Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 (Bản đẹp)

Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu về năng lượng gió.

1. GV nêu yêu cầu

2. Tổ chức:

GV đưa bảng phụ ghi nội dung thảo luận và treo tranh ảnh minh họa lên bảng. Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Vì sao có gió? Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.

Câu 2: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.

3. Trình bày

- GV yêu cầu mỗi HS đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày một câu hỏi.

4. Kết luận:

- GV nói: Chúng ta thấy năng lượng gió trong tự nhiên thật dồi dào

*KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lương khác nhau.

- GV chuyển ý.

 Hoạt động 2: Triển lãm về năng lượng nước chảy

1. GV yêu cầu

2. Tổ chức

GV đưa bảng phụ ghi nội dung thảo luận lên bảng.

Câu 1: Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.

Câu 2: Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.

- Trong khi HS làm việc nhóm, GV quan sát và hỗ trợ khi cần.

3. Trình bày:

- GV yêu cầu mỗi HS đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày.

- GV treo hình ảnh minh họa của bài học và hỏi thêm cá nhân HS: Các hình minh họa nói lên điều gì?

- GV hỏi thêm:

+ Hãy kể tên một số nhà máy thủy điện mà em biết.

4. Kết luận:

- GV nói: Con người có thể sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chở hàng hóa xuôi dòng, làm quay tua-bin máy phát điện, làm quay bánh xe nước đưa nước lên vùng cao

* Chuyển ý.

 

doc38 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3:	THỂ DỤC
ĐC Vân dạy
Ngày soạn: 12/ 2 / 2016
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016
Tiết 1:	TIẾNG ANH
ĐC Thảo dạy
Tiết 2:	TOÁN
MÉT KHỐI
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: Mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối , đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- BT: Bài 1; Bài 2. (Bỏ bài 2a)
- GD học sinh tính cẩn thận và khoa học
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bộ ĐDDH Toán 5.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
- Gọi HS lên bảng làm bài 2 tiết trước.
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1 Hoạt động cơ bản 
Hướng dẫn học sinh tự hình thành được biểu tượng Mét khối – Bảng đơn vị đo thể tích.
Giáo viên giới thiệu các mô hình: mét khối – dm3 – cm3
Giáo viên chốt lại, nhận xét, tuyên dương tổ nhóm nêu nhiều ví dụ và có sưu tầm vật thật.
Giáo viên giới thiệu mét khối:
Ngoài hai đơn vị dm3 và cm3 khi đo thể tích người ta còn dùng đơn vị nào?
- Cho hs quan sát mô hình trực quan. (một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1 m3
Mét khối là gì? Nêu cách viết tắt?
Giáo viên chốt lại 2 ý trên bằng hình vẽ trên bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nhận xét rút ra mối quan hệ giữa mét khối – dm3 - cm3 : 
Giáo viên chốt lại:
	1 m3 = 1000 dm3
	1 m3 = 1000000 cm3
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơnm vị đo thể tích.
	1 m3 = ? dm3
	1 dm3 = ? cm3 
	1 cm3 = phần mấy dm3
	1 dm3 = phần mấy m3
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
4.2 Hoạt động thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu a) GV ghi lên bảng các số đo - gọi lần lượt HS đọc số.
- Nhận xét, sửa sai.
b) - GV cho cả lớp viết vào vở - gọi 2 em lên bảng viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS làm vào vở, gọi lần lượt từng em lên bảng làm .
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng
- Gọi vài HS nhắc lại mối quan hệ đo giữa đề-xi-mét khối với xăng-ti-mét khối.
*Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Để giải được bài toán điều đầu tiên ta cần biết gì? 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong 2 phút.
- Gọi vài đại diện trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét:
4.3 Hoạt động ứng dụng
- Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối?
- Một mét khối bằng bao nhiêu xăng-ti-mét khối? 
- Một xăng–ti-mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Hát
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh lần lượt nêu mô hình m3 : nhà, căn phòng, xe ô tô, bể bơi,
- Mô hình dm3 , cm3 : cái hộp, khúc gỗ, viên gạch
 mét khối.
Học sinh trả lời minh hoạ bằng hình vẽ (hình lập phương cạnh 1m).
Viết vào bảng con.
1 mét khối 1m3
Học sinh đọc đề – Chú ý các đơn vị đo.
Các nhóm thực hiện – Đại diện nhóm lên trình bày.
Học sinh lần lượt ghi vào bảng con.
Học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Bài 1. a) Đọc các số đo:
15m3 (Mười lăm mét khối)	; 
205m3 (hai trăm linh năm mét khối.
m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ;
0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối)
b) Viết số đo thể tích:
- Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3.
Một phần tám mét khối : m3 ; Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3
Bài 2. HS đọc yêu cầu đề bài 
b. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:
1dm3 = 1000cm3 ;
1,969dm3 = 1 969cm3 ;
m3 = 250 000cm3; 
 19,54m3 = 19 540 000cm3
Bài 3. HSKG đọc đề, tìm hiểu đề bài.
- Cho biết chiều dài chiều rộng và chiều cao của một cái hình hộp dạng hình hộp chữ nhật 
- Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hlp 1dm3 để đầy cái hộp đó? 
Giải.
Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3. Mỗi lớp hình lập phương 1dm3 là: 
5 x 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là 
15 x 2 = 30 (hình )
 Đáp số : 30 hình.
- Vài hs trả lời
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1Hoạt động thực hành 
Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Đặt câu ghép.
a) Đặt câu có quan hệ từ và: 
b) Đặt câu có quan hệ từ rồi: 
c) Đặt câu có quan hệ từ thì:
d) Đặt câu có quan hệ từ nhưng:
e) Đặt câu có quan hệ từ hay: 
g) Đặt câu có quan hệ từ hoặc: 
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống các ví dụ sau quan hệ từ thích hợp. 
a) Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn ....
b) Mình đã nhiều lần khuyên mà ....
c) Cậu đến nhà mình hay ....
Bài tập 3 : Đặt 3 câu có cặp quan hệ từ là : 
a) Tuynhưng 
b) Vìnên
c) Nếu thì
4.2 Hoạt động ứng dụng
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
a) Mình học giỏi toàn và mình cũng học giỏi cả tiếng Việt.
b) Bạn ra đây rồi mình nói cho mà nghe.
c) Cậu cố gắng học thì nhất định sẽ đạt học sinh giỏi.
d) Cậu ấy chăm học nhưng kết quả không cao.
e) Bạn học thêm toán hay bạn học thêm tiếng Việt.
g) Cậu làm một câu hoặc làm cả hai câu cũng được.
Ví dụ:
a/ Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn lão nhà giàu thì mưu mô, xảo trá.
b/ Mình đã nhiều lần khuyên mà bạn không nghe.
c/ Cậu đến nhà mình hay mình đến nhà cậu.
Ví dụ:
a) Tuy nhà bạn Lan ở xa trường nhưng bạn ấy không đi học muộn.
b) Vì bạn Hoan lười học bài nên bạn ấy bị cô giáo phê bình.
c) Nếu em đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho em một chiếc cặp mới.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 4:	KỂ CHUYỆN
ĐC Nho dạy
Buổi chiều
Tiết 1:	KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Hình SGK trang 92, 93.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Con người còn sử dụng gió, nước chảy vào những việc quan trọng nào?
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1Hoạt động cơ bản 
HĐ 1: 
- GV cho HS cả lớp quan sát hình, thảo luận theo nội dung sau:
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? 
- GV: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện 	
- Các em còn tìm được loại nguồn điện nào khác?
? Để sử dụng nguồn điện lâu dài theo em cần sử dụng chúng như thế nào?
? Chúng ta có thể làm gì để đảm bao nguồn nước cho các nhà máy phát điện?
? Các nguồn điện như pin, bình ắc quy, khi bị hỏng chúng ta xử lý như thế nào?
HĐ 2: Thảo luận nhóm đôi
- YC học sinh làm việc theo cặp: Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau:
+ Kể tên của chúng.
+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
HĐ 3: Trò chơi
- GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi. Yêu cầu tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng. (Điền nhanh vào bảng lớp được chia 2 cột)
- GV cùng hs nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Qua trò chơi, các em thảo luận và cho biết khi sử dụng các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện, cách nào lợi hơn?
4.2 Hoạt động ứng dụng
- Nêu vai trò của điện đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người ? 
- Khi sử dụng các thiết bị điện ta cần phải chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Hát
- Đẩy thuyền, giê lúa; chở hàng xuôi dòng 
- Làm máy phát điện.
- Học sinh nhắc lại
Quan sát và thảo luận nhóm
- HS quan sát hình.
- Bóng đèn điện, ấm điện, nồi cơm điện 
- Năng lượng điện do pin, nhà máy điện, cung cấp.
- ác-quy, đi-na-mô,
- HS liên hệ thực tế trả lời
- HS trao đổi nhóm, phát biểu: 
 Bàn là cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng; bếp điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng, dây may-xo truyền điện cho xoong, nồi; đèn điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng dây tóc và phát sáng; đài truyền thanh cần nguồn điện là pin hoặc các nhà máy phát điện làm phát ra âm thanh
- Trong cùng một thời gian đội nào tìm được nhiều ví dụ là đội đó thắng .
- HS thảo luận và nêu được: Sử dụng các đồ dùng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, giảm sức lao động, tăng hiệu quả.
- HS nêu
- Nhắc lại nội dung bài học
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 2:	TOÁN ÔN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1Hoạt động thực hành 
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Chồng gạch này có bao nhiêu viên gạch?
A. 6 viên B. 8 viên
C. 10 viên D. 12 viên
Bài tập2: Hình chữ nhật ABCD có diện tích 2400cm2. Tính diện tích tam giác MCD?
 A B
 15cm
 M
 25cm
 D C 
Bài tập3: (HSKG)
 Người ta đóng một thùng gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 0,9m.
a) Tính diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó?
b) Tính tiền mua gỗ, biết cứ 2 m2 có giá 1005000 đồng. 
4.2 Hoạt động ứng dụng
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án: Khoanh vào C. 
Lời giải:
 Chiều rộng hình chữ nhật ABCD là:
 25 + 15 = 40 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
 2400 : 40 = 60 (cm)
 Diện tích tam giác MCD là:
 25 x 60 : 2 = 7500 (cm2)
 Đáp số: 7500cm2
Lời giải:
Diện tích xung quanh của cái thùng là:
 (1,6 + 1,2) x 2 x 0,9 = 5,04 (m2)
Diện tích hai mặt đáy là:
 1,6 x 1,2 x 2 = 3,84 (m2)
 Diện tích toàn phần của cái thùng là: 
 5,04 + 3,84 = 8,88 (m2)
Số tiền mua gỗ hết là:
 1005000 : 2 x 8,88 = 4462200 (đồng)
	 Đáp số: 4462200 đồng
- HS chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3:	THỂ DỤC
ĐC Vân dạy
Ngày soạn: 12/ 2 / 2016
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 17 tháng 2 năm 2016
Tiết 1:	TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
- BT : Bài 1(a,b dòng 1, 2, 3) ; Bài 2 . bài 3a, b.
- GD học sinh tính cẩn thận trong học tập
II. Đồ dùng dạy - học: 
- SGK, bảng phụ, bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học.
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
- Gọi HS lên bảng làm BT 2 tiết trước
Điền chỗ chấm.
15 dm3 =  cm3
2 m3 23 dm3 =  cm3
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1Hoạt động thực hành 
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
a) GV viết các số đo lên bảng, gọi lần lượt các HS đọc trước lớp.
- GV cho cả lớp theo dõi và nhận xét-GV kết luận.
b) GV đọc cho HS cả lớp viết vào vở – gọi lần lượt từng HS lên bảng viết.
- GV cho cả lớp theo dõi và nhận xét-GV kết luận .
Bài 2.Gọi hs đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vơ - gọi 1 HS lên bảng làm bài - Giải thích vì sao đúng, vì sao sai 
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi – đại diện nhóm thi trình bày nhanh trước lớp.
- Cho HS nêu lại cách làm . 
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
* GV lưu ý HS cách chuyển đổi câu (c) để tìm ra kết quả là đưa phân số thập phân về số thập phân và đổi về đơn vị từ m3 ra dm3 để so sánh.
4.2 Hoạt động ứng dụng
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Hát
- HS lên bảng
- Học sinh nhắc lại
- HS nhắc lại
Bài 1. a) Đọc các số đo:
5m3 (Năm mét khối); 2010cm3 (hai nghìn không trăm mười xăng -ti- mét khối) ; 2005dm3 (hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối); 10,125m3 ; 0,109cm3 ; 0,015dm3; m3; dm3 b) Viết các số đo thể tích: 
- Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng ti-mét khối : 1952cm3
- Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối: 2015m3
- Ba phần tám đề-xi-mét khối: dm3 
* Không phẩy chín trăm mười chín mét khối : 0,919m3
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 0,25m3 đọc là:
a) Không phẩy hai mươi lăm mét khối. Đ
b) Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối. S
c) Hai mươi lăm phần trăm mét khối. Đ
d) Hai mươi lăm phần nghìn mét khối. S
Bài 3. So sánh các số đo sau đây:
- HS nêu yêu cầu, trao đổi nhóm đôi tìm cách làm và làm bài
- Đại diện nhóm nêu cách làm
a) 913,232 413m3=913 232 413cm3 
b) m3 = 12,345m3 
*c) m3 > 8 372 361dm3
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 2:	TẬP ĐỌC
CHÚ ĐI TUẦN
I. Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các các chú đi tuần
- Trả lời được các câu hỏi 1, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích
- HS khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ.
- GD học sinh yêu quê hương đất nước và các chú bộ đội
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ luyện đọc cho học sinh
III. Các hoạt động dạy- học.
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
- Gọi HS đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc:
- Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp tấm vải?
- Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
- Nêu nội dung bài?
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1Hoạt động cơ bản 
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả: thân tặng các cháu HS miền Nam).
- GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Ông Trần Ngọc –tác giả bài thơ là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956, lúc 26 tuổi. Bấy giờ ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam-Bắc. Trường học sinh miền Nam số 4 là trường dành cho lứa tuổi mẫu giáo. Các em từ nhỏ đã phải sống xa cha mẹ.
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. GV kết hợp sữa lỗi phát âm; nhắc HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. ( đọc 2-3 lượt)
- Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 
- GV viết câu hỏi lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.
GV : Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS ; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên ; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Bài thơ muốn nói lên điều gì ?
4.2 Hoạt động ứng dụng
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài .
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu của bài thơ theo trình tự đã hướng dẫn. Có thể chọn đoạn sau: 
 Gió hun hút/ lạnh lùng 
 Trong đêm khuya / phố vắng	
 Súng trong tay im lặng,
 Chú đi tuần/ đêm nay
 Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
 Cây/ rung theo gió, lá/ bay xuống đường 
Chú đi qua cổng trường
 Các cháu Miền Nam/ yêu mến.
 Nhìn ánh điện/ qua khe phòng lưu luyến 
 Các cháu ơi !/ Giấc ngủ có ngon không?
 Cửa đóng che kín gió,/ ấm áp dưới mền bông
 Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
- GV hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- YC HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài, thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
4.3 Hoạt động ứng dụng
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS đọc từng đoạn nối tiếp.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dững dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
- Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
- Học sinh nhắc lại
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi và quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ (lượt 1trong nhóm).
- HS luyện đọc: 
- HS đọc lượt 2.
- HS đọc, hiểu nghĩa một số từ : 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài thơ.
- HS lắng nghe.
HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.
- Đêm khuya gió rét mọi người đang yên giấc ngủ say.
-Tình cảm: 
+ Từ ngữ : Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) dùng các từ yêu mến, lưu luyến.
+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
- Mong ước: Mai các cháu . tung bay.
- 1 hs đọc toàn bài.
*Nội dung : Bài thơ cho thấy tinh thần sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn của các chiến sĩ công an để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, tìm giọng đọc.
- HS luyện đọc
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc.
- HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất.
- HS nêu ý nghĩa của bài thơ
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3:	TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
- Cùng với học sinh khác xây dựng được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh
- HS khá, giỏi tự lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
- Giáo dục kỹ năng sống: - Hợp tác 
 	 - Thể hiện sự tự tin.
 - Đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ: - Viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động.
III. Các hoạt động dạy- học.
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát.
- Cho hs nhắc lại nội dung bài học trước.
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vào bài.
- Ghi bảng đầu bài.
3.Tìm hiểu mục tiêu
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu bài học.
4. Nội dung:
4.1Hoạt động cơ bản 
- Tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- GV cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK.
- GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn trong 5 hoạt động để lập chương trình.
+ GV lưu ý HS :
- Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 chương trình hoạt động em cần tưởng tượng mình là 1 chi đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
- Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tha

File đính kèm:

  • docOn_tap_Phep_cong_va_phep_tru_hai_phan_so.doc