a/ 8 phút 13 giâ ; b/ 32 phút 7 giây
c/ 9 giờ 40 phút
Bài tập 2 : Học sinh giải tập 
Kết quả 
a/ 20 ngày 4 giờ ; b/ 10 ngày 22 giờ
c/4 năm 8 tháng 
LUYỆN TOÁN
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
 I. Mục tiêu: Luyện cho HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Luyện tập: VBT
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ 3 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở
+ HS nhận xét
GV nhận xét đánh giá : 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+Y/C 3 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở
+Y/C HS nhận xét
GV đánh giá
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tóm tắt
+YC 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở 
+YC HS nhận xét
* GV đánh giá
B. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 1 HS
- HS làm bài
- 1 HS
- HS làm bài
- 1 HS đọc đề và tóm tắt
- HS làm bài
- Lớp nhận xét
Thứ sáu ngay 6 tháng 3 năm 2015
Tập làm văn:
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I.Mục tiêu:
 - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với ND phù hợp (BT2)
- HS (K-G) biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2,3)
- GDKNS: -Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Tranh minh hoạ chuyện kể “Thái sư Trần Thủ Độ””.
 - Một số trang phụ đơn giản để học sinh tập đóng kịch.
+ HS: - Xem lại nội dung câu chuyện SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
“Tập viết đoạn đối thoại (tiết 1)”.
- GV nhận xét 
2. Giới thiệu bài mới:
 Tập viết tiếp một đọan đối thoại.
v	Hoạt động 1: 
Cho HS đọc diễn cảm đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ 
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Gọi 1 học sinh giỏi kể vắn tắt câu chuyện “Thái sư Trần Thủ Độ”.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các bước chuyển câu chuyện thành một đọan đối thoại.
Xác định các nhân vật.
Xác định cảnh trí – thời gian – không gian mà câu chuyện đã diễn ra.
Xác định tình tiết, diễn biến các tình tiết trong chuyện.
Xác định các lời thoại của nhân vật.
Hoạt động 3: Phân vai đọc
GV cho HSKG biết phân vai để đọc lại màn kịch
2/ Củng cố dặn dò 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện đã chuyển thành kịch.
Nhận xét tiết học.	
 - 1 HS đọc màn kịch “Xin Thái sư tha cho !”
- 4 HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên 
HS đọc diễn cảm đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ. Cả lớp đọc thầm.
2 học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung phần gợi ý 1 – 2. HS đọc thầm đoạn trích 
3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 
- Cả lớp thực hiện phân vai và trao đổi đối thoại 
Học sinh dựa theo gợi ý 2: các em cùng trao đổi và viết nhanh ra nháp phần tiếp theo của màn 1 “Xin Thái sư tha cho” 
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét 
Cả lớpnhận xét.
HS K,G phân vai để đọc lại màn kịch
 Cả lớp nhận xét
Học sinh về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện đã chuyển thành kịch.
TOÁN
LUYỆN TẬP
IMục tiêu:
- HS biết cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài tập thực tiển.
- HS cần làm các bài tập tại lớp: Bài 1 (b); bài 2 và bài 3.
II. Chuẩn bị: GV: SGK ; HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 12 ngày = 288 giờ (Luyện thêm cho HS )
 3,4 ngày = 81,6 giờ
 4 ngày 21 giờ = 108 giờ
 giờ = 30 phút
b) 1,6 giờ = 96 phút
 2 giờ 15 phút = 135 phút
 2,5 phút = 150 giây
 4 phút 25 giây = 265 giây
Bài 2: Tính
- Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính sau đó nêu kết quả bài làm
a) 2 

File đính kèm:

  • docGiao an T25.doc